Từ tập đoàn chuối lớn nhất thế giới nhìn về tham vọng xuất khẩu 1 tỷ USD của tỷ phú Trần Bá Dương

19/03/2022 17:22
Dole Food được xem là một trong những doanh nghiệp thành công nhất thế giới với chuối, với doanh thu chủ yếu tới từ loại cây ăn quả này.

Cuối năm 2021, chủ tịch THACO Trần Bá Dương cho biết THAGRICO – công ty phụ trách mảng nông nghiệp của THACO - ty đã trồng được hơn 16.000 ha cây ăn trái các loại tại Campuchia, trong đó hơn 10.000 ha chuối, 4.000 ha xoài, 300 ha dứa làm giống và hơn 2.000 ha cây ăn trái khác. THAGRICO đã thực hiện chuyển đổi một phần lớn diện tích cây cọ dầu, cây cao su sang trồng mới cây ăn trái chủ lực là chuối, đứa, xoài và chăn nuôi bò sinh sản.

Ông Dương kỳ vọng giá trị xuất khẩu đối với chuối có thể đạt 1 tỷ USD và Campuchia sẽ là nơi xuất khẩu chuối lớn nhất nhì thế giới.

Đối với loại quả này, hiện Dole Food đang là doanh nghiệp kinh doanh thành công nhất.

Dole Food có tiền thân là công ty Cooke and Castle được thành lập năm 1851 tại Hawaii, Mỹ, chuyên kinh doanh mặt hàng đường thực phẩm và liên tục mở rộng việc sản xuất kinh doanh trong nhiều năm. Năm 1901, chàng sinh viên Havard James Dole lập nên công ty Hawaiian Pineapple Company, doanh nghiệp mà chỉ 4 năm sau đã bán được tới 25,000 thùng dứa đóng hộp.

Vào giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ nhất (năm 1918), công ty đã trở thành nhà sản xuất dứa đóng hộp hàng đầu thế giới với sản lượng 1 triệu thùng mỗi năm; thương hiệu Dole xuất hiện trên những bao bì sản phẩm của công ty. Tuy nhiên cũng như nhiều doanh nghiệp khác, trong cuộc Đại khủng hoảng, công ty của Dole gặp khó khăn, nhất là khi sản phẩm mới của họ là nước ép dứa không đạt được thành công như mong đợi. Do đó, Dole phải bán một phần ba công ty của mình cho Cooke and Castle. Năm 1932, công ty tiếp tục thua lỗ 5 triệu USD và phải bán thêm 21% cổ phần cho chính Cooke and Castle, trở thành đơn vị kinh doanh chính của doanh nghiệp này.

Từ tập đoàn chuối lớn nhất thế giới nhìn về tham vọng xuất khẩu 1 tỷ USD của tỷ phú Trần Bá Dương - Ảnh 1.

Hình ảnh công ty tiền thân của Dole Food (Ảnh: Hawaii Education)

Chưa dừng lại ở đó, công ty này tiếp tục mua lại một trong những doanh nghiệp nhập khẩu chuối hàng đầu tại Mỹ vào thời là Standard Fruit and Steamship, qua đó đa dạng hóa sản phẩm. Công ty lập nên những trang trại chuối ở Philippines để phục vụ cho thị trường Đông Á, đồng thời những sản phẩm từ chuối đều được dán nhãn Dole. Bên cạnh đó, họ cũng mở rộng sang bán các loại trái cây như cam, quýt, đóng hộp hạt mắc ca, rau củ.... Công ty tiếp tục mua lại WestFoods, nhà sản xuất nấm hàng đầu tại Hoa Kỳ và lấn sân thêm cả mảng thực phẩm dinh dưỡng, mở rộng quy mô lên gấp nhiều lần.

Mặc dù vậy, tình hình tài chính của Cooke and Castle lúc này không mấy sáng sủa với nhiều khoản nợ khổng lồ, khiến họ buộc phải sáp nhập với Flexi-Van – một công ty cho thuê thiết bị vận tải. Chủ sở hữu của Flexi-Van cũng đồng thời trở thành chủ tịch và CEO Cooke and Castle, tiếp tục chiến lược mở rộng và phát triển thương hiệu hoa quả Dole. Năm 1991, công ty chính thức đổi tên thành Dole Food, tập trung vào xuất khẩu chuối, dứa và các loại rau sạch. Tới năm 1995, thương hiệu Dole đã có mặt tại 90 quốc gia trên thế giới với khoảng 170 sản phẩm từ các loại trái cây và thực vật.

