Từ án phạt gần 1000 tỷ đồng của Coca-Cola hay Heineken nhìn về muôn nẻo kiểu gian lận thuế của các đại gia ngoại: Hãy tôn trọng luật thuế Việt Nam và đừng coi thường người Việt!

13/01/2020 10:39
Tận dụng chính sách ưu đãi dành cho các công ty nước ngoài để thu hút đầu tư, các Tập đoàn này ngang nhiên hoạt động, mở rộng thị phần ở Việt Nam nhưng luôn nằm trong tình trạng lỗ và lỗ nặng. Tại sao vậy?

Sự việc Coca Cola bị phạt và truy thu thuế 821 tỷ đồng hay Heineken với con số hơn 917 tỷ đồng, không phải là chuyện mới gặp ở thị trường Việt Nam. Trước Coca Cola hay Heineken có hàng chục Tập đoàn nước ngoài hoạt động ở Việt Nam hàng chục năm nhưng vẫn khai báo lỗi và nằm trong diện nghi ngờ chuyển giá, có thể kể đến các công ty như Adidas, Pepsi, Kengnam, Honda…

Tận dụng chính sách ưu đãi dành cho các công ty nước ngoài để thu hút đầu tư, các Tập đoàn này ngang nhiên hoạt động, mở rộng thị phần ở Việt Nam nhưng luôn nằm trong tình trạng lỗ và lỗ nặng. Nhiều câu hỏi vẫn đặt ra, tại sao tổng lợi nhuận toàn cầu của các Tập đoàn này nằm trong nhóm lợi nhuận tăng trưởng hàng năm nhưng ở Việt Nam lại hoạt động một cách kém hiệu quả đến như vậy.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc hàng loạt các Tập đoàn Đa quốc gia luôn trong tình trạng báo lỗ ở Thị trường Việt nam đó chính là câu chuyện "Chuyển Giá" – "Chuyển vào và chuyển ra", tối ưu thuế ở phương diện Tập đoàn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chuyển giá được nhắc tới lần đầu vào những năm 1997 khi quy định về thuế nhà thầu nước ngoài và sau đó chính thức ra đời một văn bản pháp lý nhắc tới trực tiếp đến các giao dịch liên kết và chuyển giá thông quan thông tư 66/2010/TTBTC. Kể từ khi thông tư này ra đời, hàng loạt Tập đoàn Đa quốc gia tại Việt Nam nằm trong tình trạng cảnh báo và liên tục bị phanh phui có thể kể đến một vài cái tên nổi bật đã bị phạt đối với các hành vi chuyển giá như Metro Cash & Carry Việt Nam (bị phạt 507 tỷ đồng), Honda Việt Nam (182 tỷ đồng), Keangnam – Vina (95,2 tỷ đồng)….

Đối với các chuyên gia, việc này không quá bất ngờ. Các đơn vị tư vấn thuế và kiểm toán các Tập đoàn lớn thường xuyên đưa ra những cảnh báo về rủi ro liên quan tới việc kê khai thiếu, tuy nhiên, chính vì sự tự tin vào hệ thống tư vấn thuế toàn cầu của các Tập đoàn này mà không có sự tôn trọng và tuân thủ luật thuế Việt nam. Cơ quan thuế luôn nhìn ra được vấn đề nhức nhối hàng chục năm qua ở các công ty đa quốc gia nhưng chưa có các hành động cụ thể để xử lý một trách triệt để. Nguyên nhân sâu xa đó chính là các khó khăn trong việc thu thập thông tin và sàng lọc trong tình huống có quá nhiều giao dịch phức tạp ở các đơn vị thành viên cùng một tập đoàn ở các nước khác nhau trên thế giới.

