Từ "người thất nghiệp nổi tiếng nhất nước Mỹ" trở thành ông chủ đế chế hùng mạnh nhất phố Wall

17/03/2020 12:43
Sau 15 năm, ông đã xây dựng JPM thành ngân hàng nổi tiếng nhất thế giới. Đó là ngân hàng lớn nhất nước Mỹ xét theo tài sản và cũng có lợi nhuận cao nhất. Năm 2019 JPMorgan phá vỡ kỷ lục thế giới về lợi nhuận.

Trên phố Wall có một giai thoại là sau khi chiến thắng căn bệnh ung thư năm 2014, bất cứ khi nào Jamie Dimon được hỏi ông định nắm ngôi vương ở JPMorgan Chase (JPM) trong bao lâu nữa, câu trả lời luôn là "5 năm nữa". Đôi lúc ông nói câu này kèm theo một cái nháy mắt, có lúc còn kèm theo thái độ có chút bực dọc.

Vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn sau ngày 5/3, khi người đàn ông 63 tuổi phải vào phòng cấp cứu sau khi trải qua 1 cơn đau tim. Sau đó JPM thông báo rằng ông "đang hồi phục tốt", trong khi hai cấp dưới thân cận Gordon Smith và Daniel Pinto sẽ đảm nhiệm công việc điều hành cho đến khi Dimon quay trở lại. Do đó câu hỏi bao giờ Dimon sẽ lùi về hậu trường, ai sẽ là người thay thế ông lại được chú ý hơn bao giờ hết.

Đối với một người thường không bao giờ tự đánh giá thấp chính bản thân mình như Dimon, ngay cả bản thân ông cũng không thể tưởng tượng mình đã đạt được thành công lớn đến vậy. Sau 15 năm, ông đã xây dựng JPM thành ngân hàng nổi tiếng nhất thế giới. Đó là ngân hàng lớn nhất nước Mỹ xét theo tài sản và cũng có lợi nhuận cao nhất. Năm 2019 JPMorgan phá vỡ kỷ lục thế giới về lợi nhuận. Đó cũng là 1 ông lớn ở phố Wall, và mảng bán lẻ rất hùng mạnh.

Dimon chính là ông chủ nổi tiếng nhất của JPM kể từ khi nhà sáng lập John Pierpont Morgan đặt những viên gạch đầu tiên từ cuối thế kỷ 19. Là con trai trong 1 gia đình nhập cư từ Hy Lạp đã định cư ở New York, ông mang đến vẻ dân dã (thậm chí có người cho là thô lỗ) cho ngân hàng từng được coi là quý phái nhất nước Mỹ. Ông luôn khuyến khích sự cởi mở và truyền cảm hứng cho lòng trung thành.

Quyết định quan trọng nhất sự nghiệp

Kể cả khi JPM tiếp tục lớn mạnh và trở thành gã khổng lồ ở phố Wall, và Dimon cũng không ngại ngần đưa ra ý kiến về nhiều vấn đề chính sách công vượt quá tầm hiểu biết của ông, từ cải cách y tế đến chênh lệch giàu nghèo, ông đã tránh được những lời gièm pha mà những lãnh đạo doanh nghiệp lớn khác thường mắc phải. Nhiều lần có tin đồn ông sẽ trở thành Bộ trưởng Tài chính, thậm chí là 1 "chú ngựa ô" nếu trở thành ứng viên Tổng thống.

Quyết định quan trọng nhất trong sự nghiệp của Dimon là từ những năm ông 20 tuổi, khi ông từ chối công việc béo bở tại Goldman Sachs để cùng với người thầy Sanford Weill (sau này là ông chủ của American Express) thành lập 1 công ty tài chính quy mô lớn. Sau một loạt vụ M&A, năm 1998 hai người lập nên đế chế tài chính Citigroup nhưng sau đó 1 năm, giữa họ xuất hiện mâu thuẫn và Weill đã sa thải Dimon. Sau khi từ chối một loạt đề nghị hấp dẫn, Dimon được mệnh danh là "người đàn ông thất nghiệp nổi tiếng nhất nước Mỹ".

Tháng 3/2000, Dimon trở thành CEO của Bank One, ngân hàng lớn thứ 5 ở Mỹ. Và khi JPMorgan thâu tóm Bank One tháng 7/2004, Dimon trở thành chủ tịch kiêm COO của JPMorgan Chase.

