Tờ Bloomberg đưa tin, Elon Musk đã cáo buộc Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) "làm sai". Đây được cho là nỗ lực của đốc điều hành Tesla khi ông tìm cách thoát khỏi thỏa thuận năm 2018 với SEC nhằm giới hạn các bài đăng trên Twitter của ông về nhà sản xuất ô tô điện.
Cụ thể, Musk muốn chặn trát đòi hầu tòa của SEC để tìm kiếm thông tin về các biện pháp kiểm soát tiết lộ công khai của Tesla, đồng thời muốn hủy bỏ một loạt lệnh từ phía tòa mà ông và công ty của mình đã đồng ý vào năm 2018. Kể từ năm 2018, Tesla đã bố trí một quan chức nội bộ xem xét các tweet liên quan đến công ty của Musk, được gọi là "Twitter Sitter" của CEO.
"SEC lập luận rằng họ không có đủ thẩm quyền để trát đòi bất cứ điều gì họ muốn, bất cứ khi nào họ muốn, miễn là họ có được lệnh chính thức," luật sư của Musk cho biết trong một tòa án ở New York đệ trình hôm thứ Ba. "Nhưng quyền lực điều tra của SEC có giới hạn, đặc biệt là một lần, như ở đây, nó đang tận dụng một lệnh ràng buộc do Tòa án này đặc biệt nhập và bổ sung."
Musk đã cáo buộc SEC về "làm sai" trong cuộc điều tra của họ đối với ông và Tesla.
SEC hiện từ chối bình luận về vấn đề này.
Musk, người đầu tháng này đã yêu cầu thẩm phán chấm dứt việc giám sát các tweet của ông. Musk tuyên bố rằng SEC đang quấy rối mình với các yêu cầu điều tra quá rộng và rằng thỏa thuận năm 2018 vi phạm quyền tự do ngôn luận. Musk cũng phản đối quan điểm của SEC khi cho rằng việc họ cử người kiểm duyệt các bài đăng trên mạng xã hội của ông không ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận của ông nói chung.
"Vấn đề không phải ở việc SEC đã giao nhiệm vụ này cho ai. Việc hạn chế các bài đăng với hạn chế quyền tự do ngôn luận của Musk là như nhau", hồ sơ gửi lên tòa của phía Musk nêu rõ.
Về phần mình, SEC cho biết họ có "mục đích hợp pháp" trong việc điều tra xem Tesla có kiểm soát đối với các công bố của công ty hay không và liệu Musk có tuân thủ chúng hay không.
Năm 2018, Elon Musk chấp nhận nộp phạt 20 triệu USD cho SEC vì cáo buộc đưa ra tuyên bố sai lệch và gây hiểu lầm với Tesla, làm ảnh hưởng tới các nhà đầu tư. Việc Musk đưa thông tin thiếu chính xác và không có cơ sở lên mạng xã hội được cho là động thái nhằm thao túng giá cổ phiếu.
Sự việc bắt đầu từ dòng thông điệp đầu tháng 8/2018 khi Musk tuyên bố ý định tư nhân hóa Tesla với giá 420 USD/cổ phiếu. Vị tỷ phú nổi tiếng ngông cuồng còn khẳng định đã tìm được nguồn tiền để đảm bảo cho quá trình này. Tuy nhiên, chưa có một nhà đầu tư nào chấp thuận việc mua cổ phiếu Tesla với giá 420 USD và công ty cũng phải tuyên bố hủy bỏ kế hoạch một vài tuần sau đó.
Ngoài 20 triệu USD nộp phạt, Musk còn bị buộc từ chức vị trí Chủ tịch Tesla và không được đảm nhận vị trí này trong 3 năm. Thậm chí, Musk còn phải chịu sự giám sát nhiều hơn về các cuộc làm việc với nhà đầu tư, trong đó vị tỷ phú này cần phải có người kiểm duyệt trước mỗi bài đăng trên Twitter.
Nguồn: Bloomberg