Mối lo về tự động hóa đã lan sang phương Tây, chỉ cần vào Google gõ cụm từ “Máy móc sẽ…”, lập tức thuật toán sẽ cho ra kết quả thể hiện sự bất mãn như: “...lấy mất việc của tôi”, “…lấy hết việc”, “…thay thế con người”, “…làm chủ thế giới”.
Robot làm việc thay người không còn là xa vời nữa. Từ năm 2013, Carl Benedikt Frey và Michael Osborne của Đại học Oxford đã sử dụng một thuật toán nghiên cứu về máy móc để đánh giá khả năng tự động hóa của 702 công việc khác nhau ở Mỹ. Nghiên cứu chỉ ra có đến 47% trong số đó hoàn toàn có thể do máy móc thực hiện trong vòng “một đến hai thập kỷ tới”.
Nghiên cứu mới đây ở một số nước phát triển của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng dựa trên cách tiếp cận tương tự, khác Đại học Oxford ở chỗ họ đánh giá tính tự động hóa của từng công việc, dựa trên khảo sát về kỹ năng năm 2015. Nghiên cứu cho thấy, 14% việc làm ở 32 quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi tự động hóa, tương đương khoảng 210 triệu người
Mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau ở mỗi nước, ví dụ ở Slovakia, số việc làm có nguy cơ bị máy móc thay thế nhiều gấp đôi ở Na Uy. Nhìn chung, người lao động ở nước giàu ít bị rủi ro mất việc hơn ở các nước thu nhập trung bình, nhưng mức độ cũng khác nhau ngay giữa các nước giàu.
Sự khác nhau trong cơ cấu tổ chức và sự quan hệ giữa các ngành đều dẫn đến tự động hóa, nhưng yếu tố thứ nhất mang đến nhiều khả năng hơn.
Ví dụ, ở Hàn Quốc có đến 30% việc làm được máy móc thực hiện, so với 22% ở Canada, nhưng xét tổng thể, công việc ở Hàn Quốc khó tự động hóa hơn so với ở Canada.
Nguyên nhân có thể thể là các ông chủ Hàn Quốc biết cách kết hợp cả hai yếu tố trong cùng một công việc mà không làm giảm năng suất lao động, cũng như đối với cả công việc theo dây chuyền, công việc xã hội, và các công việc sáng tạo mà máy tính hoặc robot không thể thực hiện.