TS Nguyễn Đức Thành: Đại dịch corona có thể "thổi bay" 0,4% GDP 2020 của Việt Nam

06/02/2020 17:35
(Dân Việt) Chia sẻ tại Tọa đàm Trực tuyến “Virus Corona tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?”, TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, đại dịch corona không chỉ làm cho 80% nền kinh tế Trung Quốc tê liệt mà có thể làm suy giảm 0,4% trong tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020 do lượng khách từ Trung Quốc giảm mạnh. Theo tính toán, năm 2019 GDP của ngành du lịch chiếm 7% GDP cả nước.

Sáng nay (6/2) Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Virus Corona tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?”

Mạng xã hội "thổi phồng" nỗi lo sợ, kinh tế Trung Quốc "tê liệt"

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) chia sẻ, tính tới thời điểm tính đến 3 giờ chiều ngày 6/2 (giờ Trung Quốc), đã có 28.266 ca nhiễm virus Corona và 565 ca tử vong được xác nhận trên toàn cầu. Những con số này vượt qua nhiều so với đại dịch năm 2003. Như vậy, có thể khẳng định, đại dịch corona có mức độ tác động còn lớn hơn so với năm 2003 khi có đại dịch SARS.

ts nguyen duc thanh: dai dich corona co the "thoi bay" 0,4% gdp 2020 cua viet nam hinh anh 1

TS Nguyễn Đức Thành

Cũng theo ông Thành, điểm nghiêm trọng là năm 2003 khi đại dịch SARS xảy ra, nền kinh tế Trung Quốc đang trong thế đi lên. Còn tại thời điểm hiện nay, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này lại đang trong chu kỳ suy giảm.

“Nếu nền kinh tế đang đi lên thì khi có dịch bệnh sẽ không bị ảnh hưởng mạnh như khi nền kinh tế đang suy yếu. Trên thực tế, không có dịch bệnh do virus, kinh tế Trung Quốc đã giảm rồi. Đặc biệt là trong 2 năm qua, thương chiến Mỹ Trung khiến nền kinh tế Trung Quốc đi xuống rất nhiều. Nay lại mắc thêm dịch bệnh virus corona càng làm nền kinh tế này tiếp tục yếu thêm”, ông Thành nhận định.

ts nguyen duc thanh: dai dich corona co the "thoi bay" 0,4% gdp 2020 cua viet nam hinh anh 2

Một điểm mới trong tác động của dịch bệnh virus corona tới kinh tế Trung Quốc là từ mạng xã hội. Năm 2003 khi xảy ra đại dịch SARS, mạng xã hội chưa có và đến năm 2004 Facebook mới xuất hiện, nên thông tin về dịch bệnh theo hướng truyền thống sẽ không gây ra tác động lớn như hiện nay.

Vị chuyên gia này phân tích, kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng của truyền thông qua mạng xã hội theo 2 hướng. Thứ nhất, khiến cho thông tin về dịch bệnh được công khai, minh bạch hơn. Tuy nhiên, đi liền với nó có thể làm cho thông tin về dịch bệnh bị thổi phồng. Điều đó khiến cho người dân Trung Quốc thận trọng hơn bởi nỗi lo sợ về dịch bệnh lây lan.

“Chi phí lao động tăng vọt do người dân cách ly, lao động trở nên khan hiếm chính là ảnh hưởng từ lối truyền thông qua mạng xã hội. Hiện nay, các xí nghiệp ở Trung Quốc đang thiếu người nghiêm trọng, giống như tình trạng sau Tết phải tăng giá cho dịch vụ osin. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc, kể cả ở những vùng xa xôi, không liên quan đến dịch bệnh cũng tăng giá 150% lương nhân công nhưng vẫn không có người đến làm. Tình trạng khan hiếm lao động khiến doanh nghiệp phải dừng hoạt động, giao thương cũng bị ngưng trệ. Đây là một tác nhân góp phần vào sự suy giảm tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc”, ông Thành dẫn chứng.

Với những tác động trên, theo ông Thành GDP của Trung Quốc năm 2020 có thể sẽ giảm khoảng 20% so với tăng trưởng của năm trước. “Để ước đoán thì rất khó nhưng có thể hình dung chắc chắn kinh tế Trung Quốc trong quý I/2020 này là tê liệt. Ví dụ như vùng Hồ Bắc là trái tim của lục địa, trung tâm công nghiệp nặng đã phải đóng cửa từ trước đến sau Tết đã ảnh hưởng rất lớn. Hay như thông tin về việc kiểm soát thêm các tỉnh Hàng Châu, Tô Châu cũng tác động lớn kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình diễn biến dịch bệnh được Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ nên rất khó đánh giá và nhận định về mức tác động của dịch corona tới kinh tế Trung Quốc như thế nào", TS. Nguyễn Đức Thành phân tích.

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

ts nguyen duc thanh: dai dich corona co the "thoi bay" 0,4% gdp 2020 cua viet nam hinh anh 4

Toàn cảnh tọa đàm

Nhìn nhận về tác động của dịch virus corona tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, các diễn giả tham gia hội thảo đều đồng tình quan điểm cho rằng, tăng trưởng kinh tế của nước ta dù không bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng sẽ bị tác động chủ yếu bởi những xáo trộn đến từ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và các quốc gia khác trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện nhiều nền kinh tế như Việt Nam và Nhật Bản hiện có sự phụ thuộc lớn vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc, do những nước này nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện từ Trung Quốc để phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

“Trong bối cảnh mạng xã hội lan tỏa những lo lắng hiện nay về virus corona thì GDP quý I/2019 theo dự đoán của tôi sẽ giảm tối thiểu giảm 1%, thậm chí giảm mạnh hơn nếu tình hình dịch bệnh không sớm được kiểm soát. Năm 2020 là một năm không dễ dàng với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, không có gì phải quá bi quan nếu như GDP tăng trưởng âm”, TS. Nguyễn Đức Thành khẳng định.

Nhận định về mức tác động của dịch corona tới ngành du lịch, ông Thành cho rằng đó là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự bùng phát dịch virus corona.

Việt Nam là một trong những quốc gia đón lượng khách du lịch Trung Quốc hàng năm rất lớn, du khách Trung Quốc đóng vai trò quan trọng với ngành du lịch Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, tính trong năm 2019 có 5,8 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.

Trong nhiều năm qua, khách du lịch Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Các chuyến bay đến và đi Trung Quốc bị ngừng trệ bởi dịch corona không chỉ gây tổn thương lớn cho ngành hàng không mà còn làm “tê liệt’ lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam.

Việc du khách Trung Quốc giảm mạnh không chỉ có nguy cơ phá vỡ mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế của ngành du lịch, mà còn tác động sâu sắc đến doanh thu ngành du lịch cũng như đóng góp của ngành vào GDP quốc gia.

"Hiện tại, GDP của ngành du lịch chiếm 7% GDP cả nước. Đây là con số rất lớn. Dịch corona tác động tiêu cực tới ngành du lịch và sẽ làm suy giảm 0,4% trong tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020", ông Thành bình luận.

Ông Thành cho biết thêm, trước khi có dịch bệnh, VEPR cũng dự đoán tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 ước đạt 6,4%. "Đến nay, nếu tính cả ảnh hưởng từ sự suy giảm từ ngành du lịch, GDP của Việt Nam năm 2020 giảm còn khoảng 6%, chưa kể chúng tôi chưa tính toán đến ngành nông nghiệp, khoáng sản, nguyên liệu... và những xáo trộn khác của nền kinh tế", ông Thành phân tích. 

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
53 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
10 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
37 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
45 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
14 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.