Dưới thời Dimon, JPM đã thành công vang dội. Lúc đó Citigroup được coi là ngân hàng tốt nhất nước Mỹ, với giá trị vốn hóa cao gấp đôi JPM và tỷ suất sinh lời ROE ở mức 19,2% trong suốt 5 năm, so với con số 8,9% của JPM.

Thời gian trôi đi và JPM đã thay đổi theo rất nhiều thước đo. Năm 2006, ngân hàng đầu tư của JPMorgan chiếm được thị phần lớn về phí tư vấn trên phố Wall nhưng vẫn bị các đối thủ bỏ xa ở mảng bán lẻ. Ngày nay thì JPM chiếm được ngôi vương ở cả hai mảng.

Mảng bán lẻ của JPMorgan đã lớn mạnh gấp nhiều lần. Nếu như năm 2006 ngân hàng này chỉ nắm 3,6% lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân ở Mỹ thì hiện giờ tỷ lệ là 9%. Khoảng 25% số tài khoản vãng lai mới được mở ra ở Mỹ trong năm ngoái là do JPM phát hành. Tổng tài sản mà JPM thay mặt khách hàng quản lý là 2.700 tỷ USD, cao gấp đôi năm 2006. Những thương vụ M&A trong suốt khủng hoảng tài chính 2008, như vụ Bear Stearns hay quỹ tương hỗ WaMu đã giúp quy mô của JPM nhảy vọt so với các ngân hàng Mỹ và châu Âu khác.

Từ người thất nghiệp nổi tiếng nhất nước Mỹ trở thành ông chủ đế chế hùng mạnh nhất phố Wall - Ảnh 1.

Tỷ lệ ROE của các ngân hàng

Quan trọng nhất, JPM có tình hình tài chính khỏe mạnh. Tỷ lệ lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) là 9 USD trong năm 2019, cao gấp 4 lần so với 2005. Năm 2019 tỷ lệ ROE là 15%, cao hơn vài điểm phần trăm so với các ngân hàng Mỹ và Trung Quốc, gấp đôi so với những ngân hàng khỏe mạnh nhất ở châu Âu. JPM đạt được điều này mà không phải dựa vào những cách thức dễ dàng như tăng tỷ lệ đòn bẩy.

Các nhà đầu tư nhận thức rõ sức mạnh của JPM. Giá trị vốn hóa của ngân hàng cao hơn 50% so với đối thủ gần nhất là Bank of America. JPM cũng đánh bại các đối thủ nước ngoài, ví dụ giá trị vốn hóa cao gấp 6 lần so với Banco Santander – ngân hàng lớn nhất eurozone xét theo giá trị vốn hóa. Trong 15 năm qua tạp chí Economist đã nhắc đến một loạt các ngân hàng toàn cầu - Citigroup, Bank of America, HSBC, Deutsche Bank—có thể trở thành đối thủ thực sự của JPM nhưng họ đều đã bị bỏ lại khá xa.  

Đâu là những nhân tố giúp Dimon thành công? Những ông chủ tốt nhất thường có cả hai yếu tố may mắn và thông minh, và Dimon cũng không phải là ngoại lệ. Những ngân hàng châu Âu từng tràn vào Mỹ trong những năm 1990 giờ bị gạt sang 1 bên một phần là bởi những khó khăn trên thị trường nội địa, nơi lãi suất siêu thấp ăn mòn hết lợi nhuận thặng dư. Các ngân hàng Nhật cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Trong một số mảng kinh doanh chủ chốt, Dimon đã tận dụng những cuộc cách mạng trên hệ thống tài chính kể từ khủng hoảng đến nay. Lấy ví dụ mảng giao dịch trái phiếu. Trước khủng hoảng, những ngân hàng đầu tư thành công nhất tập trung vào các giao dịch phái sinh phức tạp. Giờ đây lợi nhuận của họ giảm sút vì một mớ quy định khắt khe được đưa ra sau khủng hoảng. Những ngân hàng mạnh nhất còn trụ lại được đều giỏi về các giao dịch vốn được coi là tẻ nhạt như mua bán các công cụ tài chính bằng vốn của khách hàng thay vì vốn của mình. Đây cũng là thị trường mà ngân hàng của Dimon chiếm lĩnh thị phần lớn.

