Từ những đám cưới khiến cả thế giới trầm trồ tới kế hoạch “truyền ngôi” của tỷ phú giàu nhất châu Á

16/07/2020 19:40
Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Ấn Độ vào một ngày tháng 12/2018. Người phụ nữ từng rút khỏi chính trường Mỹ sau thất bại trước ông Donald Trump đến quốc gia Nam Á với một lý do đầy thú vị: đi ăn cưới.
Từ những đám cưới khiến cả thế giới trầm trồ tới kế hoạch “truyền ngôi” của tỷ phú giàu nhất châu Á - Ảnh 1.

Những ngày qua, thế giới liên tục nhắc tên tỷ phú Mukesh Ambani, người đã lần lượt vượt qua những tên tuổi đình đám để leo lên vị trí cao hơn trong nhóm 10 người giàu nhất hành tinh. Thương vụ gọi vốn 5,7 tỷ USD từ Facebook và 4,5 tỷ USD từ Google lại càng khiến ông trùm tài phiệt Ấn Độ thu hút sự chú ý.

Tuy nhiên, đó chưa phải tất cả. Nhắc tới những sự kiện hào nhoáng nhất của Mumbai trong vài năm qua, không thể không nhắc đến 2 đám cưới của gia đình trùm tài phiệt Mukesh Ambani. Tháng 12/2018, Isha Ambani, con gái của ông Mukesh, kết hôn cùng Anand Piramal, 33 tuổi, con trai một trùm tài phiệt công nghiệp Ấn Độ.

Được mô tả là một trong những đám cưới đắt đỏ nhất lịch sử nhân loại, hai gia đình tài phiệt danh tiếng Ấn Độ đã chi tới 100 triệu USD cho sự kiện để đời. Kéo dài hơn 1 tuần, lễ cưới của Isha Ambani có quy mô tương đương với đám cưới của Thái tử Charles và Công nương Diana ở Vương quốc Anh xa xôi, nơi Ấn Độ từng là thuộc địa.

Những nghi lễ rườm ra và xa hoa, những nhân vật máu mặt và danh tiếng hay những màn nghi lễ giống trong các bộ phim Bollywood. Hai tài phiệt Ấn Độ đã phải thuê cả 5 khách sạn 5 sao gần đó và mở một phòng quản lý đặc biệt ở Mumbai để phục vụ công tác hậu cần. Truyền thông địa phương cho biết hơn 100 chuyến bay đã được thuê để đưa khách đến và về từ sân bay Maharana Pratap của thành phố.

Từ những đám cưới khiến cả thế giới trầm trồ tới kế hoạch “truyền ngôi” của tỷ phú giàu nhất châu Á - Ảnh 2.

Trong khi đó, thông báo từ chính quyền thành phố Udaipur cho biết nhà Ambanis đã chuẩn bị số thức ăn đủ cho 5.100 người ăn ba bữa trong 4 ngày. Họ còn lập một phòng trưng bày nghệ thuật để treo 108 bức tranh, đồ gốm và các loại hình nghệ thuật truyền thống khác của Ấn Độ do các nghệ nhân địa phương làm ra.

Nghi lễ chính thức sẽ được tổ chức tại cung điện 27 tầng Antilia ở Mumbai và các sự kiện sau lễ cưới sẽ diễn ra ở thành phố Udaipur. Chỉ có khoảng 600 khách mời tham dự sự kiện này nhưng đó toàn là những nhân vật tiếng tăm lẫy lừng thế giới và Ấn Độ. Trong đội ngũ quan khách, người ta có thể nhìn thấy sự hiện diện của bà Hillary Clinton.

Sau thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016, người ta hiếm khi nhìn thấy sự xuất hiện của bà Clinton. Dù người phụ nữ này khẳng định vẫn tiếp tục đấu tranh cho những gì mình tin tưởng nhưng rõ ràng, bà Clinton đã xuất hiện ít hơn rất nhiều kể từ khi chồng bà bước chân vào Nhà Trắng năm 1993. Tuy nhiên, điều đó không ngăn bà Clinton xuất hiện tại đám cưới của Isha Ambani.

