TS. Cấn Văn Lực: Mỗi năm Việt Nam cần đến 1 triệu tỷ đồng cho bất động sản, trong đó vốn ngân hàng chiếm 24%

26/10/2022 08:23
Trong tổng nguồn vốn đổ vào bất động sản, dòng tiền từ ngân hàng chiếm tới 24%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần tự chủ động nguồn vốn thay vì dựa vào dòng tiền đến từ các nhà băng.

Tín dụng từ phía ngân hàng đang được coi là điểm nghẽn đối với thị trường bất động sản. Động thái của Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất điều hành và sau đó là hệ thống nhà băng đồng loạt tăng lãi suất cho vay cũng như quy định thắt chặt room tín dụng trong hơn nửa năm qua tác động mạnh đến thị trường địa ốc. 

Theo các chuyên gia, sự thiếu hụt vốn là một trong những nguyên nhân chính đẩy thị trường rơi vào tình trạng khó khăn, trầm lắng. Kịch bản này có thể tiếp tục kéo dài khi lãi suất ngân hàng cho vay bất động sản đang tiếp tục đẩy lên cao. Điều đáng nói, đó là các doanh nghiệp địa ốc rất khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng. 

TS. Cấn Văn Lực: Mỗi năm Việt Nam cần đến 1 triệu tỷ đồng cho bất động sản, trong đó vốn ngân hàng chiếm 24% - Ảnh 1.
Doanh nghiệp địa ốc than khó vì nguồn vốn từ ngân hàng đang tắc. 

TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cao cấp Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, có 4 nguồn vốn chính trong triển khai các dự án bất động sản, bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn vay từ ngân hàng, vốn từ các đối tác và vốn nhận thu trước từ khách hàng. Trong đó, theo ông Khương, phần lớn nguồn vốn đến từ vay ngân hàng. Song, việc siết dần dòng vốn tín dụng của nhiều ngân hàng sẽ làm thị trường khó khăn hơn. 

Ở góc độ của doanh nghiệp, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT BHS Group từng chia sẻ rằng: "Chúng tôi từng triển khai các dự án bất động sản và đã ký hợp đồng mua bán với khách hàng. Tuy nhiên, đến một ngày đẹp trời, tất cả các ngân hàng tham gia giải ngân cho dự án đều tuyên bố dừng giải ngân với lý do rất đơn giản đó là hết room tín dụng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thanh khoản hiện tại của dự án và khả năng chi trả của khách hàng".

Thực tế đến thời điểm hiện tại, vấn đề vốn cho doanh nghiệp địa ốc đang trở thành bài toán nan giải. Nhiều chuyên gia thẳng thắn cho rằng, nếu không tháo gỡ điểm nghẽn này, giai đoạn "ngủ đông" của thị trường địa ốc có thể bắt đầu sớm và càng kéo dài. 

Tại một chương trình thảo luận về thị trường bất động sản cuối năm do VTV tổ chức gần đây, ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CenGroup đặt ra lo ngại cho kịch bản của kênh đầu tư có giá trị vốn hoá này. Ông Hưng cho rằng, xu hướng thị trường bất động sản giai đoạn cuối năm chưa thực sự rõ nét. Các yếu tố vĩ mô, tiền tệ, xu hướng thị trường và nguồn cung tín dụng đều rất khó đoán định.

Theo ông Hưng, có rất nhiều nguyên nhân nhưng câu chuyện vốn tín dụng hạn hẹp là điểm đáng chú ý. Thời điểm room tín dụng bất ngờ thắt chặt đã tạo nên khủng hoảng giữa chủ đầu tư và người mua nhà. 

Rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đã hoàn thành trách nhiệm của chủ đầu tư với mức vốn 20-30%, ký hợp đồng vay vốn nhưng hoạt động giải ngân đột ngột dừng lại. Hoạt động giao dịch của nhiều khách hàng cũng tạm hoãn, mặc dù đã đặt cọc với chủ đầu tư. 

Ông Hưng nói thêm, các nhà phát triển dự án cũng gặp khó khăn tương tự với nhà thầu, và hoạt động thi công hạ tầng chững lại khiến thị trường nghẽn lại. Do đó, thời gian qua thị trường rất chờ đợi việc giải ngân tín dụng, đặc biệt với những dự án đang triển khai dang dở

Trước đó, TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cũng đã chia sẻ rằng, ông mường tượng trong những tháng tới, có rất nhiều doanh nghiệp đến hạn trả lãi trái phiếu. Vậy tiền đâu để trả, vấn đề này khiến các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều hệ lụy, khó khăn dồn khó khăn.

Ông Đính chỉ rõ, việc dòng tiền bị "khựng" lại một cách đột ngột nhìn chung sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường nhưng mức độ ảnh hưởng lên từng nhóm đối tượng là khác nhau.

Khó khăn lớn nhất với các chủ đầu tư là khi đang triển khai, dự án đang trơn tru thì bị dừng lại do tắc vốn. Điều này không chỉ khiến bài toán kinh doanh của doanh nghiệp bị đảo lộn mà còn khiến chủ đầu tư không có tiền chi trả các khoản cho công nhân, nhà thầu, cho nhà cung cấp .

Không phủ nhận ảnh hưởng của dòng vốn ngân hàng đang siết lại đến thị trường bất động sản, nhiều chuyên gia thẳng thắn cho rằng, doanh nghiệp địa ốc cần tự chủ nguồn vốn vì vấn đề tháo gỡ khó khăn không hề đơn giản.

Tại hội thảo diễn ra gần đây, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh: "Chúng ta không nên dựa vào vốn ngân hàng nhiều". Vị chuyên gia này dẫn số liệu về nguồn vốn vào bất động sản mỗi năm lên tới 700.000 – 1 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn từ ngân hàng chiếm 24%, cụ thể, 2/3 nguồn vốn đến từ vay sửa chữa nhà và số còn lại là vay đầu tư, kinh doanh. Ngoài ra doanh nghiệp còn có vốn từ trái phiếu, quỹ đầu tư, vốn tự thân… Song doanh nghiệp cũng cần tự tìm nguồn vốn mới. 

Đưa ra kiến nghị về giải pháp dòng vốn cho thị trường, ông Lực đặt ra vấn đề đó là cho phép người nước ngoài mua, sở hữu các loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, nhà ở. Ví dụ như loại hình condotel, officetel nên tiếp cận cho phép người nước ngoài mua.

Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, nên cho nhận thế chấp thông qua bên thứ ba là tổ chức tài chính Việt Nam. Đây là giải pháp dung hoà, thay vì chưa quản lý được là cấm đoán, đóng hết cửa thì không hội nhập được. Giải pháp này cũng an toàn vì tổ chức tài chính trong nước đủ khả năng biết chỗ nào nhạy cảm. 

Nhiều chuyên gia đồng quan điểm về việc, không nên chờ đợi hay dựa lớn vào vốn ngân hàng. Khi chờ tháo gỡ luật, chờ tháo điểm nghẽn về vay vốn thì doanh nghiệp hãy tự chủ động trước.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
4 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
3 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
3 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
2 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
44 phút trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
14 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
15 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
15 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".