Chuyển giá được hiểu một cách đơn giản đó chính là sự chuyển lợi nhuận ở nơi có mức thuế suất cao về các quốc gia được ưu đãi về thuế. Đa phần báo chí đều đề cập tới câu chuyện Chuyển ra ("chuyển lơi nhuận ra nước ngoài") đối với các công ty bị lỗ nhiều năm, nhưng ít khi đề cập trường hợp ngược lại tức là là chuyển giá vào ("chuyển lợi nhuận vào") kể cả công ty có lãi hàng trăm tỷ vẫn nằm trong dạng chuyển giá (đang trong giai đoạn được ưu đãi thuế).

Chuyển giá ("lợi nhuận") ra nước ngoài thông qua các hình thức như thế nào

Nâng giá nguyên liệu đầu vào

Đây là hình thức phổ biến và khó phát hiện nhất thường xuyên được sử dụng bởi các công ty này, vì vấn đề bảo mật công thức, hay không có nguyên liệu thay thế do đó việc nâng giá để điều chỉnh lợi nhuận tương đối dễ.

Ví dụ: Công ty A hoạt động ở thị trường Việt Nam với doanh thu hàng năm 100 tỷ, doanh thu và lợi nhuận như sau:

Trước chuyển giá:

Doanh thu : 100 tỷ

Giá vốn Nguyên vật liệu : (80 tỷ)

Chi phí khác (QL & BH) : (10 tỷ)

Lợi nhuận : 10 tỷ

Thuế * 20% : 2 tỷ

Sau chuyển giá:

Doanh thu : 100 tỷ

Giá vốn Nguyên vật liệu : (90 tỷ) – nâng giá đầu vào 100 tỷ

Chi phí khác : (10 tỷ)

Lợi nhuận : 0 tỷ

Thuế * 20% : 0 tỷ

Sau chuyển giá số thuế đóng cho Cơ quan thuế Việt Nam = 0

Từ án phạt gần 1000 tỷ đồng của Coca-Cola hay Heineken nhìn về muôn nẻo kiểu gian lận thuế của các đại gia ngoại: Hãy tôn trọng luật thuế Việt Nam và đừng coi thường người Việt! - Ảnh 1.

Nâng giá mua thiết bị đầu vào – dây chuyền sản xuất

Thông thường để kiểm soát chi phí các công ty mẹ hoặc các công ty trong cùng tập đoàn sẽ bán luôn cho công ty con các dây chuyền sản xuất và các thiết bị đi kèm, và rất ít các trường hợp mua trực tiếp từ các nhà cung cấp. Việc này cũng tương tự như việc nâng giá nguyên vật liệu đầu vào, giá thành sản xuất sẽ tăng cao thông qua việc khấu hao tài sản. Cũng từ ví dụ ở Công ty A, sau khi chuyển giá tổng chi phí khấu hao tính vào giá thành sẽ tăng lên như sau:

Doanh thu : 100 tỷ

Giá vốn Nguyên vật liệu : (95 tỷ) – tăng do chi phí khấu hao đầu vào tăng

Chi phí khác : (10 tỷ)

Lợi nhuận : -5 tỷ

Thuế * 20% : 0 tỷ

Sau chuyển giá số thuế đóng cho Cơ quan thuế Việt Nam = 0

Chuyển giá thông qua phí phân bổ từ công ty mẹ Tập đoàn ("bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu")

Đây là các tài sản vô hình và việc định giá phân bổ về lại cho công ty con ở Việt Nam là chuyện rất bình thường, vì lý do anh đang xài thương hiệu của Tôi nên anh phải trả phí là chuyện đương nhiên, như trường hợp của Cocacola, Pepsi, Honda…tuy nhiên, chưa có cơ sở chắc chắn để xác định các chi phí này là hợp lý.

