Tư nhân khó “dấn thân” vào năng lượng tái tạo vì thiếu cơ chế

15/07/2020 07:57
Nhiều doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển năng lượng tái tạo, nhưng đang thiếu cơ chế để họ tham gia.

Ngày 11/2 vừa qua, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nêu rõ thực hiện xã hội hoá tối đa trong đầu tư và khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, dịch vụ ngành năng lượng…

Thực tiễn cho thấy, có không ít doanh nghiệp tư nhân quan tâm đến đầu tư hạ tầng phát triển năng lượng tái tạo . Thế nhưng, hành lang pháp lý, quy định cụ thể trong truyền tải điện còn nhiều vướng mắc khiến họ chưa dám “dấn thân” đầu tư.

Tư nhân khó “dấn thân” vào năng lượng tái tạo vì thiếu cơ chế - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam, doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này được phép đầu tư hạ tầng truyền tải lưới điện quốc gia, chia sẻ: “Nghị quyết 55 xoay quanh vấn đề năng lượng trong đó có hai điểm mà những đơn vị tư nhân như chúng tôi rất mong đợi. Một là khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia và thứ hai là xóa bỏ độc quyền, rào cản để tư nhân tham gia vào mảng năng lượng, trong đó có truyền tải”.

“Đối với doanh nghiệp tư nhân như chúng tôi, dòng tiền là máu. Dòng tiền ổn thì mới duy trì tốt hoạt động kinh doanh, mỗi quyết định đầu tư đều liên quan đến sống còn. Đầu tư đường dây truyền tải đầu tiên và duy nhất được Chính phủ cho phép, đây là động lực cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia”, ông Tiến khẳng định.

Song, theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam, hiện Nghị quyết 55 mới có thể khai thông được một phần rất nhỏ. Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể đầu tư, nhưng họ cần có một cơ chế hoạt động rõ ràng, quy định cụ thể trong hạ tầng truyền tải điện khu vực nào tư nhân được đầu tư.

“Về hệ thống đấu nối lên truyền tải điện quốc gia, Tập đoàn Trung Nam đã đầu tư một trạm. Tuy nhiên vẫn cần thêm một trạm nữa để có thể đưa phần năng lượng tái tạo đã sản xuất ra lên lưới điện. Doanh nghiệp khác có thể đầu tư, nhưng chưa có quy định hay quy hoạch rõ ràng chỗ nào được phép đầu tư, làm sao họ dám bỏ tiền. Mình Trung Nam làm không nổi”, ông Tiến nói.

Tư nhân khó “dấn thân” vào năng lượng tái tạo vì thiếu cơ chế - Ảnh 2.

Nhiều doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển năng lượng tái tạo, nhưng đang thiếu cơ chế để họ tham gia.


Ngoài ra, ông Tiến cũng kiến nghị cần có cơ chế giá để doanh nghiệp có thể bỏ vốn và mời gọi ngân hàng tài trợ, bởi ngân hàng tài trợ thì đòi hỏi phải có đầu ra tài chính. Trong khi ở đây đầu ra (đấu nối lên hệ thống truyền tải điện quốc gia) chưa có thì không làm được.

“Chúng tôi muốn Bộ Công thương, EVN phải có cơ chế thúc đẩy việc này, dù biết rằng đây không phải việc một sớm một chiều”, ông Tiến nêu ý kiến.

Đồng quan điểm, ông Phạm Đình Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghiệp Á Châu, một trong những công ty hàng đầu trong nước sản xuất thiết bị hệ thống điện, cho rằng, với sự thay đổi của công nghệ, việc hướng tới các nguồn năng lượng sạch là xu thế tất yếu của thế giới hiện nay.

Doanh nghiệp Việt có thể ứng dụng được công nghệ mới, tuy nhiên, công nghệ lõi, công nghệ nguồn hiện vẫn thuộc các hãng hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra, ngành công nghiệp phụ trợ trong nước cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp, đặc biệt là phục vụ cho ngành điện.

“Chúng tôi rất mong nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước ngành đặc thù như chúng tôi, như cơ chế huy động vốn, tài chính, thuế…”, ông Thắng bày tỏ.

Tư nhân khó “dấn thân” vào năng lượng tái tạo vì thiếu cơ chế - Ảnh 3.

Ông Lê Duy Hải, Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Công thương Việt Nam


Ông Lê Duy Hải, Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đánh giá, trong khoảng hai năm trở lại đây, cũng như trong thời gian tới, năng lượng tái tạo nổi lên như một động lực chính, trong đầu tư tăng trưởng mạnh của ngành. Tuy nhiên, khi tiến hành thẩm định, nghiên cứu đầu tư, ngân hàng nhận thấy một số dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro, khó kêu gọi vay vốn.

Mạng lưới, hạ tầng đấu nối bao gồm đường dây, trạm biến áp chưa đồng bộ, cho nên nhiều dự án không phát được đầy đủ công suất đầy đủ lên mạng lưới điện quốc gia. Tiến độ dự án rất gấp để kịp thời điểm áp dụng giá ưu đãi, với điện mặt trời là 30/6/2019 hay mốc ngày 1/11/2021 đối với điện gió.

“Nếu dự án vận hành thương mại sau thời điểm này rủi ro rất lớn, khi áp dụng giá ưu đãi và cố định”, ông Hải nhấn mạnh.

Như vậy, ngành điện và cơ quan chức năng cần có cơ chế cụ thể và dài hạn hơn để có thể khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân dám “dấn thân” hơn với các dự án năng lượng tái tạo./.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
10 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
9 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.684.289 VNĐ / thùng

65.71 USD / bbl

6.31 %

- 4.43

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.599.862 VNĐ / thùng

62.42 USD / bbl

6.77 %

- 4.53

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.860.035 VNĐ / m3

4.12 USD / mmbtu

0.48 %

- 0.02

Than đá

COAL

2.547.682 VNĐ / tấn

99.40 USD / mt

1.58 %

- 1.60

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

"Át chủ bài" thế chân xe xăng của Honda tại Việt Nam chốt giá bán: Thấp nhất 26,9 triệu đồng, thuê pin 350.000 đồng/tháng - không giới hạn km
8 giờ trước
Honda ICON e: - mẫu xe máy điện đầu tiên của Honda tại thị trường Việt sẽ được mở bán vào ngày 12/4/2025.
Giá xăng tăng phiên thứ 3 liên tiếp, RON 95 sát mốc 21.000 đồng/lít
14 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (4/3), giá xăng tăng 340 - 490 đồng/lít.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
16 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
1 ngày trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.