Việc hàng loạt công ty phải cho nhân viên làm việc ở nhà, làm việc trực tuyến dài hạn đã khiến những thương hiệu thời trang công sở, cũng như các nhà bán lẻ mặt hàng này gặp rắc rối lớn.
Ngày 9/7 (theo giờ Việt Nam), Brooks Brothers, thương hiệu trang phục nam giới mang tính biểu tượng của nước Mỹ với lịch sử 202 tuổi đã nộp đơn xin phá sản. Ở những năm tháng huy hoàng, những bộ trang phục của Brooks Brothers là sự lựa chọn của 40 đời Tổng thống Mỹ và làm nên diện mạo của hàng chục nghìn nhân viên ngân hàng phố Wall.
Brooks Brothers, thương hiệu thời trang hơn 200 tuổi, từng lên đồ cho 40 đời Tổng thống Mỹ đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản
Nhưng Brooks Brothers không phải là "người khốn cùng" duy nhất. Trả lời tờ Bloomberg, đại diện tập đoàn bán lẻ Ascena, cái tên đứng đằng sau chuỗi cửa hàng may mặc Ann Taylor và Lane Bryant, cho biết, công ty đang "cân nhắc những lựa chọn để duy trì hoạt động" sau khi bị dịch COVID-19 vùi dập. Doanh số bán hàng thời trang, nhất là thời trang công sở xuống tập đến mức thảm hại.
Ascena được cho là có kế hoạch đóng cửa ít nhất 1.200 trong số 2.800 cửa hàng ở Mỹ, Canada và Puerto Rico.
Với hàng triệu người thất nghiệp, việc mua cho mình 1 bộ vest mới dường như là điều quá xa xỉ
Sự hỗn loạn cũng đang bao trùm thời trang nam Wearhouse. Với khoảng 10 triệu người thất nghiệp là nam giới cộng với hàng triệu người làm việc ở nhà, việc mua một bộ suit không phải là yêu cầu cấp thiết. Tailored Brand, công ty sở hữu Men Wearhouse, rất có thể sẽ là cái tên mới nhất gia nhập câu lạc bộ những tên tuổi lâu đời bị phá sản vì COVID-19.
Khi CNN liên hệ, Ascena và Tailored đều từ chối bình luận.
Có một thực tế là khi nhiều cuộc họp diễn ra trực tuyến thì trang phục đang cần sự thoải mái hơn là kiểu cách. Sự thay đổi của trang phục công sở đã diễn ra nhiều năm khi những công ty về công nghệ hay công ty khởi nghiệp không đặt nặng yêu cầu về ăn mặc với nhân viên. Thậm chí nhiều công ty chấp nhận cả quần jean, áo phông… Nhưng COVID-19 ập đến khiến quá trình này dừng lại đột ngột và khiến nhiều ông lớn ngã ngựa.
Chiếc đinh đóng vào cỗ quan tài!
Đại dịch có thể kết thúc thời những của những bộ trang phục công sở mãi mãi.
"Hồ sơ phá sản của Brooks Brothers thực sự khá khó tin", Jessica Cadmus, một nhà tạo mẫu ở New York, người có khách hàng chủ yếu làm việc trong ngành tài chính cho biết.
Cadmus đã từng làm việc cho Brooks Brothers. Cô từng giúp thiết lập dịch vụ hỗ trợ khách hàng cho cửa hàng của Brooks Brothers trên đại lộ Madison của New York. "Thực tế là xu hướng của thời trang công sở đã thay đổi một thời gian và điều đáng buồn là đại dịch chính là "chiếc đinh đóng vào cỗ quan tài" của ngành công nghiệp này’, Cadmus nói thêm.
Jessica Cadmus nói rằng COVID-19 là chiếc đinh cuối đóng vào "cỗ quan tài" thời trang công sở
Theo Cadmus, ngay cả trước khi nước Mỹ đóng cửa, khách hàng đã thích những bộ trang phục công sở thoải mái. "Có một sự thay đổi lớn đang diễn ra với ngày kinh doanh thời trang", cô nói.
