Tự doanh không phải "thần thánh", cũng cắt lỗ, bán "hớ" cả nghìn tỷ

21/04/2021 16:53
Dòng tiền F0 đổ vào ồ ạt đã góp phần cho các công ty chứng khoán ghi lãi đậm về tự doanh trong quý 1/2021. Tuy nhiên diễn biến đầy bất ngờ của thị trường cũng khiến khối tự doanh bán "hớ" nhiều cổ phiếu...

Thị trường chứng khoán diễn biến sôi động và liên tiếp cán mốc lịch sử trong quý 1/2021 với dòng tiền F0 đổ vào ồ ạt đã góp phần cho các công ty chứng khoán ghi lãi đậm về tự doanh.

Theo thống kê của FiinPro, khối tự doanh công ty chứng khoán trong quý 1/2021 mua vào 678 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE, trị giá 27.280 tỷ đồng, trong khi bán ra 851,5 triệu cổ phiếu, trị giá 28.600 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 173,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là hơn 1.342 tỷ đồng, trong quý 4/2020, dòng vốn này mua ròng mạnh với gần 1.200 tỷ đồng.

Khối tự doanh bán ròng mạnh trong tháng 2 và 3 với giá trị lần lượt 547 tỷ đồng và 789,5 tỷ đồng, trong khi chỉ bán ròng vỏn vẹn 5,9 tỷ đồng ở tháng 1.

Việc bán ra hàng loạt cổ phiếu đã giúp cho các công ty chứng khoán lãi đậm. Lợi nhuận tự doanh (EVTPL) của khối doanh nghiệp chứng khoán trong quý 1/2021 hầu hết đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù vậy, nếu so với giá trị thị trường hiện tại của nhiều cổ phiếu, khối tự doanh đã bán bị hớ hàng trăm tỷ đồng.

Tại Công ty CP Chứng khoán MB (MBS), lãi bán các tài sản tài chính EVTPL đạt 38,6 tỷ đồng, tăng 34,5% so với quý 1/2020. Trong kỳ, MBS đã bán ra 1,36 triệu cổ phiếu HPG, tổng giá trị bán 60,47 tỷ đồng, tính ra giá bán bình quân 44.200 đồng/cổ phiếu, lãi 3,47 tỷ đồng. Thị giá của HPG thời điểm hiện tại 57.800 đồng/cổ phiếu, nếu để bán theo giá này, MBS có thể thu được 79,08 tỷ đồng từ bán cổ phiếu HPG. Hay nói cách khác, MBS đã bán hớ 18,6 tỷ đồng cổ HPG. 

MBS cũng bán ra hàng loạt cổ phiếu như TCB, FPT, DXG, MSN, KDH, VRE, MWG trong quý 1/2021, đây đều là những mã tăng trưởng bứt phá thời gian gần đây. Nếu tính ở thị giá hiện tại, MBS đã bán bị hớ gần 19 tỷ từ các cổ phiếu này. Tổng cộng, MBS đã bán hớ gần 38 tỷ đồng từ danh mục tự doanh. Chưa kể, MBS còn bán lỗ 7 tỷ từ các cổ phiếu STB, HPG, KDH, MSN, FPT, MWG, VRE, VHM.

Tự doanh cắt lỗ, bán "hớ" hơn nghìn tỷ đồng trong quý 1/2021 - Ảnh 1.

MBS cắt lỗ nhiều mã trong danh mục.

Tương tự, tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, lãi bán các tài sản tài chính EVTPL trong quý 1/2021 là 378 tỷ đồng, tăng 372% so với quý 1/2020. Trong kỳ, SSI đã bán ra 12,67 triệu cổ phiếu HPG, giá bán bình quân 43.935 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị bán 557 tỷ đồng, lãi được 41 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so với thị giá hiện tại của HPG thì Chứng khoán SSI đã bán bị hớ 176 tỷ đồng. 

SSI cũng đã bị bán hớ FPT 63,5 tỷ đồng; bán hớ TCB 63,5 tỷ đồng; bán hớ VPB 94,3 tỷ đồng; bán hớ MBB 38 tỷ đồng. Tổng cộng, SSI đã bán danh mục tự doanh bị thiệt 434 tỷ đồng so với giá bán cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.

SSI còn bán lỗ 288 tỷ đồng từ cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh…với danh mục như DSG, TDM. Giá bán bình quân DSG, TDM lần lượt 5.600 đồng/cổ phiếu và 26.220 đồng/cổ phiếu. Nếu tính thị giá hiện tại của DSG 7.600 đồng và TDM 27.600 đồng/cổ phiếu, SSI có vẻ cắt lỗ hơi sớm.

Tự doanh cắt lỗ, bán "hớ" hơn nghìn tỷ đồng trong quý 1/2021 - Ảnh 2.

Lỗ bán của SSI trong kỳ tăng mạnh so với quý 1/2020.

Tại Công ty CP Chứng khoán Tp.HCM (HSC), trong quý 1/2021, lãi bán danh mục tự doanh của HSC ghi nhận 625 tỷ đồng, tăng 286% so với quý 1/2021. 

