Từ một tiệm bán vải trên phố, gia tộc này đã biến thành đế chế kinh doanh toàn cầu trị giá 1,8 tỷ USD, hoạt động ở gần 100 quốc gia khắp thế giới

12/10/2018 14:00
Vaswani đang điều hành Tolaram Group - một công ty thuộc sở hữu của gia tộc ông có trụ sở tại Singapore với giá trị thị trường ước tính lên tới 1,8 tỷ USD.

Cha của Mohan Vaswani - người khởi nghiệp bằng việc bán vải vào năm 1948 từ một cửa hàng nhỏ trong thị trấn ở Indoneisa từng nói với ông rằng: "Một ngày, con sẽ điều hành một doanh nghiệp có mạng lưới trên toàn thế giới".

Hiện đã 80 tuổi, Vaswani đang điều hành Tolaram Group - một công ty có trụ sở tại Singapore với giá trị thị trường ước tính lên tới 1,8 tỷ USD. Tập đoàn Tolaram đang xây dựng một cảng biển ở Nigeria, sản xuất giấy tại Estonia, điều hành một ngân hàng tại Indonesia và cung cấp điện tại Ấn Độ. Họ cũng sở hữu mạng lưới sản xuất và phân phối thực phẩm trên khắp châu Phi và bán ở hơn 75 quốc gia trên toàn thế giới. Hiện tại, công ty đang hướng tới mở rộng dịch vụ kỹ thuật số và lên kế hoạch mở thêm một quỹ đầu tư.

Vậy làm thế nào một công ty có tuổi đời 70 năm, kiến tạo nên một tập đoàn vẫn cho cảm giác giống một tập hợp của các startup và các doanh nghiệp riêng lẻ hơn là một đế chế đa quốc gia?

Một trong những doanh nghiệp mới nhất của họ là hãng cho vay trực tuyến có tên Tunaiku - hoạt động như một doanh nghiệp riêng bên trong ngân hàng PT Bank Amar của tập đoàn.

Dù gia đình vẫn nắm quyền kiểm soát công ty nhưng hoạt động hàng ngày tại 18 doanh nghiệp khác nhau được vận hành bởi những quản lý chuyên nghiệp được thuê từ bên ngoài gia tộc - những người luôn được khuyến khích đưa ra những ý tưởng mới mẻ.

"Chúng tôi không sợ. Khi nhìn thấy cơ hội, chúng tôi sẵn sàng đón nhận rủi ro", Vaswani nói.

Trng suốt 7 thập kỷ hoạt động, Tolaram đã hình thành nên 100 doanh nghiệp. Khoảng 75% trong số đó thất bại nhưng chỉ 1 trong 4 cái thành công đã bù đắp cho việc đó.

"Sự mở rộng của Tolaram trong những thập kỷ qua đạt một tốc độ tăng trưởng cục kỳ ấn tượng", theo Oriano Lizza - Giám đốc chiến lược tại CMC Market. Ông nói rằng sức mạnh thành công của công ty đến từ sự da dạng và yếu tố dám chấp nhận rủi ro để mở rộng sang nhiều quốc gia và mảng doanh nghiệp.

Vaswani thì nói rằng thành công đó là nhờ có một yếu tố trong văn hóa tập đoàn đó là gia đình có xuất phát từ Sindh - một tỉnh tại Pakistan nổi tiếng sản sinh ra những doanh nhân tại quê nhà và cả nước ngoài.

"Sindhi là một cộng đồng doanh nghiệp. Họ là những doanh nhân. Dù chỉ có một lượng tiền nhỏ nhưng họ vẫn khởi nghiệp bởi không thích làm việc cho người khác".

Khoảng cuối thế kỷ 18, các thành viên trong gia đình Vaswani đã tới Indonesia. Vaswani gia nhập doanh nghiệp vải của gia đình khi mới 10 tuổi và quản lý công ty ở tuổi 19. Ông đã mở rộng từ phân phối đến sản xuất và thành lập các nhà máy ở nước ngoài gồm Mỹ, Anh, Đức, Nam Phi và Baltic.

