TS. Lê Xuân Nghĩa: Cẩn trọng với cung tiền quá lớn!

16/11/2021 17:05
Trước đề xuất giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, cần rất thận trọng khi tăng cung tiền quá lớn trong nền kinh tế.

Gần đây, một nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa ra các kiến nghị chính sách phục hồi kinh tế sau đại dịch. Trong đó, có kiến nghị đáng lưu ý là giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Cụ thể, nhóm nhà khoa học đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong 2 tháng cuối năm 2021 và giảm tiếp 0,5% trong quý 1/2022. Theo đó, sẽ tác động giảm đáng kể lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. "Bởi chỉ cần giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ giải phóng được số vốn lên tới 50.000 tỷ đồng".

Quy định của NHNN, hiện các NHTM đang thực hiện dự trữ bắt buộc 3% đối với khoản tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng. 1% đối với khoản tiền gửi trên 12 tháng.

Việc giảm tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc đồng nghĩa với giải phóng thêm vốn để tổ chức tín dụng cho vay ra nền kinh tế - như một hành động nới lỏng chính sách tiền tệ và ngược lại.


Ngoài ra, nhóm nhà khoa học cũng đề xuất, bỏ quy định hạn mức tín dụng đối với các NHTM đáp ứng được các tiêu chí của Basel II và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% nhằm giải phóng năng lực và tăng tính chủ động trong việc cấp tín dụng lành mạnh của các tổ chức tín dụng (TCTD), giảm thiểu can thiệp hành chính cũng như tình trạng xin, cho việc "nới room" tín dụng.

Đồng tình với đề xuất của nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết, cũng đã từng đề xuất xem xét bỏ hạn mức tín dụng đối với các NHTM. Tất nhiên vẫn cần có lộ trình, cùng với đó là các công cụ kiểm soát thay thế, tránh tín dụng tăng quá nóng, tiềm ẩn nợ xấu.

"Việc bỏ hạn mức tín dụng có thể áp dụng với các ngân hàng còn dư địa tăng trưởng, chất lượng tín dụng tốt (nợ xấu nội bảng xoay quanh 2%) và đạt chuẩn Basel II theo Thông tư 41", TS. Cấn Văn Lực nói.

Về đề xuất giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5% trong năm 2021 và giảm thêm 0,5% trong quý I/2022, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng, có thể cân nhắc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5% trong năm 2021 và đầu năm 2022. Tuy nhiên cần rất thận trọng khi tăng cung tiền quá lớn.

"Có thể ví việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc như sử dụng một chiếc máy bơm công suất lớn, là giải pháp bất đắc dĩ khi các phương án nới lỏng khác không đủ hiệu quả. Nhưng ngay cả khi có giảm tỷ lệ dự trữ bắt cũng thì cũng chỉ giảm tối đa 0,5% trong năm 2021 và năm 2022", ông Nghĩa khuyến nghị.

Thực tế, trong thời gian gần đây, thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn luôn dồi dào, lãi suất qua đêm liên ngân hàng thường xuyên ở vùng thấp, khoảng 0,6%/năm. Lãi suất cho vay trên thị trường dân cư cũng đã giảm khá thấp so với thời điểm trước dịch (giảm khoảng 1,66%).

Dù nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, ngân hàng cần giảm thêm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế thì vẫn có một thực tế rằng, doanh nghiệp không tiếp cận được vốn ngân hàng chủ yếu ở năng lực không đáp ứng đủ các điều kiện vay của ngân hàng. Vì vậy, việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc chỉ có thể bơm thêm vốn để các ngân hàng cho vay nhưng điều kiện cấp tín dụng không đổi thì vẫn chưa giải được bài toán trên. Vì vậy, cần nhiều giải pháp đồng bộ đang được các chuyên gia đề xuất như: Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ; cần gói hỗ trợ giảm lãi suất từ chính sách tài khoá...

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
7 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
2 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
3 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.