Từ người thất nghiệp nổi tiếng nhất nước Mỹ trở thành ông chủ đế chế hùng mạnh nhất phố Wall - Ảnh 2.

Giá trị vốn hóa của các ngân hàng

Nhưng ông không chỉ có may mắn mà còn có tầm nhìn chiến lược. Khi tiếp quản JPM, ông đã là một trong những lãnh đạo xuất sắc nhất của phố Wall với vẻ tinh khôn, hình ảnh khá bắt mắt trên sóng truyền hình và thần thái lôi cuốn. Do đó ông thu hút được rất nhiều sự chú ý của truyền thông. Nhưng ông cũng nổi tiếng là người nghiện số liệu và cắt giảm chi phí. Giá trị mà ông tạo ra được ở Bank One chủ yếu dựa trên sự tằn tiện chứ không phải tăng trưởng doanh thu. Do đó nhiều người hoài nghi liệu ông có thể lặp lại "mánh khéo" tương tự ở JPM, 1 định chế lớn hơn rất nhiều hay không.

Trong lá thư gửi cổ đông năm 2005, lá thư đầu tiên trên cương vị ông chủ JPM, ông vạch ra tầm nhìn khiến mọi người phải trầm trồ. Ông đã viết về mối liên kết rất tự nhiên giữa các bộ phận khác nhau của 1 ngân hàng lớn – giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư, ngân hàng bán lẻ và mảng kinh doanh thẻ tín dụng, giữa mảng quản lý tiền mặt và quản lý tài sản. Ở câu chốt, Dimon tuyên bố "quy mô và sức mạnh là thứ làm ra vấn đề".

Tầm nhìn này đã được chứng minh. Đầu tiên, trong những năm trước khủng hoảng, ông tập trung vào việc rũ bỏ sự mềm yếu của ngân hàng. Điều này hoàn toàn dễ dàng khi ông đã có kinh nghiệm dọn dẹp thương vụ M&A gây nhiều rắc rối giữa Bank One và First usa. Sau đó ông thực hiện cắt giảm chi phí hợp lý.

Tuy nhiên khủng hoảng tài chính mới là cơ hội để Dimon chứng tỏ tài năng. Mọi người nhanh chóng nhận ra rằng JPM được chuẩn bị tốt hơn hẳn so với hầu hết các ngân hàng khác để đối phó với cơn bão này. Một phần là nhờ ông luôn kiên định với 1 bảng cân đối khỏe mạnh, và còn bởi phong cách quản lý "luôn suy xét mọi thứ từ câu hỏi điều gì có thể đi chệch hướng" của ông.

Hàng tuần Dimon đều họp với tất cả những người đứng đầu các mảng kinh doanh chính. Cuộc họp này không giới hạn thời gian cụ thể, có khi chỉ kéo dài vài phút nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày. Và tại đó ông thường xuyên truy hỏi các cấp dưới về những rủi ro mà bộ phận của họ có thể đối mặt. Chính tại một trong những cuộc họp như vậy hồi năm 2006 mà vấn đề với các khoản vay thế chấp dưới chuẩn được phát hiện. Sau đó JPM bắt đầu thực hiện những biện pháp chống đỡ, 18 tháng trước khi các ngân hàng khác bắt đầu làm việc đó. Trong khi các đối thủ vật lộn để tồn tại, JPM đã ở vị thế rất tốt để "nuốt gọn" Bear Stearns và WaMu.

Giờ JPMorgan Chase cần gì ở Dimon?

Dù đã vượt qua khủng hoảng một cách vẹn toàn, JPM vẫn phải trả giá khá đắt cho một số sai lầm. Đó là những khoản phạt hàng tỷ USD (khoản đắt nhất là 13 tỷ USD) vì đã dẫn dắt nhà đầu tư sai hướng về những khoản vay độc hại. Ngoài ra JPM cũng phải chi 2,6 tỷ USD giàn xếp các cáo buộc liên quan đến vụ lừa đảo của Bernie Madoff.

Năm 2012, JPM lỗ 6 tỷ USD vì các giao dịch phái sinh khổng lồ của 1 nhân viên được mệnh danh là "cá voi London". Các cổ đông kêu gọi tách bạch vai trò của CEO và chủ tịch. Các chính trị gia, giới phân tích buộc tội JPM "quá lớn để sụp đổ" và "quá lớn để quản lý". Ngân hàng cũng đối mặt với những chỉ trích vì nhúng tay vào những ngành công nghiệp bẩn.

