Từ một 'hình mẫu', số ca Covid-19 tăng gấp 10 lần trong 1 tháng: Điều gì đang xảy ra ở Singapore?

08/04/2020 21:10
Đáng lo hơn, làn sóng thứ hai này cũng bao gồm nhiều ca nhiễm do lây truyền tại địa phương (quốc nội) và các trường hợp không thể tìm thấy nguồn lây.

Bất chấp chiến lược lần tìm người tiếp xúc, cách ly và hạn chế đi lại một cách nghiêm ngặt của các thành phố ở Singapore, làn sóng lây nhiễm thứ hai từ cư dân trở về từ nước ngoài và lây truyền nội địa đã xuất hiện với số ca bệnh tăng đột biến từ 100 đến 1.000 trong một tháng.

Các chuyên gia nói rằng mọi người cần phải giãn cách xã hội nghiêm túc hơn.

Thật khó tin những thay đổi này lại xảy ra trong vòng có 1 tháng.

Vào đầu tháng 3, Singapore chỉ có hơn 100 trường hợp nhiễm corona virus và trở thành một trong những "mẫu hình" chống dịch được các quốc gia khác học hỏi. Việc tích cực theo dõi những người tiếp xúc với bệnh nhân theo quy trình cách ly nghiêm ngặt và khuyến cáo về hạn chế đi lại đã nhận được nhiều lời khen.

Người ta cũng ấn tượng với tỉ lệ xét nghiệm C ovid-19 thuộc hàng cao nhất thế giới được thực hiện ở đảo quốc này. Tính đến ngày 25 tháng 3, Singapore đã thực hiện 6.800 test/ 1 triệu người, so với con số tầm 6.500 ở Hàn Quốc và 1.000 ở Đài Loan.

Một số báo nói rằng khá nhiều quốc gia "ghen tị" với Singapore vì đất nước nhỏ bé này đã chống dịch hiệu quả, thể hiện qua việc giữ mức độ lây nhiễm thấp, trong khi trường học và các trung tâm thương mại vẫn mở cửa sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên, chỉ vừa mới sang tháng 4 thì số ca nhiễm Covid-19 ở Singapore đã vượt mốc 1.000 người và viễn cảnh không còn màu hồng như trước. Cần nhắc lại rằng trong suốt tháng 2, số ca nhiễm mới mỗi ngày là dưới 10 ca, nhưng chỉ riêng ngày 1 tháng 4 rồi đã có tới 74 trường hợp mắc mới.

Vào ngày 29 tháng 2, chỉ có 6 cụm nhiễm trùng tại địa phương; nhưng đến đầu tháng 4 đã có hơn 20 cụm nhiễm, trong đó có studio chụp ảnh cưới, các ký túc xá của công nhân và một số viện dưỡng lão.

Giáo sư Jeremy Lim, chương trình Y tế toàn cầu tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock nói rằng "Chắc chắn, tất cả chúng ta phải lo lắng về làn sóng thứ hai của dịch bệnh".

Tại sao chuyện này lại xảy ra?

Làn sóng đầu tiên bắt đầu khi khách du lịch từ Trung Quốc đại lục truyền virus cho cư dân Singapore trong giai đoạn đầu của đại dịch, với những ca nhiễm xảy ra sớm nhất, trước khi nhà nước thực hiện hạn chế đi lại/du lịch.

Khi số lượng các trường hợp tăng lên, Chính phủ Singapore đã đưa ra các hạn chế đi lại/du lịch nghiêm ngặt hơn, đầu tiên nhắm mục tiêu du khách nước ngoài đến từ Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc, Ý và Iran, và cuối cùng cấm tất cả du khách.

Tuy nhiên, phần lớn làn sóng lây nhiễm thứ hai liên quan đến cư dân Singapore trở về từ các quốc gia như Hoa Kỳ và Anh, và đang cho thấy sự tăng đột biến.

Đáng lo hơn, làn sóng thứ hai này cũng bao gồm nhiều ca nhiễm do lây truyền tại địa phương (quốc nội) và các trường hợp không thể tìm thấy nguồn lây.

Để đối phó với làn sóng thứ hai, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp cách ly xã hội chặt chẽ hơn, cấm mọi người đi lại từ 23/3 và 27/3, đóng cửa các quán bar và địa điểm ăn chơi về đêm, hạn chế tụ tập 10 người và đưa ra hình phạt cho các cá nhân và nhà hàng không giữ khoảng cách giữa các khách hàng hơn 1 mét.

Người dân được khuyến khích ở nhà và đi ra ngoài chỉ để lấy nhu yếu phẩm.

Tuần này, Bộ trưởng Phát triển Quốc gia Lawrence Wong, đồng chủ tịch đội đặc nhiệm coronavirus, cho biết 2 tuần tới sẽ là rất quan trọng trong việc chứng minh liệu các biện pháp mạnh tay này có hiệu quả hay không. Ông nói rằng Chính phủ cần phải chỉ ra rằng trên thực tế, mỗi một người dân đều đang đóng vai trò ở chiến tuyến chống dịch.

Thực thi chưa triệt để?

Dù nhiều người nói rằng hiện tượng tăng ca nhiễm ở Singapore không phải là ngoại lệ trong bối cảnh toàn cầu, với số ca nhiễm tăng gần gấp 10 lần trong tháng 3 vừa qua, một số chuyên gia cho rằng có thể các biện pháp đưa ra chưa được thực thi triệt để.

