Từ vụ Big C dừng nhập hàng Việt: Doanh nghiệp phải thay đổi hoặc là "chết"!

05/07/2019 07:30
Thông tin Big C mới đây tạm dừng mua may mặc từ các nhà cung cấp Việt Nam khiến không ít người bất ngờ, thậm chí bày tỏ sự phẫn nộ...

Thông tin Big C mới đây tạm dừng mua may mặc từ các nhà cung cấp Việt Nam khiến không ít người bất ngờ, thậm chí bày tỏ sự phẫn nộ. Thế nhưng, với những người trong lĩnh vực bán lẻ, siêu thị thì điều này không có gì ngạc nhiên bởi những yêu cầu này dường như được dự đoán từ trước khi mà hãng Big C về tay nhà bán lẻ Thái Lan - Central Group.

Doanh nghiệp Việt lần lượt dừng cuộc chơi

Không những là ông chủ sở hữu mới của BigC, Central Group còn là cổ đông lớn nắm giữ tới 49% cổ phần của Nguyễn Kim - một cái tên không còn xa lạ trên thị trường điện máy Việt Nam.

Cách đây 3 năm, Thế giới di động buộc phải rời 22 cửa hàng khỏi hệ thống của Big C trên toàn quốc chỉ vì Thế giới di động bán những mặt hàng giống với Nguyễn Kim.

Trước đó không ít doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cung cấp hàng cho hệ thống này đã phải lên tiếng kêu cứu khi BigC đưa ra những yêu cầu như nâng mức chiết khấu… khiến doanh nghiệp không thể chen chân được vào chuỗi siêu thị.

Khi đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, mức chiết khấu mà Big C yêu cầu lên đến 20%, thậm chí 25% là rất khó, doanh nghiệp chắc chắn lỗ, không có lãi để tái đầu tư.

Thực tế, chỉ ít lâu khi mua lại Big C từ tay tập đoàn Casino của Pháp, Central Group đã âm thầm đưa sản phẩm "Made in Thailand" độc chiếm những vị trí đẹp nhất. Các loại bia, nước ngọt, gạo, giày dép xuất xứ Thái Lan được đặt ở ngay lối ra vào, thậm chí còn được trưng bày trên những kệ riêng biệt, sát quầy tính tiền, dễ thu hút khách hàng quan tâm, mua sắm.

Big C có vi phạm Luật Cạnh tranh?

Trong vụ việc mới nhất, mặc dù ngay trong chiều 3/7, đại diện Big C thanh minh rằng việc tạm dừng các đơn đặt hàng may mặc chỉ là tạm thời, song giới chuyên gia cho rằng sự đổ bộ mạnh mẽ của các nhà bán lẻ Thái Lan thời gian qua đã ít nhiều tác động đến thị trường bán lẻ cũng như hệ thống sản xuất của Việt Nam.

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội bình luận: Big C đã lật kèo nhiều lần, vấn đề này thuộc đạo đức trong kinh doanh.

Bởi theo ông Vinh, Big C Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự ưu đãi của cơ quan chức năng khi đầu tư tại Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam đã "trải chiếu hoa" mời Big C vào làm ăn kinh doanh. Bao nhiêu bằng khen, giấy khen cũng đã được trao cho doanh nghiệp này. Mới đây, tại hội nghị 10 năm, đại diện Big C cũng khẳng định sẽ ưu tiên hàng Việt và hứa 90% hàng Việt sẽ có mặt tại chuỗi siêu thị này.

Tuy nhiên, họ đã không làm thế. Big C đã từng "đuổi" Thế giới di động ra khỏi hệ thống, tăng chiết khấu đối với những nhà cung ứng hàng Việt lên 25 - 30% giá trị. Trong vụ việc mới nhất, nếu có thay đổi mục đích kinh doanh thì Big C phải đàm phán trước, thông báo trước với các nhà cung ứng của Việt Nam. Việc thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến đời sống của hàng trăm, hàng nghìn người dân.  

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội còn cho rằng hành động của Big C còn có thể vi phạm Luật Cạnh tranh. Theo luật Cạnh tranh, nhà bán lẻ không có quyền từ chối nhà cung ứng khi không có lý do chính đáng.