"Trong gia đình tôi, các thành viên được trao quyền quản lý từ rất sớm. Không giống bây giờ, chúng tôi không cần phải học tập hay thử nghiệm gì trước cả".

Để lấy ví dụ về việc mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới, Vaswani nói về cách tạo ra hoạt động kinh doanh ở nước ngoài đầu tiên vào năm 1970. "Tôi đã nói với các bạn của mình - những người kinh doanh tại châu Phi rằng muốn đa dạng hóa doanh nghiệp ra ngoài Indonesia. Và họ nói: Sao anh không tới châu Phi xem sao?

"Ồ nhưng tôi chẳng biết gì về châu Phi cả".

Thế là bạn Vaswani mời ông tới đây nghỉ 2 tuần để tham khảo thị trường. Vaswani đã tới Nigeria sau đó là Ghana và Ivory Coast. Một tháng sau, ông khởi nghiệp tại Lagos, Nigeria - nơi có thu nhập bình quân đầu người cao nhất và cũng là nơi con người có tính cách thẳng thắn chân thật, dám chấp nhận rủi ro.

Trong văn phòng ở một khu công nghiệp mới phát triển, ngoại ô Singapore, Vaswani nhìn vào bức tranh gia đình.

Ông không theo mô hình kinh doanh của các gia tộc châu Á điển hình là hoạt động, tài sản và thành viên gia đình tất cả đều được kiểm soát bởi vị tộc trưởng.

"Chúng tôi quyết định các thành viên trong gia đình cùng ở mức độ cổ đông thôi. Nếu một quản lý chuyên nghiệp được thuê từ ngoài vào mắc sai lầm, bạn có thể đổi người. Với các thành viên trong gia đình, thì điều này nhạy cảm hơn".

Điều này có thể là nguyên nhân giúp công ty tránh được số phận giống như rất nhiều gia đình từng thất bại khi trao quyền cho thế hệ thứ 2 hoặc 3.

Tổng thể quyền kiểm soát vẫn thuộc về gia đình tôi. Những mảng kinh doanh của Tolaram - trên tất cả các hoạt động thương mại được dẫn dắt bởi Aswani - CEO - người tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế tại Đại học London. The oshk Tolaram Foundation - một quỹ từ thiện thành lập vào năm 2016 hiện được điều hành bởi con gái ông là Sumitra Aswani - một bác sỹ thực tập. Tuy nhiên văn phòng gia đình được quản lý bởi một đội ngũ mà đứng đầu là Manish Tibrewal - người gia nhập vào năm 2004 như một người kiểm soát tài chính trong chuỗi sản xuất mỳ của Tolaram ở Nigeria.

Nhìn chung toàn tập đoàn thì hiện được sở hữu bởi Mohan Vaswani - 2 con trai của ông, 3 người cháu trai, một người anh em họ và một quỹ.

Là chủ tịch, Vaswani không còn liên quan tới hoạt động hàng ngày nhưng ông vẫn tới văn phòng hàng ngày và đưa ra nhiều quyết định quan trọng liên quan tới các doanh nghiệp.

Đam mê của ông là từ thiện và làm vườn - khi ông du lịch tới các nơi hoạt động của Tolaram, ông đều đảm bảo rằng các nhà máy đều có một khu vườn được chăm sóc kỹ càng.

Ông cũng điều hành và quản lý hoạt động mở rộng của tập đoàn - hiện có hơn 10.000 nhân viên, so với con số 1.000 vào những năm 1970 khi công ty chỉ tập trung tại Indonesia. Ông nói muốn để tập đoàn phát triển một cách tự nhiên thay vì thông qua các thương vụ thâu tóm, thuê người trẻ tuổi và hướng họ tới văn hóa của tập đoàn.

Công ty hiện đã mở rộng tại nhiều nơi ở châu Phi và Indonesia, theo Aswani với sự tập trung vào các dịch vụ liên quan tới tiêu dùng và kỹ thuật số.

Nhìn chung, việc kết hợp được tất cả các mảng kinh doanh khác nhau như kể trên cần một sự trung thành của gia đình mạnh mẽ. Bản thân Aswani thừa nhận: "Trong DNA, bản chất chúng tôi vẫn là một gia tộc Tolaram".

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
30 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
7 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.