TS Nguyễn Đình Cung: Ghế tại Siêu Ủy ban không phải ghế bổng lộc

30/11/2018 07:23
Theo TS Nguyễn Đình Cung, các ghế tại Ủy ban là ghế nóng, ghế làm việc vất vả, chứ không phải ghế bổng lộc, ghế quyền lực...

Hiện 19 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc quản lý của các Bộ chuyên ngành với tổng giá trị tài sản gần 1,5 triệu tỷ đồng, trong đó, vốn sở hữu nhà nước theo giá trị sổ sách trên 820.000 tỷ đồng, tương đương gần 50% giá trị vốn nhà nước và tài sản của khu vực doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã chính thức được chuyển giao về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước (Siêu Uỷ ban).

Nhiều kỳ vọng được đặt ra cho Ủy ban này, bên cạnh đó cũng là những băn khoăn về việc Ủy ban sẽ hoạt động thế nào? Làm sao để khối tài sản lớn của Nhà nước tại doanh nghiệp (DN) được quản lý tốt, sinh lời đóng góp vào sự thịnh vượng của đất nước?

Áp lực lớn

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với trách nhiệm là đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các DN, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước không chỉ có nhiệm vụ bảo toàn vốn, mà phải như người kinh doanh vốn để lượng tài sản nhà nước trong các DN được sử dụng hiệu quả, đúng mục tiêu, đưa khối tài sản lớn trong các DN hiện tại đóng góp vào sự thịnh vượng của đất nước...

TS Nguyễn Đình Cung: Ghế tại Siêu Ủy ban không phải ghế bổng lộc - Ảnh 1.

19 Tập đoàn, Tổng công ty với tổng giá trị tài sản gần 1,5 triệu tỷ đồng đã được chuyển giao về "Siêu Uỷ ban" (Ảnh minh hoạ: KT)


Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, nhiệm vụ chính của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước là phải thúc đẩy bảo đảm cho DNNN vận hành hiệu quả, để nguồn lực nhà nước được phân bổ và sử dụng hiệu quả.“Các ghế tại Ủy ban là ghế nóng, ghế làm việc vất vả, chứ không phải ghế bổng lộc, ghế quyền lực...”, TS Cung cho biết.

“Hoạt động của Ủy ban sẽ có tác động rất lớn khi mục tiêu chính của dòng vốn nhà nước là phải được dẫn vào những nơi mà khu vực tư nhân không thể vào, không muốn vào; những lĩnh vực tạo tác động liên kết, thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Đây cũng là cơ sở để hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN có thể đảm bảo lợi ích tối cao cho chủ sở hữu nhà nước và mở rộng cơ hội đầu tư cho các dòng vốn tư nhân”, PGS Trần Đình Thiên nhận định.

Tại lễ bàn giao các Tập đoàn, Tổng công ty về “Siêu Uỷ ban”, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cho biết, sau khi tiếp nhận các tập đoàn và Tổng công ty, cơ quan này sẽ tiếp tục sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu các DN theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước đó. Điều quan trọng là, Ủy ban quản lý phải làm sao để “bảo toàn và phát triển vốn” như những gì Thủ tướng đã chỉ đạo và đặt niềm tin.

Khó khăn kép

Nhiệm vụ, áp lực trước mắt của “Siêu Ủy ban” là rất lớn. Tuy nhiên, để hoàn thành được những nhiệm vụ này thật không dễ dàng khi phần lớn trong tổng số 19 Tập đoàn, Tổng công ty chuyển về đều đang “có vấn đề” ở các mức độ và quy mô khác nhau. Hàng loạt dự án, kế hoạch của các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước đang trong giai đoạn tái cơ cấu dở dang, phải xử lý, nhiều dự án chậm trễ, kém hiệu quả...

Cụ thể, trong 19 doanh nghiệp chuyển giao về “Siêu Ủy ban” thì có tới 9/12 doanh nghiệp thua lỗ của Bộ Công thương vốn được đánh giá là chiếm tỷ trọng vốn nhà nước nắm giữ lớn nhất.

Tương tự, 5 doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải chiếm tỷ trọng vốn nhà nước nắm giữ lớn thứ 2 sau Bộ Công thương cũng không khá hơn. Theo đánh giá của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại lễ bàn giao vừa qua, có tới 3/5 Tổng công ty xếp vào loại “ca khó”, thách thức những nhân sự có năng lực chuyên môn giỏi nhất của Ủy ban.