Vài tháng sau đó, gia đình Ambani lại có một đám cưới khác. Người anh song sinh của Isha, AkashAmbani cũng kết hôn trong một đám cưới đình đám nhưng ít ầm ĩ hơn. Tham dự sự kiện này có CEO Google Sundar Pichai, một người Ấn Độ đang chèo lái gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm trên Internet.

Từ những đám cưới khiến cả thế giới trầm trồ tới kế hoạch “truyền ngôi” của tỷ phú giàu nhất châu Á - Ảnh 3.

Những đám cưới xa hoa không chỉ đưa các con của tỷ phú Ambani nổi danh khắp thế giới mà còn tạo một bước đệm rất tốt để họ có thể đóng vai trò rõ ràng hơn trong đến chế kinh doanh của gia đình. Ông Ambani là người có tham vọng lớn trong các lĩnh vực mới như thương mại điện tử và đang tranh thủ chính các con mình để thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đế chế.

Đám cưới hao tiền tốn của là cách Ambani tô bóng cho những người sẽ thừa kế cơ nghiệp của gia đình. Ngày 12/8/2019, Ambani tuyên bố nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới Saudi Aramco, sẽ mua 20% cổ phần của đế chế Reliance trong lĩnh vực kinh doanh dầu và hóa chất. Thương vụ này cho phép tập đoàn của gia đình Ambani giảm đáng kể số nợ của họ trong những năm gần đây.

Trong vài thập kỷ tới, hàng tỷ USD tài sản sẽ được chuyển giao cho một thế hệ khác trong đế chế kinh doanh nhà Ambani, vốn đang vươn vòi bạch tuộc khắp châu Á. Thông thường, những lần chuyển giao tài sản như thế này thường ẩn chứa nhiều cạm bẫy và có thể phá hỏng một đế chế nếu những cuộc chiến huynh đệ tương tàn nổ ra.

Từ những đám cưới khiến cả thế giới trầm trồ tới kế hoạch “truyền ngôi” của tỷ phú giàu nhất châu Á - Ảnh 4.

Hơn ai hết, Ambani hiểu rõ điều này. Vị tỷ phú giàu nhất châu Á và em trai ruột mình đột nhiên biến thành kẻ thủ trong cuộc chiến giành quyền thừa kế hơn một thập kỷ trước. Nó nổ ra khi cha họ, ông Dhirubhai, từ biệt cõi đời mà không để lại di chúc phân chia tài sản.

Khởi nghiệp trong vai trò một nhân viên bán xăng ở Yemen, ông Dhirubhai đã gây dựng được một đế chế lẫy lừng mang tên Reliance Industries. Đây là gã khổng lồ trong lĩnh vực hóa dầu trong thời điểm nền kinh tế Ấn Độ bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, sai lầm cuối đời của Dhirubhai cuốn hai con trai ông vào một cuộc chiến giành quyền kiểm soát tập đoàn.

Cuộc chiến kéo dài trong 3 năm và chỉ kết thúc vào năm 2005, khi mẹ của họ đứng lên phân chia tài sản. Theo đó, Mukesh Ambani, người anh trai, được giao quyền kinh doanh trong lĩnh vực lọa hóa dầu trong khi người em, Anil Ambani nắm giữ các dự án về tài chính, cơ sở hạ tầng, điện và viễn thông.

Hiện tại, Mukesh Ambani đã chèo lái đế chế kinh doanh mở rộng không ngừng và trở thành tỷ phú giàu nhất châu Á với tài sản hơn 50 tỷ USD. Trong khi đó, người em làm ăn sa sút và phải nhờ tới người anh cứu giúp để không bị ngồi tù. Nhiều lĩnh vực kinh doanh của gia đình Ambani được quy về một mối, trong đó có viễn thông.

