TS Trần Toàn Thắng: Vì sao với bản chất là một cú sốc y tế, Covid-19 lại trở thành cú sốc kinh tế lớn nhất trong 100 năm?

25/09/2020 17:38
TS Trần Toàn Thắng khẳng định, không bắt nguồn từ các lý do về cấu trúc của nền kinh tế, nhưng đại dịch Covid-19 lại gây ra cú sốc lớn nhất cho nền kinh tế toàn cầu trong vòng 100 năm trở lại đây.

Với mục tiêu tăng cường quan hệ hợp tác thương mại và công nghiệp với các đối tác trong khu vực châu Mỹ, Bộ Công thương đã tổ chức "Diễn đàn hợp tác thương mại và công nghiệp với các đối tác châu Mỹ 2020" vào ngày 25/9/2020 tại Hà Nội.

Tại hội nghị, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia (NCIF), TS Trần Toàn Thắng nhận định: "Cho đến nay, chúng ta vẫn phải tiếp tục nghe những thông tin liên quan đến đại dịch Covid-19 do những ảnh hưởng quá lớn và khó đoán định của dịch bệnh này".

TS Trần Toàn Thắng: Vì sao với bản chất là một cú sốc y tế, Covid-19 lại trở thành cú sốc kinh tế lớn nhất trong 100 năm? - Ảnh 1.

Ông Trần Toàn Thắng

Từ cú sốc y tế đến cú sốc kinh tế lớn nhất trong 100 năm

Theo ông Trần Toàn Thắng, những ảnh hưởng của Covid-19 bản chất là một cú sốc về y tế, nó không bắt nguồn từ các lý do về cấu trúc của nền kinh tế. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, ảnh hưởng của Covid-19 đến nền kinh tế lại trở nên lớn. Các chuyên gia nhận định rằng đây là một trong những cú sốc lớn nhất trong vòng 100 năm trở lại đây.

Giải thích về điều này, ông Thắng cho rằng chính những biện pháp kiểm soát y tế đã dẫn đến tắc nghẽn trong các giao dịch kinh tế, khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng hơn.

Kể từ tháng 3/2020, khi Covid-19 bắt đầu lây lan mạnh, một loạt các biện pháp kiểm soát biên giới, kiểm soát xã hội và kiểm soát hoạt động kinh tế đã được áp dụng. Điều này đã tạo ra một khủng hoảng về nguồn cung, đặc biệt đối với những nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu như Việt Nam.

Như vậy, từ một cú sốc y tế đã dẫn đến tắc nghẽn về nhập khẩu, về nguồn cung và cuối cùng là trong hoạt động sản xuất.

Theo đó, ông Trần Toàn Thắng đã chỉ ra một vấn đề quan trọng hơn, đó là ảnh hưởng của thu nhập. Đại diện NCIF cho biết, tác động này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Đó cũng là lý do việc phục hồi nhu cầu nội địa luôn được nhấn mạnh. Ông Thắng nêu rõ, ở thời điểm hiện nay, phục hồi nhu cầu nội địa là một giải pháp không thể không làm.

Gần đây, các quốc gia trên thế giới đã chuyển từ việc áp dụng các biện pháp về chính sách tiền tệ để giải quyết nhu cầu thanh khoản cho doanh nghiệp sang hỗ trợ trực tiếp, sử dụng các biện pháp tài khoá, đặc biệt là hỗ trợ kích cầu.

Covid-19 không còn là câu chuyện về ngắn hạn

Theo TS. Trần Toàn Thắng, Covid-19 là tác nhân thúc đẩy 4 xu hướng dài hạn dưới đây tăng tốc hơn.

Xu hướng đầu tiên chính là xu hướng về suy giảm kinh tế và suy giảm thương mại.

Chiến tranh thương mại đã tác động một phần đến nền kinh tế. Đến khi Covid-19 xuất hiện, tốc độ suy giảm này đã trở nên nhanh chóng hơn và nền kinh tế được đánh giá sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng tương đối lâu dài.

Xu hướng thứ hai đó là chủ nghĩa bảo hộ.

TS. Trần Toàn Thắng cho rằng Covid-19 là một tác nhân khá quan trọng trong việc đẩy xu hướng bảo hộ này tăng lên. Cụ thể, trong giai đoạn kiểm soát dịch bệnh, các biện pháp phòng hộ đã được tăng cường lên rất nhiều, đặc biệt liên quan đến câu chuyện về an ninh y tế, an ninh lương thực, an ninh năng lượng,...

Ngay ở Việt Nam trong giai đoạn đầu, chúng ta đã thấy những quan ngại liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu gạo. Đây là một trong những biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ có thể gia tăng ở các nước trên thế giới.

Xu hướng thứ ba đó là dịch chuyển các chuỗi giá trị.

"Covid-19 đã làm chúng ta giật mình nhận ra là đang phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung", ông Thắng nói.

Xu hướng đa dạng hóa nguồn cung là xu hướng tất yếu, đã hình thành kể cả trước giai đoạn chiến tranh thương mại cho đến hiện nay.

Ông Thắng cũng chỉ ra những thay đổi điển hình liên quan đến xu hướng này. Đầu tiên đó là chính sách đầu tư của Mỹ khi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

"Các chuỗi giá trị sẽ có xu hướng ngắn dần lại, mang tính khu vực nhiều hơn là toàn cầu hoá".

Đồng thời, một số chuỗi giá trị cụ thể sẽ được đa dạng hóa hơn nữa. Bên cạnh đó, các nước cũng sẽ nhân rộng, nhân nhanh các chuỗi giá trị dựa trên sản phẩm công nghệ.

"Điều đáng tiếc đó là xu hướng này sẽ dẫn đến FDI và ODA toàn cầu có thể giảm xuống đáng kể. Điều này sẽ gây những tác động nhất định tới nền kinh tế Việt Nam".

Xu hướng cuối cùng đó là số hoá.

Trong giai đoạn Covid-19, chúng ta đều nhận thức được số hóa nền kinh tế sẽ trở thành nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam cần phải điều chỉnh những chính sách để kịp với tốc độ thay đổi của công nghệ, TS Trần Toàn Thắng kết luận.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.668.219 VNĐ / thùng

65.09 USD / bbl

7.20 %

- 5.05

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.583.971 VNĐ / thùng

61.80 USD / bbl

7.69 %

- 5.15

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.846.007 VNĐ / m3

4.10 USD / mmbtu

0.97 %

- 0.04

Than đá

COAL

2.547.682 VNĐ / tấn

99.40 USD / mt

1.58 %

- 1.60

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

"Át chủ bài" thế chân xe xăng của Honda tại Việt Nam chốt giá bán: Thấp nhất 26,9 triệu đồng, thuê pin 350.000 đồng/tháng - không giới hạn km
8 giờ trước
Honda ICON e: - mẫu xe máy điện đầu tiên của Honda tại thị trường Việt sẽ được mở bán vào ngày 12/4/2025.
Giá xăng tăng phiên thứ 3 liên tiếp, RON 95 sát mốc 21.000 đồng/lít
15 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (4/3), giá xăng tăng 340 - 490 đồng/lít.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
17 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
1 ngày trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.