Doanh thu : 100 tỷ

Giá vốn Nguyên vật liệu : (80 tỷ)

Chi phí khác : (20 tỷ) – tăng do chi phí bản quyền

Lợi nhuận : 0 tỷ

Thuế * 20% : 0 tỷ

Sau chuyển giá số thuế đóng cho Cơ quan thuế Việt Nam = 0

Bán với giá thấp hơn cho công ty mẹ và các công ty trong cùng tập đoàn

Thay vì chuyển giá thông qua nâng cao giá mua đầu vào thì các Tập đoàn đa quốc gia có thể sử dụng phương pháp hạ giá bán cho Công ty mẹ hoặc các công ty con trong cùng tập đoàn. Việc hạ giá thành sản phẩm hay bán thấp hơn rất nhiều so với bên thứ 3 cũng thương được sử dụng đối với các công ty gia công sản xuất, tạm nhập tái xuất ở Việt Nam.

Doanh thu : 80 tỷ - giảm giá bán cho công ty mẹ

Giá vốn Nguyên vật liệu : (80 tỷ)

Chi phí khác : (10 tỷ)

Lợi nhuận : (10 tỷ)

Thuế * 20% : 0 tỷ

Sau chuyển giá số thuế đóng cho Cơ quan thuế Việt Nam = 0

Chuyển giá thông qua các hình thức khác

Tăng chi phí lãi vay, chi phí marketing phân bổ từ công ty mẹ, chi phí sử dụng phần mềm…rất nhiều các chi phí khác mà trong các năm gần đây cơ quan thuế Việt Nam gần như tìm cách bóc tách và xử lý đưa về bản chất thực sự phát sinh hay không, và hàng loạt các đơn vị nằm trong diện đã phải bị truy thu thêm như Pepsi, Honda…

Từ án phạt gần 1000 tỷ đồng của Coca-Cola hay Heineken nhìn về muôn nẻo kiểu gian lận thuế của các đại gia ngoại: Hãy tôn trọng luật thuế Việt Nam và đừng coi thường người Việt! - Ảnh 2.

Chuyển giá ("lợi nhuận") vào Việt Nam

Đầu tư mở rộng

Thông thường các dự án đầu tư vào Việt Nam trong thời gian đầu thường được hưởng ưu đãi theo các diện miễn thuế từ 2-4 năm, giảm thuế từ 4 đến 9 năm, thông thường sẽ hưởng lãi suất thấp hơn nhiều so với mức thông thường ("20%"). Tận dụng trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thay vì chuyển lợi nhuận ra các quốc gia khác, các Tập đoàn sẽ tận dụng tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, mở rộng thêm nhà máy để gia tăng sản lượng sản xuất ở thị trường Việt Nam.

Căn cứ thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài Chính về thuế thu nhập doanh nghiệp, một dự án được coi là đầu tư mở rộng nếu đáp ứng 1 trong 3 tiêu chí:

- Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP

- Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư.

- Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kỹ thuật trước khi đầu tư ban đầu.

Như vậy theo như bộ hồ sơ trình cho sở kế hoạch đầu tư và các cơ quan chức năng nếu Công ty có mở rộng vượt công suất thiết kế, vượt quy mô vốn ban đầu ("đang được hưởng ưu đãi’) thì phần vượt quá này sẽ nằm trong diện phải đóng thuế ở mức thuế hiện hành.

Ví dụ: Công ty B có tổng lợi nhuận 100 tỷ, đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế 0%.

Lợi nhuận dự án hiện tại: 100 tỷ

Lợi nhuận dự án mở rộng: 50 tỷ

Tổng lợi nhuận = 150 tỷ * 0% = 0 tỷ.

Trường hợp phần dự án mở rộng vượt quá quy mô đăng ký/thiết kế ban đầu, mà doanh nghiệp không chủ động xin tiếp tục ưu đãi thì số thuế mà Công ty B này phải đóng thêm là = 50 tỷ * 20% = 10 tỷ.

Điều chỉnh giá bán cho Công ty mẹ hoặc các công ty con trong cùng tập đoàn

Hình thức này ngược lại với chuyển giá ra, tức là Công ty ở Việt Nam sẽ nâng giá bán cho 1 công ty khác trong cùng tập đoàn đang chịu thuế suất cao hơn nhiều so với ở Việt Nam. Điều này sẽ làm giảm tổng số thuế phải đóng ở quy mô tập đoàn và tối đa hóa lợi nhuận cũng như dòng tiền.