Trong kỳ, HSC đã bán ra hàng loạt cổ phiếu, giảm giá trị sở hữu như HPG giảm sở hữu từ 119 tỷ đồng xuống còn 32,6 tỷ đồng; VPB giảm từ 74 tỷ đồng xuống còn 17 tỷ đồng; TCB giảm từ 102 tỷ đồng xuống còn 9,5 tỷ đồng; MWG giảm từ 45,5 tỷ đồng xuống còn 7,7 tỷ đồng, và bán sạch loạt blue-chips như MBB, VIC, VCB, VNM với giá gốc 264 tỷ đồng.

Nhìn vào thị giá HPG trong suốt quý 1, HPG giao dịch xung quanh vùng giá 41.000 - 48.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi HSC bán ra HPG ngay lập tức cổ phiếu HPG cất cánh tăng 30% kể từ đầu tháng 4. Điều này diễn ra tương tự với các cổ phiếu khác mà HSC bán ra như VPB, VIC… Như vậy, rất có thể HSC đã bán hớ hàng chục tỷ đồng từ danh mục tự doanh.

Tự doanh cắt lỗ, bán "hớ" hơn nghìn tỷ đồng trong quý 1/2021 - Ảnh 3.

Lỗ bán của HSC tăng mạnh so với quý 1//2020.

Chưa kể, HSC còn lỗ bán các tài sản tài chính EVTPL lên đến 455 tỷ đồng, trong khi năm ngoái chỉ lỗ 159 tỷ đồng.

Mặc dù không thuyết minh chi tiết các khoản lãi từ bán cổ phiếu niêm yết song trong kỳ, Chứng khoán Tecombank (TCBS) cũng ghi nhận lãi từ bán cổ phiếu 1,4 tỷ đồng. Lãi bán các khoản trái phiếu chưa niêm yết và trái phiếu niêm yết cũng mang lại cho TCBS 292 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 846 tỷ đồng của quý 1/2020. Bên cạnh đó, TCBS cũng lỗ bán các tài sản tài chính 18,3 tỷ đồng. Cùng với tăng trưởng ở các nghiệp vụ khác, kết thúc quý 1/2021 TCBS doanh thu 1.025 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với quý 1/2020; lợi nhuận sau thuế 674 tỷ đồng, tăng 65%. 

Chứng khoán Bản Việt lãi 494 tỷ đồng từ việc bán các tài sản tài chính EVTPL đồng thời cũng lỗ 163 tỷ đồng từ chính hoạt động này (tăng mạnh so với con số lỗ 30 tỷ đồng của quý 1/2020). SCBS lãi ròng từ tự doanh 330,6 tỷ đồng. Kết thúc quý 1/2021, Chứng khoán Bản Việt doanh thu 777,8 tỷ đồng; tăng 105%; lợi nhuận sau thuế 291 tỷ đồng, tăng 146% so với quý 1/2020.

Một số công ty chứng khoán khác cũng ghi nhận có những khoản lãi/lỗ bán các tài sản tài chính EVTPL như Chứng khoán KIS. Kết thúc quý 1/2021, doanh thu hoạt động của KIS tăng gấp gần 7 lần, đạt 723 tỷ đồng chủ yếu nhờ chênh lệch đánh giá lại phải trả chứng quyền đang lưu hành, môi giới lãi cho vay và các khoản phải thu. Lợi nhuận sau thuế của KIS đạt 104 tỷ đồng, tăng 205% so với quý 1/2020.

Tại Chứng khoán Everest, tại kỳ đánh giá 31/3, bên cạnh hàng loạt cổ phiếu công ty chứng khoán đang nắm giữ có lãi như NVB, GMA, HPG, VHL…thì cũng có một dãy tự doanh khiến công ty bốc hơi tiền tỷ như VIT, GDM, VCB...  

Tin mới

Honda Wave 125i 2025 ra mắt: Thêm màu mới đẹp như SH, 'ăn' 1,4L/100km
2 giờ trước
Mẫu xe máy số Honda Wave 125i đời năm 2025 vừa được ra mắt, bổ sung thêm màu sắc mới.
12 năm chỉ dùng Android, tôi tò mò dùng thử iPhone xem thế nào để rồi nhận ra Android vẫn là "đỉnh nhất"
33 phút trước
iPhone là thiết bị thú vị nhưng sử dụng điện thoại Android vẫn thoải mái nhất.
Suzuki XL7 Hybrid: Sở hữu xe gia đình chưa bao giờ dễ dàng như bây giờ
46 phút trước
Suzuki XL7 Hybrid vừa ra mắt đã nhanh chóng khẳng định vị thế trong phân khúc xe hybrid tại Việt Nam, đem đến sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ mới và hiệu suất hoạt động. Mẫu xe này liên tục nằm trong nhóm đầu doanh số xe hybrid, cho thấy mức độ phù hợp với số đông người tiêu dùng.
Vợ Shark Thái: Rất nhiều người bán kem trộn trên TikTok trộn tất cả sản phẩm với nhau không theo một công thức nào cả
46 phút trước
"Mỹ phẩm nào chả là kem trộn. Câu này đúng nhưng các bạn đừng để bị đánh tráo khái niệm. Một sản phẩm tốt được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố", vợ Shark Thái cho biết.
Nhiều chuyến bay dịp Tết đã gần lấp đầy
1 phút trước
Các hãng hàng không khuyến cáo hành khách sớm đặt vé bay để có các mức giá ưu đãi.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.