Trong giai đoạn đầu, đại dịch Covid-19 đã mang tới những thách thức to lớn đối với tập đoàn công nghệ khổng lồ này và đưa tập đoàn này vào một tình thế hiếm thấy trong lịch sử của mình.
Thời gian giao hàng kéo dài cũng như đánh giá của khách hàng trồi sụt, hàng hóa thiết yếu thì không có sẵn tại một một số khu vực cùng với sự vắng mặt của nhân công đã nối dài hơn những thách thức mà tập đoàn này gặp phải. Lần đầu tiên trong nhiều năm, thị phần của Amazon trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Hoa Kỳ thực sự suy giảm.
Khi đại dịch diễn biễn phức tạp hơn, Amazon đã chi hàng tỷ USD để đối phó, bao gồm thuê nhân công, tăng lương, cải thiện thời gian giao hàng, tiến hành kiểm tra y tế đối với đội ngũ nhân viên và ổn định chuỗi cung ứng của mình. Thị phần của tập đoàn này trên lĩnh vực bán hàng trực tuyến đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại.
Các nhà đầu tư có niềm tin rằng thói quen tiêu dùng mà đại dịch mang lại sẽ kéo dài và sau cùng sẽ giúp Amazon trở lại mạnh mẽ hơn. Giá trị vốn hóa của gã khổng lồ thương mại điện tử này đã tăng thêm 700 tỷ USD so với mức đáy hồi tháng 3 - con số bằng với giá trị của cả tập đoàn Facebook. Giá trị vốn hóa thị trường đã vượt mức 1,5 nghìn tỷ USD, và chỉ thấp hơn con số của tập đoàn Apple và tập đoàn Microsoft trong nhóm các doanh nghiệp niêm yết.
Thời gian giao hàng kéo dài và sự trồi sụt trong đánh giá của khách hàng
Rất nhiều hạn chế mang tính chất ngắn hạn của Amazon trong giai đoạn dịch bệnh là do tập đoàn này chưa chuẩn bị kỹ càng để đương đầu với sự gia tăng nhu cầu chóng mặt. Trong khi tập đoàn này vẫn dẫn trước các đối thủ cạnh tranh ở khâu đóng gói và giao sản phẩm, thì tốc độ vân chuyển hàng hóa, một điều mà làm nên danh tiếng của công ty, lại suy giảm.
Thời gian vận chuyển đối với các hàng hóa thiết yếu đã tăng thêm nhiều ngày và thậm chí dài hơn nữa đối với các hàng hóa không thiết yếu. Các đối thủ khác như tập đoàn Best Buy, tập đoàn Target đã đánh bại Amazon trong việc vận chuyển hàng hóa nhanh chóng tới khách hàng của mình.
Các vấn đề trong khâu cung ứng và tốc độ giao hàng của Amazon đã khiến cho khách hàng thất vọng và điều này dẫn tới một điều hiếm thấy đó là sự gia tăng các phản hồi tiêu cực về công ty.
Lưu lượng truy cập website Amazon suy giảm
Nguồn: SimilarWeb (thị phần); Activate Consulting (số lượng người truy cập)
Những vấn đề khó khăn của Amazon đã khiến cho người tiêu dùng chuyển sang truy cập các website thương mại điện tử khác. Trong khi lưu lượng truy cập website của Amazon giảm, lưu lượng của các website khác như Walmart, Target hay cửa hàng thiết bị nội thất trực tuyến Wayfair lại tăng nhanh.
Tình hình kho vận có hiệu quả hay không của Amazon phụ thuộc vào việc giảm thiểu lưu kho hàng hóa và giúp công ty này khác biệt so với các nhà bán lẻ truyền thống, những đơn vị thường giữ những mức lưu kho khác nhau tại các cửa hàng của mình. Hệ thống này hoạt động hiệu quả nếu nhu cầu giữ ở mức ổn định nhưng sẽ gặp áp lực lớn nếu nhu cầu tăng lên cao mà không có sự chuẩn bị. Điều này đã xảy ra vào những tuần đầu tiên khi dịch bệnh diễn ra. Để cố gắng kiểm soát chuỗi cung ứng của mình, Amazon đã phải loại bỏ một số chức năng nhất định ra khỏi website như các phiếu giảm giá trực tuyến nhằm khuyến khích khách hàng giảm thiểu số lượng mua sắm.