Như vậy rõ ràng các Tập đoàn đa quốc gia này hiểu rõ hơn bao giờ hết mô hình này, vì các quốc gia phát triển đã xử lý rất nhiều trường hợp tương tự, do đó, không thể nói là cơ quan thuế Việt Nam bắt ép được.

Quay trở lại với câu chuyện của Coca Cola, Tổng giám đốc ông Peeyush Sharma khẳng định "Danh tiếng của Coca Cola Việt Nam là điều rất quan trọng, do vậy chúng tôi không bao giờ thực hiện các hành động gian lận hay trốn thuế, những việc có thể gây tổn hại đến danh tiếng Coca Cola Việt Nam", tuy nhiên, nếu chỉ cần một phép toán đơn giản có thể nhìn thấy ngay việc đóng thuế của Coca Cola thật sự đang có vấn đề từ rất nhiều năm trước. Trong 3 hãng đồ uống chiếm thị phần lớn nhất thị trường Pepsi (41%), Tân Hiệp Phát với doanh số tương đương nhưng báo lãi hàng ngàn tỷ đồng, nhưng riêng Coca Cola vẫn liên tục báo lỗ, trong cùng một thị trường, cùng một đối tượng khách hàng, giá cả tương đương thì việc báo lỗ nhiều năm như vậy và không đóng một đồng thuế nào ở Việt Nam thì rõ ràng quá coi thường trình độ của người Việt.

Đối tượng nào sẽ tiếp tục vào tầm ngắm của cơ quan thuế Việt Nam

Thời điểm cơ quan nhà nước công bố sai phạm liên quan tới thuế của Coca Cola và Heineken đến trong bối cảnh Luật phòng chống chống tác hại của rượu, bia 2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020, luật này vô tình hay hữu ý sẽ là một tin cực tốt đối với các đơn vị cung cấp đồ uống không có cồn như Coca Cola hay có cồn như Heineken. Việc tuyên bố phạt 821 tỷ đồng đối với Coca Cola hay 917 tỷ đồng với Heineken chỉ là một trong những bước đi cần thiết để nhắc nhở toàn bộ các Công ty đa quốc gia còn lại vẫn liên tục báo lỗ, vẫn liên tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Quan trọng hơn "khi anh ở trên sân chơi của Tôi, anh phải tuân thủ luật lệ" và việc thu hồi số thuế còn lại ở các công ty đa quốc gia đang báo lỗ khác chỉ còn là thời gian khi mà toàn bộ giấy tờ, báo cáo đã được công bố và nộp cho cơ quan thuế. Thay vì ngồi chờ cơ quan thuế sờ gáy có chăng các doanh nghiệp nên xem xét lại chiến lược về thuế để có thể sữa chữa trước khi quá muộn.

Bên cạnh chuyển giá của các tập đoàn sản xuất đa quốc gia, một trong những lỗ hổng tiếp theo mà Cơ quan thuế nhà nước chưa đụng tới đó chính là "thuế đối với các công ty thương mại điện tử và các công ty game online". Quy mô thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam ước tính đạt hơn 50 tỷ đô, và với sự hoạt động sôi động của các thương hiệu lớn xuất hiện ở Việt Nam như: Facebook, Goolge, Grab, Amazon, Alibaba, Supercell.. Hằng năm có tới hàng chục tỷ đô được chuyển ra nước ngoài nhưng cơ quan nhà nước chưa có chế tài để xử phạt hoặc thu thuế đủ.

Tất nhiên, khi sự phát triển quá nhanh của thương mại điện tử sẽ rất khó cho cơ quan thuế theo kịp và đưa ra các thông tư, nghị định phù hợp nhưng "Chuyện gì đến, Ắt sẽ đến", hãy tôn trọng luật thuế Việt Nam và đừng coi thường người Việt.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
7 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
6 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
5 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
5 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
4 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.