Trong 2 doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, đáng lẽ Mobifone có lộ trình cổ phần hóa (CPH) trong năm 2018, tuy nhiên, do những vướng mắc với thương vụ AVG nên bị chậm lại.

Còn 5 doanh nghiệp từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn chuyển về “Siêu Uỷ ban” thì Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Hà Công Tuấn cũng phải thừa nhận đa phần các doanh nghiệp đều mới vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, cố gắng để bảo toàn vốn nhà nước và mới bắt đầu có lãi trở lại.

Hay như bản thân SCIC cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong việc chậm chuyển giao vốn về nhà nước từ các doanh nghiệp, chưa kể những khó khăn ban đầu khi mới chuyển về mái nhà chung của Ủy ban chắc chắn sẽ phát sinh khi quá trình phối hợp giữa hai mô hình cơ quan tương tự nhau nhưng lại đan xen lẫn trong nhau có thể chưa được suôn sẻ như mong đợi.

“Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đi vào hoạt động nhưng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Trong khi đó, địa vị pháp lý của Ủy ban hiện nay là cơ quan thuộc Chính phủ, chưa phải là cơ quan ngang Bộ, chưa được giao quản lý nguồn vốn từ cổ phần hóa và thoái vốn DNNN, lợi nhuận để lại để có nguồn lực thực hiện được mục tiêu đến 2030”, ông Hoàng Trường Giang, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) nhận định.

Bên cạnh đó, một thách thức không thể không nhắc tới là việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế giám sát để đảm bảo quản lý vốn nhà nước hiệu quả hơn cũng như tập trung quyền sở hữu gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình. Dù hiện 19 doanh nghiệp đã được bàn giao về Ủy ban, nhưng bộ ngành chủ quản vẫn còn các chức năng quản lý Nhà nước đối với DN.

TS Nguyễn Đình Cung: Ghế tại Siêu Ủy ban không phải ghế bổng lộc - Ảnh 2.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Theo TS Nguyễn Đình Cung, việc thực hiện các quy định về cơ chế hoạt động của Ủy ban phải thực sự đảm bảo nguyên tắc tập trung thẩm quyền và trách nhiệm trong thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu theo đúng quy định nhưng cũng cần tránh sự chồng chéo giữa hoạt động giám sát thuộc chức năng chủ sở hữu với hoạt động thanh tra, kiểm tra của chức năng quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, nếu không có cơ chế phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin đầy đủ giữa các cơ quan liên quan sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, đồng thời, giảm hiệu quả và hiệu lực giám sát của chủ sở hữu nhà nước.

“Những hoài nghi về mô hình Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là có cơ sở. Nếu không thay đổi về cách thức thực hiện nhiệm vụ được giao, không có giải pháp hữu hiệu để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lý so với mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu hiện nay, thì chắc chắn việc thành lập Ủy ban sẽ không đạt mục tiêu”, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Việc lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ là bước khởi đầu của quá trình vận hành mô hình mới. Theo đánh giá của các chuyên gia, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ phải đối mặt với “khó khăn kép” trong điều kiện vừa kiện toàn bộ máy nhân sự, vừa giải quyết những khó khăn tồn tại trong nội tại bộ máy mới thành lập, đồng thời lại phải bắt tay ngay vào tìm kiếm phương án xử lý những tồn tại ngổn ngang của các doanh nghiệp vừa chuyển về.

“Bản thân Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cần nâng cao năng lực quản lý và có các nguồn lực mạnh để thực hiện tốt vai trò cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với DN sau chuyển giao, kể cả các nguồn lực để hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho DN khi cần thiết”, TS. Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, cần xây dựng và thực thi được các giải pháp đổi mới cơ chế hoạt động để Ủy ban làm tốt hơn, hiệu quả hơn và có trách nhiệm hơn mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu hiện nay./.


Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
15 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
4 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
5 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.969.289 VNĐ / tấn

21.36 UScents / lb

0.09 %

- 0.02

Cacao

COCOA

230.917.988 VNĐ / tấn

9,085.00 USD / mt

5.21 %

+ 450.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.559.319 VNĐ / tấn

302.59 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.185.231 VNĐ / tấn

983.50 UScents / bu

0.59 %

+ 5.75

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.167.247 VNĐ / tấn

291.50 USD / ust

0.73 %

+ 2.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
1 ngày trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
1 ngày trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
1 ngày trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
1 ngày trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.