Từ tập đoàn chuối lớn nhất thế giới nhìn về tham vọng xuất khẩu 1 tỷ USD của tỷ phú Trần Bá Dương - Ảnh 2.

Năm 2013, công ty một lần nữa gặp phải những vấn đề về tài chính, dẫn đến việc phải bán mảng thực phẩm đóng gói cho Itochu. Từ thời điểm đó tới nay, công ty chỉ tập trung vào mảng thực phẩm và rau củ quả tươi sống, trong đó chú trọng nhất là chuối và dứa. Công ty là một trong những nhà sản xuất hàng đầu cho hai loại trái cây này trên toàn thế giới.

Trong số những loại trái cây thế mạnh của công ty, chuối là loại trái cây hàng đầu. Theo số liệu năm 2018 của Dole Food, doanh thu từ kinh doanh chuối chiếm tới 44% tổng doanh thu toàn cầu của công ty. Mặc dù là loại hoa quả tương đối dễ trồng, sản lượng ổn định cả năm song giá chuối không ổn định, có tính thời vụ, thường cao hơn vào nửa đầu năm và thấp hơn vào giai đoạn sau đó.

Đây là lý do vì sao mà mặc dù khá dễ trồng và thu hoạch, song để thu lãi từ cây chuối là một điều tương đối nan giải; công ty Hoàng Anh Gia Lai ở nước ta đã phải mất rất nhiều năm mới có thể "thuần hóa" được quả chuối, đem lại được lợi nhuận cho doanh nghiệp sau giai đoạn tương đối bết bát với loại trái cây nhiệt đới này. Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương sau nhiều năm đồng hành cùng HAGL Agrico cuối cùng cũng đã thu được quả ngọt nhờ sự kiên nhẫn với đối tác cũng như với cây chuối.

Từ tập đoàn chuối lớn nhất thế giới nhìn về tham vọng xuất khẩu 1 tỷ USD của tỷ phú Trần Bá Dương - Ảnh 3.

Doanh thu của Dole Food năm 2018 chủ yếu tới từ quả chuối (Ảnh: Statista)

Cho tới thời điểm cuối quý 3 năm 2021, hoa quả tươi, đặc biệt là chuối vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của Dole Foods. Tổng doanh thu của công ty đến hết giai đoạn này đạt 7.4 tỷ USD, trong đó có 2.2 tỷ USD tới từ các loại hoa quả tươi và 2.6 tỷ USD đến từ các loại thực phẩm tươi sống khác, tăng 4.5% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận sau thuế của họ cũng đạt 131.6 triệu USD, tăng 22.5% so với giai đoạn hết quý 3 năm 2020. Những con số tương đối ấn tượng này đạt được sau khi Dole Food sáp nhập với Total Produce, đơn vị đã nắm giữ 45% cổ phần của họ từ năm 2018.

Từ tập đoàn chuối lớn nhất thế giới nhìn về tham vọng xuất khẩu 1 tỷ USD của tỷ phú Trần Bá Dương - Ảnh 4.

Kết quả kinh doanh quý 3/ 2021 tương đối tốt của Dole Food (Ảnh: Dole Food)

Hiện nay, Dole Food có trụ sở chính thuộc Dublin, Ireland sau vụ sáp nhập với Total Produce. Công ty bán sản phẩm tới người tiêu dùng trên gần 100 quốc gia với 300 loại sản phẩm từ các loại rau quả tự nhiên và đang trên đà phục hồi sau ảnh hưởng của dịch Covid – 19. Họ vẫn tiếp tục vị thế là một trong những công ty kinh doanh chuối và dứa hàng đầu tại Hoa Kỳ và trên thế giới, sau khi chinh phục được quả chuối – một trong những loại hoa quả gần gũi nhưng vô cùng khó sinh lời. Điều này cho thấy nỗ lực nhiều năm của Hoàng Anh Gia Lai hay THAGRICo là rất đáng ghi nhận, khi cuối cùng họ cũng phần nào làm chủ được quả chuối và có thể xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như những gì Dole Food đã và đang làm rất xuất sắc.

https://cafef.vn/tu-tap-doan-chuoi-lon-nhat-the-gioi-nhin-ve-tham-vong-xuat-khau-1-ty-usd-cua-ty-phu-tran-ba-duong-20220226221618333.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
56 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.