Ông Lee cho biết nhiều người dân vẫn chưa thực sự coi trọng chiến lược giãn cách xã hội, vì chỉ có 40% nhân viên trong các khu thương mại trung tâm đang làm việc tại nhà. Chính quyền Singapore đã cảnh báo rằng những người không làm việc từ xa trong khi có thể thực hiện sẽ có thể bị truy tố.

Chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam cho biết công chúng cần phải nhiệt tình và hăng hái hơn trong giãn cách xã hội và cho rằng dịch bệnh đang chiến thắng vì sự thiếu ý chí của một số người dân.

Giáo sư Teo Yik Ying, Đại học Quốc gia Singapore nói rằng nếu người dân không làm theo những chỉ dẫn đơn giản, thì dù chính phủ có đưa ra biện pháp gì, bệnh dịch cũng sẽ không thể kiểm soát.

Sự nhấn mạnh về giãn cách xã hội được đưa ra trong bối cảnh có vài nghiên cứu mới cho thấy virus có thể lây lan ngay cả trước khi bệnh nhân có triệu chứng.

Trong một bài viết trên website của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ tuần trước, các nhà nghiên cứu Singapore đã trình bày chi tiết về cách 5 bệnh nhân không có triệu chứng đã lây lan virus sang 7 người khác.

Báo cáo này ám chỉ rằng việc chỉ áp dụng hạn chế tiếp xúc ở những người có triệu chứng có thể là không đủ vì những người không có triệu chứng có thể truyền bệnh cho người tiếp theo.

Sự gia tăng số ca nhiễm quốc nội cũng gây lại tranh luận về giá trị của việc đeo khẩu trang. Trước đây, chính quyền Singapore đã nói với người dân rằng không nên đeo vì cần để dành chúng cho nhân viên y tế, giống với hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Tuy nhiên, gần đây cả WHO và CDC đã thay đổi hướng dẫn về khẩu trang sau khi có thêm ý kiến cho rằng việc đeo khẩu trang tích cực ở một số nước đã giúp giảm số ca nhiễm.

Khuyến cáo hiện nay của CDC dành cho người dân là đeo vải che mặt (cloth face coverings, không nhất thiết phải là khẩu trang y tế vốn cần ưu tiên cho các bác sĩ và nhân viên y tế) ở tâm dịch, ở những nơi công cộng khi không bảo đảm được giãn cách vật lý.

Giáo sư Lim cho biết, đây có thể là một biện pháp cần thêm vào chiến lược hiện nay, đặc biệt là ở những nơi đông người.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng việc đeo khẩu trang cũng có thể làm người ta chủ quan về sự an toàn, khiến họ lơ là các biện pháp giãn cách xã hội.

Trong khi đó, chuyên gia Leong Hoe Nam cho biết Singapore hiện phải đối mặt với hai thách thức: không đủ khẩu trang cho toàn dân và cần phải có thêm người tuân thủ giãn cách xã hội. Nếu không có thêm hành động, hệ thống y tế sẽ bị quá tải bởi số ca bệnh đang tăng theo cấp số mũ.

Dịch bệnh đang chiến thắng chúng ta vì sự thiếu ý chí của một số công dân - Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam, Singapore nói.

Cần chuẩn bị cho cả phương án 2

Từ một hình mẫu, số ca Covid-19 tăng gấp 10 lần trong 1 tháng: Điều gì đang xảy ra ở Singapore? - Ảnh 1.

Người bán hàng tại trung tâm mua sắm Bugis Junction ở Singapore. Ảnh: EPA

Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng những gì có thể thực thi là có giới hạn. Theo Michael Osterholm, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, cách tiếp cận của Singapore là một trong những cách tốt nhất và những gì đang xảy ra ở Singapore thực sự cho thấy dịch Covid-19 này rất khó đánh bại và kìm hãm.

Một số chuyên gia khác nói rằng chính phủ Singapore đã gần hết các lựa chọn để thực thi giãn cách xã hội nghiêm khắc hơn. Việc chuyển hết tất cả mọi người vào trạng thái "làm việc tại nhà" có lẽ là bất khả thi và ông Lim nói rằng có lẽ chỉ còn ba việc có thể làm là ngừng toàn bộ giao thông công cộng, đóng cửa trường học và tất cả các địa điểm ăn uống và trung tâm thương mại.

Các chuyên gia không chắc có thể làm gì khác và liệu có thể làm tê liệt/đóng băng xã hội như vậy trong bao lâu.

Trong khi đó, Bộ trưởng Wong thừa nhận rằng thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn như phong tỏa/lockdown 2 tuần sẽ không mang lại kỳ tích. Ông nói rằng thay vào đó, Singapore cần và đã được chuẩn bị một loạt các phanh hãm/brakes cho "kháng chiến trường kỳ" với Covid-19.

Tham khảo:

 https://www.scmp.com/week-asia/health-environment/article/3078199/coronavirus-singapore-100-1000-infections-one-month

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prevent-getting-sick/cloth-face-cover.html?fbclid=IwAR1Y2sdB-L3X8EDir9WOu7EwniUZvLSsiANl41EWzeGIcSwMvEf1-JRo2qU

https://time.com/5799964/coronavirus-face-mask-asia-us/?fbclid=IwAR32tws82hJ55H127zU9s63udC6ctDtj8n1qG4obFbUFjmy0JGM5jz03mFY


Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
1 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
39 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
15 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
22 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.