Phải thay đổi, hoặc là "chết"!

Từ câu chuyện của Big C, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, chúng ta cần phải dè chừng với chuỗi siêu thị của nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc như Lotte, Aone, bởi rất có thể một ngày, các siêu thị này sẽ hành động tương tự như Big C.

Ông Phú nêu ví dụ điển hình tại siêu thị của Hàn Quốc tại Việt Nam, có nhà cung ứng cho biết, một kiện hàng miến muốn vào kệ siêu thị này đòi 20 triệu, chưa kể chiết khấu. Đó chỉ đơn thuần là phí "nhập quốc tịch". 

"85% các mặt hàng được bày bán trong siêu thị là của doanh nghiệp bên ngoài cung ứng. Nếu họ nhập hàng nội địa hoặc một nước thứ ba thì các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam sẽ chết bởi mất hệ thống phân phối trên thị trường", ông Phú cho biết và nói thêm rằng, hiện bán lẻ hiện đại, các kênh siêu thị do nhà bán lẻ nước ngoài chiếm 50% thị phần, bán hàng online họ chiếm 70%, tăng trưởng mạnh so với các năm trước, từ 30% lên 50%. Riêng hệ thống siêu thị Big C chiếm 50 điểm/100 điểm siêu thị hiện đại của cả nước.

Xuất phát từ thực tiễn đó, ông Phú cho biết đã đề xuất sáng kiến thành lập Hiệp hội các nhà cung ứng hàng hoá Việt Nam để sẵn sàng đối phó với những siêu thị nước ngoài nếu làm ăn không tử tế với các doanh nghiệp Việt. 

Đồng thời, kiến nghị cơ quan chức năng tập trung hỗ trợ các tập đoàn bán lẻ Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn như Saigon Co.op Mart, Hapro, các chuỗi siêu thị của Vingroup… Hiện Hapro chỉ có mấy chục điểm siêu thị trong khi đó, phí vào Hapro chỉ bằng một phần tư so với con số 20 triệu nêu trên.

Còn bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, qua vụ Big C đã nổi lên nhiều vấn đề mà quan trọng nhất là thực lực cạnh tranh của sản phẩm Việt. Nếu hàng may mặc của Việt Nam có sức cạnh tranh thì người Thái cũng phải bán vì họ kinh doanh, có lợi thì họ làm. 

Tuy nhiên, đối với vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú cho rằng muốn thay đổi, nâng cao chất lượng thì cũng phải mất 10-20 năm chứ không thể nói phấn đấu là bằng ngay hàng của Đức hay của Ý. 

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
32 phút trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
28 phút trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
42 phút trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
6 phút trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
20 phút trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Tin cùng chuyên mục

Nguồn cung ô tô tại Việt Nam tăng mạnh trong tháng 3
2 giờ trước
Tháng 3 vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về lượng của cả nhóm xe lắp ráp trong nước lẫn ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam.
Không để người dùng thất vọng, iPhone 17 Pro sẽ có tính năng quay video bằng cả 2 camera trước và sau?
16 giờ trước
Bên cạnh những thay đổi về giao diện iOS 19 vừa được hé lộ, leaker Jon Prosser còn mang đến một "bí mật" bất ngờ khác dành riêng cho iPhone 17 Pro dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay.
Chủ tịch DN xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ hỏi 'nếu không mua hạt tiêu của Việt Nam thì mua của nước nào' - đây là câu trả lời
17 giờ trước
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Sinh, doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu số 1 vào Mỹ cho biết: "Trung bình mỗi năm Mỹ nhập khoảng 50.000 tấn tiêu từ Việt Nam. Riêng năm 2024, Mỹ nhập hơn 70.000 tấn tiêu, Phúc Sinh xuất sang Mỹ khoảng 8.200 tấn, chiếm hơn 10%".
Biển số xe máy siêu đẹp 50AA-999.99 trúng đấu giá 2,68 tỷ đồng
19 giờ trước
Biển số xe máy 50AA-999.99 ngay từ khi "lên sàn" đã được trả tới 700 triệu đồng, cuối phiên đấu giá, biển ngũ quý 9 được chốt giá cao nhất là 2,68 tỷ đồng.