Từ giá "rẻ như mớ rau", Trung Quốc làm đất hiếm đắt kỉ lục mà cả thế giới vẫn lao vào mua

26/11/2021 07:55
Một sự thay đổi đơn giản trong chính sách của Trung Quốc đã làm thay đổi hoàn toàn số phận của đất hiếm.

Gần đây, đất hiếm trở thành đề tài nóng hổi tại Trung Quốc khi nhu cầu tăng mạnh, nguồn cung suy giảm. Giá đất hiếm phá kỉ lục 10 năm qua là minh chứng rõ nhất cho tầm ảnh hưởng của nhóm các nguyên tố này.

Thông tin thêm về đất hiếm, Mary Hui, một phóng viên tại Hồng Kông, đã đưa ra một số thông tin mới về tình hình đất hiếm ở Trung Quốc và trên thế giới. Nhiều bài viết của Mary Hui đã được đăng tải trên các trang South China Morning Post (SCMP), The New York Times, The Washington Post và CityLab.

Chính sách đất hiếm của Trung Quốc

Đất hiếm là loại vật chất có từ tính. Vì vậy, chúng trở thành nguyên liệu phù hợp để làm pin. Hay nói cách khác, pin làm với đất hiếm có thể mang nhiều năng lượng hơn trên một lượng trọng lượng nhất định. Đất hiếm còn phát quang, mang tính điện và có tính xúc tác, nghĩa là đất hiếm có thể làm chất xúc tác hoặc hỗ trợ cho một số phản ứng hóa học nhất định diễn ra nhanh hơn.

Đất hiếm cũng rất cần thiết với ngành sản xuất công nghệ cao. Một lượng rất lớn đất hiếm sẽ cần thiết cho những thứ như xe điện và tua-bin gió - những thứ sẽ rất quan trọng để giảm lượng khí thải carbon. Vì vậy, có thể nói rằng đất hiếm đang thực sự đi đầu trong cuộc đối thoại toàn cầu hiện tại.

Từ giá rẻ như mớ rau, Trung Quốc làm đất hiếm đắt kỉ lục mà cả thế giới vẫn lao vào mua - Ảnh 1.

Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu đất hiếm lớn nhờ thay đổi lớn trong chính sách.

Tuy nhiên, việc khai thác đất hiếm không hề dễ dàng. Đầu tiên, phải khai thác quặng từ mặt đất, sau đó cần nghiền nát, tinh lọc và cho vào các lò nhiệt độ cao. Công đoạn tiếp theo là rửa bằng nước để loại bỏ các tạp chất trước khi phân tách các chất riêng biệt từ những dung dịch chứa kim loại. Sau nhiều công đoạn, nhà máy mới thu được kim loại đất hiếm tinh khiết hoặc các oxit đất hiếm. Sản phẩm cuối này được bán cho các công ty cần những thứ đó để làm nam châm đất hiếm hoặc pin.

Trung Quốc không ngẫu nhiên trở thành nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất. Nước này thực sự đạt mục tiêu đó bằng cách sử dụng chính sách công nghiệp có mục tiêu.

Ví dụ, từ những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu sử dụng các khoản giảm thuế xuất khẩu để khuyến khích sản xuất đất hiếm. Vì vậy, các nhà sản xuất đã được trả lại thuế bằng cách xuất khẩu đất hiếm. Sau đó, chính phủ muốn sửa đổi và tạo ra cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp đất hiếm. Vào những năm 90, Trung Quốc đã vào cuộc nghiêm túc. Thay vì giảm thuế xuất khẩu đất hiếm, Trung Quốc đưa ra hạn ngạch xuất khẩu để ưu đãi một số mặt hàng xuất khẩu đất hiếm. Bắc Kinh muốn ưu tiên xuất khẩu đất hiếm đã qua xử lý tay vì đất hiếm ở dạng thô.

Tới những năm 2000, hoạt động khai thác và chế biến đất hiếm ở nước ngoài ngày càng sổi nổi, kéo theo cạnh tranh ngày càng gia tăng.

Trung Quốc lo ngại trước hiện tượng này và đặt toàn bộ mục tiêu vào đảm bảo rằng lượng đất hiếm xuất khẩu của Trung Quốc không bị bán với giá rẻ mạt - còn được gọi là "giá bắp cải", thấp hơn nhiều so với giá trị thực của chúng.

Những nỗ lực của Trung Quốc dường như đã có hiệu quả. Mới đây, ngày 10/11, trong vòng 3 phút sau khi mở cửa, cuộc đấu giá Công nghệ cao lần thứ 85 của Tập đoàn Đất hiếm Bắc Trung Quốc đã ghi nhận 4 lô hàng tổng cộng 20 tấn neodymium praseodymium được chốt với "mức giá trên trời" ở mức 930.000 nhân dân tệ/tấn (tương đương 145.452 USD). Điều đó đồng nghĩa với việc 20 tấn đất hiếm này có giá 2,9 triệu USD, khoảng 60 tỉ VNĐ.

Đáng lưu ý, trước đó, ngày 28/10, giá bán của lô đất hiếm tương tự mới chỉ có 735.000 nhân dân tệ/tấn (115.000USD, tương đương mức tăng giá khoảng 26% chỉ sau 2 tuần).

Giá đất hiếm đang tăng đột biến ở Trung Quốc. Các loại được sử dụng để làm nam châm vĩnh cửu tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt. Giá đã tăng gần gấp đôi trong năm nay.

Lạm phát gieo rắc nỗi kinh hoàng cho cả châu Á: 1 chiếc pizza đủ nuôi sống 150 người, giá tăng cao đến mức phải dùng dầu từ đèn để nấu ăn

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
10 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.