TS. Nguyễn Đình Cung: Không nên dùng từ "giải cứu" với Vietnam Airlines

13/07/2020 15:36
Phát biểu tại Tọa đàm Chủ sở hữu Nhà nước: Hành động và trách nhiệm hậu Covid-19 - Trường hợp Vietnam Airlines, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng: "Chúng ta không nên dùng từ "giải cứu" với Vietnam Airlines" bởi không nên nhầm lẫn giữa 2 vai trò của Chính phủ.

"Thời gian vừa rồi, chúng ta thấy báo chí xuất hiện rất nhiều thông tin về việc nhà nước hỗ trợ thế nào đối với doanh nghiệp nhà nước như Việt Nam Airlines. Có nhiều doanh nghiệp nhà nước xin chính phủ hỗ trợ. Vậy những doanh nghiệp khác thì sao? Tôi thấy cần phải phân định rất rõ vai trò Chính phủ là cơ quan quản lý, và vai trò Chính phủ là chủ sở hữu" - ông Cung nhận định.

Giải thích lý do vì sao chọn Vietnam Airlines là ví dụ cho vai trò của Chính phủ là chủ sở hữu, ông Cung đưa ra lý do: "Lý do thứ nhất là lâu nay chúng ta đã thảo luận về vấn đề này. Chúng ta đều biết là VNA cần hỗ trợ. Ngành hàng không chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ nhất bởi Covid-19. Các chính phủ đều hỗ trợ các hãng hàng không, trong đó có hãng hàng không quốc gia".

Vietnam Airlines vẫn là hãng hàng không quốc gia, theo ông Cung, có đầy đủ năng lực để chúng ta phải duy trì. Hàng không là lĩnh vực bị tác động mạnh nhất, nhưng có thể đây sẽ là lĩnh vực đầu tiên được phục hồi một khi tình hình Covid-19 được kiểm soát.

Ông Cung chỉ ra, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước đang làm nhiều hơn và làm nhanh hơn Việt Nam. Họ đồng thời cũng làm hai vai trò, Chính phủ với tư các quản lý nhà nước, và Chính phủ là người đầu tư, là cổ đông và là thành viên góp vốn.

Các quốc gia, họ hỗ trợ nhanh, nhiều vì hàng không quan trọng, cần phải duy trì. Với tư cách là cơ quan quản lý, thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội, đầu tiên Chính phủ trợ cấp, miễn giảm thuế, phí...

Ông Cung cho biết: "Ở ta chưa có. Ở ta mới chỉ có giãn thuế, miễn một số loại phí chứ chưa có miễn giảm thuế phí". 

Các quốc gia trên thế giới, họ có chính sách điều tiết, nếu cạnh tranh quá thì có giá trần giá sàn để tạo ra hoạt động ở ngưỡng bình thường nhất có thể. Và đương nhiên, họ thực hiện những chính sách tiền tệ như giảm lãi suất, tung tiền ra, hàng loạt doanh nghiệp đều được hưởng. Họ cũng nới lỏng tài khóa, tăng thâm hụt ngân sách lên, chi nhiều hơn để tăng sức tiêu dùng của nền kinh tế.

Vai trò thứ hai mà chính phủ các quốc gia đang thực hiện là người đầu tư, chủ sở hữu, người góp vốn. Ví dụ hãng hàng không quốc gia, một số người gọi là quốc hữu hóa, ông Cung cho rằng không chính xác. "Đây là vì thị trường, với tư cách là người đầu tư, chính phủ thấy đây là cơ hội đầu tư. Báo chí nói rằng quốc hữu hóa là không chính xác, không phải nhà nước chiếm quyền sở hữu" - ông Cung nhấn mạnh.

Với tư cách này, chính phủ với vai trò chủ sở hữu có thể cho vay, bảo lãnh cho vay trên thị trường, có thể đầu tư tăng vốn thông qua phát hành cho cổ động hiện hữu. Họ cần duy trì hoạt động của hãng hàng không, đầu tư thêm vốn để nắm lấy quyền sở hữu, điều hành để tránh phá sản doanh nghiệp.

Tính đến tháng 5/2020, các chính phủ đã cho vay lên tới 123 tỷ USD - con số tương đối lớn. Trong đó có cho vay vốn, trợ cấp lương, bảo lãnh vay, tăng vốn chủ sở hữu, trợ cấp khai thác, bơm tiền, giảm thuế xăng dầu...

Chính phủ Đức đầu tư thêm 20% cổ phần hãng hãng không Lufthansa (2 vị trí tại HĐQT) với khoản đầu tư hơn 6 tỷ EUR. Ở Pháp, chính phủ cho Air France - cũng là hãng hàng không quốc gia vay trực tiếp 3 tỷ EUR từ ngân sách, bảo lãnh 90% cho hãng này vay từ ngân hàng thương mại thêm 4 tỷ USD. 

Ở Mỹ, gần như hãng hàng không nào cũng có hỗ trợ, dù hãng nhiều hãng ít, tổng giá trị 25 tỷ USD. Ở Bồ Đào Nha chính phủ đầu tư 1,2 tỷ EUR vào TAP Airlines để tăng thêm vốn chủ sở hữu từ 50% lên 72,5%. Singapore thì không có thị trường hàng không nội địa nào cả, nên họ thông qua temasek - chủ sở hữu của cũng cam kết hỗ trợ 13,5 tỷ cho Singapore Airlines, vừa tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. 

Ông Cung cho rằng, không nên nhầm lẫn giữa hai vai trò của Chính phủ và cho rằng việc Chính phủ có hành động và trách nhiệm với Vietnam Airlines là "giải cứu" hay "hỗ trợ". Vì đây là hành động với vai trò là nhà đầu tư.

Tin mới

Khổ như châu Âu: Đi 1 vòng mới nhận ra khí đốt Nga vẫn là 'chân ái', muốn 'tìm về' lại loay hoay trong bão thuế đối ứng từ Mỹ
4 giờ trước
Giám đốc điều hành của nhiều công ty lớn tại châu Âu cho biết họ dường như không thể đợi được nữa để quay trở lại với năng lượng giá rẻ của Nga.
Tôi rút ra được bài học là: "Đừng bao giờ mua điện thoại vừa ra mắt lại còn quảng cáo tâng bốc quá nhiều"
4 giờ trước
Một lợi ích to lớn khi chờ đợi là bạn có thể xem chiếc điện thoại đắt tiền của mình liệu có lỗi sọc màn hình hay không.
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam có diễn biến mới
3 giờ trước
Các động thái chính sách mà Philippines thực hiện nhằm mục tiêu giảm giá bán lẻ gạo trên thị trường có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Nga bất ngờ chuyển sang dùng tàu chở dầu của châu Âu mà không lo bị trừng phạt
2 giờ trước
Những biến động thương mại gần đây đã khiến ngành dầu thô gặp biến động, đặc biệt đối với Nga.
Loạt xe giảm giá cả trăm triệu đồng: Chủ yếu là SUV, có cả mẫu hot, một diễn biến gây bất ngờ
2 giờ trước
Các mẫu xe giảm giá hàng trăm triệu đồng chủ yếu là xe sản xuất năm cũ, thậm chí có mẫu cũ 2 năm.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
1 ngày trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
2 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
2 ngày trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
2 ngày trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.