TS. Trần Đình Thiên: "Muốn không lỡ tàu cách mạng 4.0, Việt Nam phải cắn răng trả giá nhưng hình như cái cắn răng đang hơi yếu!"

18/12/2017 15:37
Trong một thời gian ngắn, cách mạng 4.0 đã mang đến những sản phẩm ấn tượng như tiểu thuyết được trí tuệ nhân tạo chắp bút hay một cô robot có cảm xúc được thừa nhận quyền con người. Làn sóng công nghệ lan nhanh khiến nhiều quốc gia, nếu không chuyển mình sẽ bị bỏ lại và gánh nhiều hệ luỵ.

Là một robot có cảm xúc và suy nghĩ, Sophia đã được công nhận quyền công dân tháng 11 vừa qua đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một robot được thừa nhận như con người. Sophia là sản phẩm tiêu biểu của cách mạng công nghiệp 4.0.

Trước Sophia, đầu năm 2016, một trí tuệ nhân tạo khác cũng suýt được vinh danh giải thưởng văn chương quốc gia ở Nhật Bản với tác phẩm "The day computer writes a novel”.

Cuộc cách mạng 4.0 với tốc độ phát triển nhanh chóng, thực tế đã và đang ghi nhận lại tiềm năng rộng lớn của máy móc ở những lãnh địa vốn chỉ dành cho con người.

Xuất hiện từ rất sớm nhưng khái niệm cách mạng 4.0 mới được đưa ra chính thức năm 2013, trong báo cáo của Chính phủ Đức. Sau đó, cụm từ này liên tục được Thủ tướng Đức Angela Merkel nhắc đến tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2015 và nay đã là cơn sóng lan rộng toàn cầu, tác động đến mọi mặt kinh tế, xã hội.

Năm ngoái, tại Vietnam ICT Summit, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên chính thức phát biểu về cách mạng 4.0 và nêu quyết tâm Chính phủ sẽ hành động quyết liệt, kịp thời để bắt kịp với đà chạy của thế giới.

Dù vậy, một năm sau, tại Vietnam ICT Summit 2017 diễn ra gần đây, một thông điệp cảnh báo lại được đưa ra, Việt Nam đang quá rụt rè và chậm chạp, dẫn đến khả năng lần thứ tư trong lịch sử, bỏ qua cơ hội bứt phá và bị tụt hậu.

TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết Việt Nam không chỉ thiếu về mặt nền tảng công nghệ cao mà còn đang chệch về cách tiếp cận, khai thác. Đơn cử như việc Hàn Quốc, Trung Quốc tìm cách “nhảy” vào công nghệ mới thì Việt Nam lại “ôm chặt công nghệ truyền thống, khai thác tài nguyên gia công là chính”.

Các doanh nghiệp trong nước, dù được đánh giá là trẻ, giỏi, và có nhiều tiềm năng nhưng với nền tảng còn yếu, sáng kiến vẫn ở mức “bình bình” chưa có tính “xoay chuyển thời đại” – như cách TS. Trần Đình Thiên nhận định khiến cho cuộc chơi của họ trong làn sóng cách mạng 4.0 trở nên “đuối sức”.

Tuy nhiên, những thách thức rất lớn đặt ra ở hiện tại, nếu nhìn thẳng vào bản chất, ông Thiên cho rằng đó là việc dám đánh đổi hay không.

Bởi lẽ, mỗi cuộc cách mạng sẽ là sự đánh đổi, xoá bỏ những gì đã tồn tại trước đó. Chi phí chuyển đổi kèm theo là không hề nhỏ. “Những người lao động ra rìa sau những tự động hoá của máy móc hay sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ khiến máy móc trở nên lạc hậu chỉ sau thời gian ngắn sẽ được giải quyết như thế nào?”, ông nêu vấn đề khi cho biết Việt Nam sẽ dần dần phải từ bỏ cấu trúc công nghiệp cũ.

“Tất nhiên, ở ta chưa có cái gì là quá nặng nhưng vì nguồn lực của Việt Nam còn nhiều hạn chế nên mọi thứ trở nên nặng nề ở chi phí chuyển đổi”, ông cho biết.

Giá phải trả là rất đắt cho dù tương lai sẽ rực rỡ nếu thành công, theo ông Trần Đình Thiên. Tuy nhiên, dù muốn, dù không, ông cho rằng Việt Nam vẫn phải từng bước thực hiện công cuộc thay da, đổi thịt này.

Thực tế, những hệ quả của cách mạng 4.0 đã từng bước lan đến Việt Nam mà mới đây nhất, chính là việc 90% công nhân tại một nhà máy ở Bình Dương phải nghỉ việc vì robot thế chỗ. Là một nước có nhiều ngành thâm dụng lao động cao, hàng triệu người Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị sa thải trong làn sóng công nghệ. Đối với Việt Nam, chậm đổi mới, không chỉ là “lỡ tàu” mà còn gánh nhiều hệ luỵ tiêu cực.

“Phải cắn răng mà làm”, ông Trần Đình Thiên nói và cũng không quên bổ sung “nhưng hình như cái cắn răng của ta đang hơi yếu”. Ông cho rằng chính bởi quyết tâm còn yếu của Việt Nam khiến mọi chuyện ngày càng trở nên khó khăn hơn.

“Mọi quốc gia đều muốn phát triển, nhưng để phát triển, cần có ý chí vững vàng”, TS. Trần Đình Thiên nói.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
4 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
4 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
4 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
5 giờ trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
5 giờ trước
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá quy đổi từ 60 triệu đồng.
Nóng: Dừng đấu giá 26 thửa đất huyện Đan Phượng
5 giờ trước
Phiên đấu giá đất tại huyện Đan Phượng vào ngày 5/10 tới sẽ phải tạm dừng sau 5 ngày có thông báo mời người tham gia.
Chưa phải Việt Nam, đây mới là quốc gia tiếp theo được chọn để sản xuất iPhone 16 sau Trung Quốc, Ấn Độ
10 giờ trước
Quốc gia này cũng sẽ đón sản phẩm iPhone 16 sớm hơn khoảng 3 tuần so với trước đây nhờ sản xuất nội địa.