Dẫu vậy, Dimon vẫn kiên định với chiến lược của mình và lợi thế quy mô đã đem lại trái ngọt. Điều này không chỉ được thể hiện trên kết quả kinh doanh mà còn có thể nhìn thấy từ hành xử của các đối thủ. Goldman Sachs từng chế giễu những mảng tẻ nhạt như nhận tiền gửi giờ đây cũng đang cố gắng bắt chước mô hình của JPM.

Giờ đây JPM cần gì ở Dimon? Nếu sức khỏe cho phép, tất nhiên ông có thể tìm thấy rất nhiều lý do để ở lại. Chỉ trong 3 tuần qua, giá cổ phiếu JPM đã giảm tới 30% trong bối cảnh dịch bệnh khiến thị trường tài chính chao đảo. Con tàu này vẫn cần người giúp cân bằng trở lại.

Về dài hạn JPM còn phải chiến thắng trong cuộc chiến công nghệ. Với các công ty fintech tiếp tục mọc lên rầm rộ và những ông lớn công nghệ như Amazon hay Google bận rộn thử nghiệm các dịch vụ tài chính, những đột phá công nghệ sẵn sàng khiến bức tranh ngành ngân hàng thay đổi hoàn toàn trong thập kỷ tới. Một số chuyên gia tài chính dự báo công nghệ có thể mang đến những tác động mạnh mẽ ngang bằng với những gì điện đã làm với ngành sản xuất trong những năm 1890. Dimon cần phải tiếp tục chiến đấu với mối nguy này. Từ lâu ông đã đầu tư rất mạnh tay vào công nghệ. Năm ngoái JPM chi 11,5 tỷ USD – nhiều hơn bất kỳ ngân hàng Mỹ nào – để cải thiện hạ tầng công nghệ của ngân hàng.

Đã xuất hiện tin đồn rằng JPM chuẩn bị cho ra mắt 1 ngân hàng điện tử ở Anh vào cuối năm nay. Có thể Dimon cũng muốn thực hiện thêm những thương vụ M&A. Hôm 25/2, ông nói rằng thâu tóm 1 công ty fintech là lựa chọn hấp dẫn.

Từ người thất nghiệp nổi tiếng nhất nước Mỹ trở thành ông chủ đế chế hùng mạnh nhất phố Wall - Ảnh 3.

Những người có thể trở thành người kế nhiệm Dimon

Một trong những vai trò quan trọng nhất của 1 CEO là tìm ra và nuôi dưỡng 1 người kế nhiệm, sau đó nhận ra đâu là thời điểm để chuyển giao. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Dimon thường "tiêu diệt" bất kỳ ai có khả năng trở thành người kế nhiệm, dù JPM bác bỏ điều này.

Dưới thời Dimon, nhiều người có khả năng kế nhiệm đã ra đi, trong đó có cả những cấp dưới đã theo ông từ thời Citigroup như Charlie Scharf và Mike Cavanagh. Tuy nhiên có ít nhất 6 cái tên thường xuyên được đề cập đến khi nói về người kế nhiệm: ngoài Messrs Smith và Pinto còn có Marianne Lake, người đang phụ trách mảng cho vay tiêu dùng; Doug Petno, người đứng đầu bộ phận ngân hàng thương mại; Jennifer Piepszak, CFO; và Mary Erdoes, giám đốc mảng quản lý tài sản.

Với tình hình sức khỏe hiện nay, có thể Dimon sẽ phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về việc trao lại chiếc ghế cho người khác. Jack Welch, người chèo lái GE trong một thời gian dài và vừa qua đời hôm 1/3 vừa qua, từng nói rằng ông quyết định rời công ty không phải vì ông muốn thế mà là vì "tất cả mọi người".

Nếu Dimon ra đi, vị trí của ông trong "ngôi đền của những vị thần ngân hàng" sẽ được đảm bảo. Hào quang của ông đã vượt qua người thầy Weill. Trong nhiều cuộc phỏng vấn, Weill đã thú nhận một trong những điều khiến ông hối tiếc nhất là để cho Dimon ra đi. Chắc hẳn sẽ không có cổ đông nào vui mừng khi Dimon thực sự ra đi. Nhưng Dimon nên thật cẩn thận để không đi vào vết xe đổ của Weill.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.