Thị trường tiếp tục diễn biến rung lắc điều chỉnh trong tuần từ 11-15/11 với sự phân hóa rõ nét ở nhóm cổ phiếu lớn. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 1.010,3 điểm, tương ứng giảm 1,22% so với tuần trước đó. HNX-Index cũng giảm 1,16% xuống 106,03 điểm.
Giao dịch của khối ngoại cũng đóng góp vào việc ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà đầu tư. Tính chung trên cả ba sàn giao dịch, khối ngoại mua vào 117,4 triệu cổ phiếu, trị giá 4.467,6 tỷ đồng, trong khi bán ra 133,6 triệu cổ phiếu, trị giá 5.451 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 16 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 983 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng đến 1.020,5 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 20,6 triệu cổ phiếu, trong đó, khối ngoại bán ròng hơn 728 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận.
|
Khối ngoại trên HoSE bất ngờ bán ròng mạnh như vậy là do giao dịch thỏa thuận đột biến đến từ cổ phiếu CTG. Trong tuần, CTG bị bán ròng lên đến 612 tỷ đồng (28,5 triệu cổ phiếu) và toàn bộ được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận. Tiếp sau đó, VNM cũng bị khối ngoại bán ròng rất mạnh với giá trị đạt 529 tỷ đồng và đều thông qua phương thức khớp lệnh. VIC và MSN đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 165 tỷ đồng và 72 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã VRE với giá trị đạt 285 tỷ đồng. VHM và HPG cũng được mua ròng mạnh với lần lượt 106 tỷ đồng và 78 tỷ đồng.
|
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại 42 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 4,8 triệu cổ phiếu.
|
NVB đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với giá trị đạt 38 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là SHB với giá trị mua ròng chỉ là 3,9 tỷ đồng. Trong khi đó, VCS bị bán ròng mạnh nhất với 1,5 tỷ đồng. MAS và CEO đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt là 1,28 tỷ đồng và 1,2 tỷ đồng.
Tại sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 4,4 tỷ đồng (giảm 83% so với giá trị bản ròng của tuần trước đó), tương ứng khối lượng bán ròng là 304.664 cổ phiếu.
|
Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất mã VTP với giá trị là 17,3 tỷ đồng. QNS cũng được mua ròng 12,3 tỷ đồng. Trong khi đó, ACV bị bán ròng mạnh nhất với giá trị đạt 27 tỷ đồng. BSR và VEA bị bán ròng lần lượt 6,6 tỷ đồng và 4,6 tỷ đồng.