TS. Vũ Thành Tự Anh: Câu hỏi lớn hiện nay là liệu Covid-19 có gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2020?

17/03/2020 14:28
Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Vũ Thành Tự Anh lưu ý: Không thể so sánh sức tác động đến kinh tế của dịch Covid-19 với dịch SARS 2003. Điều này là vô cùng khập khiễng – ông nhấn mạnh.

Các kinh tế gia cân nhắc về cụm "suy thoái"

Nhận định về thời điểm bùng nổ của dịch Covid-19, TS. Vũ Thành Tự Anh cho biết dịch đang diễn ra vào đúng giai đoạn chu kỳ kinh tế toàn cầu dễ bị tổn thương.

Điều này được thể hiện thông qua mức tăng trưởng chung của thế giới ở mức 2,9% trong năm ngoái, thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008-2009. Kết quả hoạt động của hầu hết các nền kinh kế quan trọng cuối năm 2019 vừa thấp vừa bất định.

TS. Vũ Thành Tự Anh: Câu hỏi lớn hiện nay là liệu Covid-19 có gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2020? - Ảnh 1.

Cụ thể, trong quý 4/2019, tăng trưởng của Mỹ chỉ đạt 2,1%, Trung Quốc chỉ là 6% - mức thấp nhất trong 27 năm qua, Nhật giảm 6,3%.

Trong tháng 12/2019, sản lượng công nghiệp của Đức và Pháp đều tăng trưởng âm, lần lượt là -3,5% và -2,6%.

Ông Vũ Thành Tự Anh cũng đưa ra các số liệu cho thấy kinh tế Trung Quốc trong quý I/2020 rơi vào tình trạng gần như đình trệ vì dịch Covid-19.

Trong tháng 2, tiêu thụ than - chiếm khoảng 60% tiêu dùng năng lượng của TQ – đã giảm 38% so với cùng kỳ 2019. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 2/2020 rơi tự do từ 50 xuống 35,7.

"Việc phong tỏa nhiều thành phố do dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động vận chuyển, khiến cho nguyên vật liệu sản xuất bị ách tắc, nhiều công nhân Trung Quốc không thể trở về nơi làm việc sau Tết, khiến cho các chuỗi cung ứng bị gián đoạn nghiêm trọng", ông cho biết.

Theo ông, tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế toàn cầu không chỉ thể hiện ở các chỉ số tăng trưởng, mà quan trọng hơn, nằm ở những vấn đề có tính cơ cấu của các nền kinh tế lớn.

"Mỹ, Nhật, Anh và nhiều nước G20 đang thâm hụt ngân sách nặng nề và nợ công đã ở mức rất cao. Đồng thời, lãi suất ở các nền kinh tế quan trọng nhất trong G20 đều đang rất thấp, thậm chí bằng 0 ở nhiều nước EU và âm ở Nhật Bản. Hệ quả là chính phủ có rất ít dư địa để can thiệp về tài khóa và tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế khi đại dịch toàn cầu hoành hành", ông nhận xét.

TS. Vũ Thành Tự Anh: Câu hỏi lớn hiện nay là liệu Covid-19 có gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2020? - Ảnh 2.

"Các nhà kinh tế cũng bắt đầu nói đến hai chữ suy thoái" – ông Tự Anh chỉ ra.

Điều này tương phản với báo cáo được IMF đưa ra hồi đầu năm nay dự báo kinh tế thế giới có thể bình ổn và phục hồi nhẹ trong năm 2020 và 2021.

Tại sao tác động của Covid-19 lại nghiêm trọng hơn SARS 2003?

Để khắc phục nguy cơ suy thoái toàn cầu, theo TS. Tự Anh bắt buộc phải có những giải pháp toàn cầu. Nhưng tiếc là thế giới lại đang xung đột và chia rẽ sâu sắc, tình trạng mà một số nhà quan sát dự báo sẽ trở thành "chiến tranh lạnh mới" với sự mâu thuẫn về lợi ích chiến lược cốt lõi giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga.

Ở châu Âu, Anh đã ra khỏi EU và làm trầm trọng thêm sự chia rẽ của khối này. Ngay trong phạm vi từng nước, bất đồng giữa các đảng phái cũng đang gây ra sự chia rẽ sâu sắc ở Mỹ, Anh, Pháp và nhiều nước khác.