Năm ngoái, Goldman Sachs đã tuyên bố nhân nhân viên của mình có thể mặc những bộ trang phục thoải mái hơn là áo sơ mi "cổ cồn" hay chân váy bút chì khi tới văn phòng. Ngân hàng nổi tiếng ở phố Wall có lịch sử ưa chuộng áo sơ mi và những bộ vest đúng chuẩn.
"Sau đó, khi COVID-19 tràn qua, mọi người buộc phải làm việc ở nhà. Việc này khiến họ dừng hoàn toàn việc mua những bộ trang phục công sở", Cadmus nói. "Các khách hàng của tôi giờ đây là những bộ trang phục vừa thoải mái vừa trang nhã. Trong đó sự thoải mái chính là chìa khóa", nhà tạo mẫu ở New York nói thêm.
Các khách hàng nam giới của Jessica Cadmus đang tìm những chiếc sơ mi mới nhưng không tìm quần dài. "Họ không hỏi về áo khoác thể thao, những bộ vest lịch sử hay giày. Họ chỉ hỏi về áo sơ mi". Phụ nữ thì muốn mua dây chuyền, bông tay, đồ thổ cẩm thay vì những bộ vest bó hay những chiếc váy theo tiêu chuẩn công sở như trước đây. Lý do bởi những cuộc họp trực tuyến đang diễn ra ngày càng phổ biến.
Việc phải làm việc trực tuyến đã làm thay đổi rất nhiều phong cách ăn mặc của giới công sở
Một số người thậm chí còn chẳng thay cả đồ ngủ trong suốt cả ngày. Tháng 6 vừa rồi, 47% người tiêu dùng khi được hỏi trả lời hãng nghiên cữu NPD rằng, cả ngày họ chỉ mặc một bộ quần áo khi làm việc ở nhà vì đại dịch. Và một 1/4 trong số này cho hay, họ thích mặc những bộ đồ năng độ, đồ ngủ hay những đồ thoải mái khi ở nhà.
"Mọi người rõ ràng là không thích thay nhiều bộ đồ trong một ngày đặc biệt là trong tình huống dịch dã như hiện nay’, bà Maria Rugolo, chuyên viên nghiên cứu về ngành may mặc của NPD nói.
"Nhiều người muốn kết hợp và tối ưu hóa tủ quần áo của mình. Họ vẫn muốn lịch sự khi giải quyết công việc nhưng đồng thời cũng muốn thoải mái", bà Rugolo nói thêm.
Những bộ vest hay thời trang công sở tiêu chuẩn ngày càng ít được sử dụng
Một nhà tạo mẫu khác là Nicola Harrison cũng thừa nhận, những bộ vest hay thời trang công sở tiêu chuẩn ngày càng ít được sử dụng. Khách hàng của Harrison thường là các chuyên gia tài chính và cô đã nhận thấy xu hướng này từ chính các khách hàng của mình.
"Bản thân tôi chống lại xu hướng này. Với đàn ông, những bộ vest hay áo khoác thể thao đem đến một vẻ ngoài lịch sự, chuyên nghiệp", Harrison lên tiếng.
Với cô, những bộ thường phục được chấp nhận nơi công sở ở một mức độ nhất định. "Quần jean sẫm mãu, áo sơ mi cài cúc, áo khoác thể thao, theo tôi là chấp nhận được. Bạn không nên đi quá xa vì rõ ràng nơi bạn làm việc không phải là nhà bạn". Ở góc độ của một thiết kế thời trang, Harrison nói "không" với những chiếc áo polo hay những chiếc quần mà mọi người thường mặc khi còn là sinh viên.
Thời trang công sở sẽ đi về đâu thời hậu COVID-19?
"Phù hợp là chìa khóa cho vấn đề ngay cả khi bạn diện một bộ đồ bình thường hay thậm chí là tham gia vào một họp trực tuyến qua Zoom. Với tất cả những thứ điên rồ đang xảy ra trên thế giới, điều duy nhất bạn có thể kiểm soát chính là ngoại hình của bạn. Tại sao bạn lại để cho bản sắc của bạn tiêu tan", Harrison khẳng định.