Từ những đám cưới khiến cả thế giới trầm trồ tới kế hoạch “truyền ngôi” của tỷ phú giàu nhất châu Á - Ảnh 5.

Thế hệ thứ 3 trong nhà Ambani có lẽ sẽ không phải trải qua một cuộc chiến huynh đệ tương tàn như cha và chú của họ. Thay vào đó, nhiệm vụ duy nhất của họ lúc này là thể hiện bản lĩnh trong kinh doanh cũng như lập ra những chiến lược tốt, Kavil Ramachandran, giáo sư trường Kinh tế Ấn Độ, nhận định.

Được bổ nhiệm chính thức vào Hội đồng quản trị Reliance Jio Infocomm Ltd., doanh nghiệp viễn thông và Reliance Retail Ventures Ltd., doanh nghiệp bán lẻ của tập đoàn năm 2014, cặp đôi song sinh nhà Ambani đã thể hiện khá tốt vai trò lãnh đạo của mình. Họ cũng mang lại một luồng gió mới về văn hóa cho cả đế chế.

Việc phân công nhiệm vụ này có vẻ cũng ẩn chứa những toan tính của nhà tài phiệt Ambani. Năm 2011, Isha trở về Ấn Độ sau kỳ nghỉ hè ở Yale. Cô gái trẻ phàn nàn với gia đình về chất lượng đường truyền Internet tại nhà khiến cô gặp khó khăn hơn cho việc nộp bài trực tuyến. Trong khi đó, người anh em song sinh của Isha là Akash thì luôn bảo với cha mình rằng truyền thông kỹ thuật số mới điều khiển cả thế giới chứ không phải những chiếc điện thoại. Họ đang được giao nhiệm vụ để sửa lại điều đó.

Từ những đám cưới khiến cả thế giới trầm trồ tới kế hoạch “truyền ngôi” của tỷ phú giàu nhất châu Á - Ảnh 6.

Isha tốt nghiệp đại học Yale và là cựu cố vấn của McKinsey & Co. Cô đã khởi động hoạt động thương mại điện tử của Reliance trong năm 2016 thông qua việc mở cổng mua sắm trực tuyến Ajio. Chồng của Isha là Anand Piramal, con trai của tỷ phú Ấn Độ Ajay Piramal, với thế mạnh từ dược phẩm tới bất động sản.

Anh em trai song sinh của Isha là Akash, cựu sinh viên Đại học Brown chuyên ngành kinh tế. Chàng trai này kết hôn với bạn gái thanh mai trúc mã Shloka Mehta, con gái một nhà buôn kim cương và đồ trang sức ở Mumbai. Họ còn có một người em trai là Anant, 24 tuổi. Anant cũng đang đảm trách nhiều cương vị lớn trong đế chế kinh doanh của gia đình.

Những người kế vị đang nắm giữ những vai trò cực kỳ to lớn ở Reliance khi đế chế này hướng tới thương mại điện tử ở quốc gia hơn 1 tỷ dân. Chính tỷ phú Ambani cũng khẳng định lĩnh vực này sẽ trở thành nòng cốt của tập đoàn vào năm 2028. Tuy nhiên, Amazon và Walmart cũng đang mở rộng ảnh hưởng ở Ấn Độ, điều dẫn tới những cuộc cạnh tranh khốc liệt trong những năm tới.

Reliance đang cố tận dụng lợi thế trong lĩnh vực viễn thông và bán lẻ để thúc đẩy thương mại điện tử. Bên cạnh đó, lĩnh vực viễn thông cũng sẽ được đẩy mạnh với Reliance Jio, luồng gió mới ra đời năm 2016 cho phép thực hiện các cuộc gọi miễn phí và dữ liệu gi động giá rẻ. Nó khiến 40 nhà mạng ở Ấn Độ giảm xuống chỉ còn 3 sau 4 năm.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
3 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
2 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
2 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
34 phút trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
1 phút trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
16 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.