Hay cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia và nguy cơ leo thang xung đột quân sự ở Syria tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa, khiến thiện chí và nỗ lực phối hợp toàn cầu để chống đại dịch cũng những hậu quả kinh tế của nó trở nên xa vời.

Bên cạnh đó, khi nhìn ở góc độ gần hơn, ông Tự Anh cũng khẳng định không thể so sánh tác động của dịch Covid-19 và dịch SARS 2003.

"Việc so sánh này là vô cùng khập khiễng vì sức tàn phá và hệ lụy của COVID-19 ở các quốc gia chịu tác động cũng như đối với nền kinh tế thế giới là đặc biệt nghiêm trọng, đến mức không một đại dịch cận đại nào có thể so sánh được", ông nhận định với 3 lý do.

Thứ nhất, so với Covid-19, phạm vi lây nhiễm của SARS tương đối hẹp (26 nước), rất tập trung (92% ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan), số lượng tử vong tổng cộng là 774 – chưa tới 12% số lượng tử vong do Covid-19 gây ra cho đến ngày 16/3.

Mặt khác, dịch SARS kết thúc trong vòng 2 quý, nhờ vậy kinh tế toàn cầu đã hồi phục nhanh chóng theo hình chữ V.

TS. Vũ Thành Tự Anh: Câu hỏi lớn hiện nay là liệu Covid-19 có gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2020? - Ảnh 3.

Trong khi đó, dịch Covid-19 xảy ra cho đến nay đã gần một quý, tâm điểm lan truyền di động (đợt 1 là TQ, đợt 2 là Hàn Quốc và Nhật Bản, đợt 3 là Ý, châu Âu và Mỹ…), hết đợt này đến đợt khác nên kinh tế toàn cầu liên tục ở trạng thái "đóng cửa" từng phần và hết sức bấp bênh – ông Tự Anh nhận xét.

Thứ hai, khi SARS nổ ra và tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, các nền kinh tế này – đặc biệt là Trung Quốc – chưa quá quan trọng với kinh tế toàn cầu.

Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đứng thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, và chỉ chiếm 5% trong tổng xuất khẩu toàn cầu.

Còn ở hiện tại, Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất, chiếm tới 13% xuất khẩu toàn cầu. Không những thế, các chuỗi giá trị toàn cầu hiện chiếm khoảng 75% tăng trưởng thương mại toàn cầu, trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng nhất.

"Vì vậy, dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục gây ra cú sốc to lớn cho tổng cung và sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu", ông nói.

Tương tự như thế về phía cầu – Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu quan trọng nhất đối với hầu hết các nền kinh tế ở châu Á và là nhà nhập khẩu lớn thứ 3 của Hoa Kỳ. Khách du lịch Trung Quốc trong năm 2018 tiêu 277 tỷ USD cho du lịch nước ngoài.

Tóm lại, Trung Quốc đang tạo ra một lượng cầu bên ngoài to lớn cho rất nhiều nền kinh tế, theo ông Tự Anh.

Thứ ba, khác với SARS và các đại dịch toàn cầu gần đây, dịch COVID-19 phát tán mạnh nhất ở các nền kinh tế lớn nhất.

Top 10 nền kinh tế lớn nhất cùng nhau tạo ra 66% GDP, 69% sản lượng công nghiệp chế biến – chế tạo 46% xuất khẩu, và 56% xuất khẩu chế biến chế tạo toàn cầu – hiện đang chiếm tới chiếm tới 71% số ca nhiễm và 79% số ca tử vong do dịch bệnh.

"Rõ ràng là với tầm quan trọng của mình, khi các quốc gia này viêm phổi, cả thế giới sẽ lao đao"- ông lưu ý. Do vậy, câu hỏi lớn được ông đặt ra là: Liệu Covid-19 có gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2020 hay không?

    
        TS. Vũ Thành Tự Anh: Câu hỏi lớn hiện nay là liệu Covid-19 có gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2020? - Ảnh 5.     
    

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
7 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
32 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
8 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
56 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.908.600 VNĐ / thùng

75.09 USD / bbl

1.16 %

+ 0.86

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.797.017 VNĐ / thùng

70.70 USD / bbl

1.33 %

+ 0.93

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.150.161 VNĐ / m3

3.12 USD / mmbtu

6.50 %

- 0.22

Than đá

COAL

3.596.576 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
21 giờ trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa
Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
1 ngày trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.