Đại dịch đã thay đổi cách thức mua sắm.
Nguồn: Cowen (điều tra khoảng 2.500 khách hàng trực tuyến vào tháng 06); Morgan Stanley (một phần)
Thương mại điện tử chứng kiến một sự bứt tốc chưa có tiền lệ trong giai đoạn đại dịch. Bên cạnh những cái tên như Walmart hay Target, những công ty nhỏ hơn như hãng giao nhận đồ tạp phẩm Instacart đã ghi nhận sự tăng trưởng kỷ lục về doanh số. Giá cổ phiếu của Tập đoàn Shopify, một nền tảng thương mại điện tử cung cấp các công cụ giúp cải thiện hoạt động cho các cửa hàng trực tuyến, cũng đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu tháng ba.
Các nhà đầu tư nhận định rằng Amazon, chiếm tới 1/3 doanh số bán hàng trực tuyến ở Hoa Kỳ, là kẻ chiến thắng lớn nhất. Amazon đã ghi nhận doanh số kỷ lục ở mức 88,9 tỷ USD vào quý II, trong khi các lĩnh vực kinh doanh phi bán lẻ khác tiếp tục mang lại thu nhập cho công ty.
Ổn định hoạt động logistic
Nguồn: theo Amazon (số liệu về phương tiện giao nhận); MWPVL (số liệu về các trung tâm phân phối)
Mặc dù hoạt động kinh doanh của Amazon suy giảm, nhưng niềm tin của các nhà đầu tư vẫn rất cao bởi vì tập đoàn này đã đầu tư rất lớn vào mảng logistic cũng như năng lực giao nhận. Amazon đã xây dựng các trung tâm phân phối và các trạm giao nhận nhiều hơn so với các đối thủ của mình. Tập đoàn cũng tiếp tục mở rộng hệ thống phương tiện giao nhận đường bộ và đường không, gia tăng hơn nữa năng lực nhằm quản lý tốt hơn khả năng giao nhận hàng hóa của mình.
Amazon lùi lại một bước tiến ba bước
Lưu ý: Số liệu ở hai đồ thị khác nhau do cách thức tính toán khác nhau. Nguồn: eMarketer (2016-20); Rakuten Intelligence.
Sự thống trị của Amazon trong bán hàng trực tuyến đã bị suy giảm sau khi nhu cầu mua sắm trên website này gia tăng chóng mặt và bằng với mức mua sắm trong các dịp nghỉ lễ. Tuy nhiên tình trạng đó chỉ xuất hiện trong một vài tuần đầu tiên của cuộc khủng hoảng. Rất nhiều sản phẩm trên website Amazon hết hàng trong nhiều tuần buộc khách hàng phải tìm tới những đơn vị khác.
Walmart. Target và Best Buy, những cái tên đã đầu tư rất nhiều cho mảng kinh doanh trực tuyến của mình trong những năm gần đây, đã được hưởng lợi từ các vấn đề của Amazon.
Tuy nhiên, thị phần bán hàng trực tuyến của Amazon đã tăng trưởng trở lại khi mà tập đoàn này ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Lợi nhuận của công ty trong giai đoạn từ tháng tư tới tháng sáu tăng gấp đôi so với năm trước và đạt 5,2 triệu USD, một phần do công ty giao được nhiều hàng hóa hơn chính kỳ vọng của mình.
Giá trị thị trường của Amazon "cất cánh"
Nguồn: FactSet
Các tập đoàn công nghệ đang làm ăn phát đạt trong thời kỳ đại dịch. Và là một trong những cái tên lớn nhất của làng công nghệ thế giới, giá trị thị trường của Amazon đã tăng lên nhanh chóng kể từ đầu tháng ba với mức tăng hơn 60%.
Tham khảo Wall Street Journal