Từng tê liệt vì Covid-19, nền kinh tế của quốc gia châu Á này đang tăng trưởng vượt mức trước đại dịch

19/10/2021 20:07
Chỉ số tổng hợp bởi Nomura Singapore cho thấy, nền kinh tế của Ấn Độ đang phát triển tốt hơn trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.

Chỉ số tổng hợp bởi Nomura Singapore cho thấy, nền kinh tế của Ấn Độ đang phát triển tốt hơn trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Covid-19 đã khiến quốc gia Nam Á này phải trải qua đợt bùng phát hàng loạt khiến hệ thống y tế đợt đầu năm 2021 bị tê liệt.

Nhưng tình trạng thiếu hụt chip và năng lượng đã bắt đầu ảnh hưởng đến các lĩnh vực sản xuất của Ấn Độ, đe dọa con đường hồi phục toàn diện và lâu dài. Các cuộc biểu tình của nông dân một lần nữa trỗi dậy sau thời gian tạm lắng, có thể dẫn tới gián đoạn chuỗi cung ứng trên diện rộng.

Chỉ số phục hồi kinh doanh của Nomura Ấn Độ (NIBRI) đã vượt qua mức 100 trước đại dịch, mức được thiết lập vào cuối tháng 2 năm 2020, trong 10 tuần liên tiếp kể từ giữa tháng 8 và chạm ngưỡng 108,8 vào tháng 10. Chỉ số này theo dõi các yếu tố như biến động hàng hóa và dân cư, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và nhu cầu về điện.

Sonal Varma, nhà kinh tế trưởng Ấn Độ tại Nomura, nói rằng: "Yếu tố chính khiến NIBRI chuyển sang cấp độ tiền đại dịch là tính biến đổi".

Bà nói: "Quan điểm cơ bản của chúng tôi là sự phục hồi sẽ duy trì, mặc dù nó có thể tiếp tục gặp khó khăn. Sự phục hồi tiếp tục được thúc đẩy bởi lĩnh vực công nghiệp, đầu tư và xuất khẩu nhanh hơn, trong khi dịch vụ và tiêu dùng chậm lại".

Sự lây lan của Covid-19 với biến thể mới nguy hiểm hơn đã khiến Ấn Độ chạm ngưỡng kỷ lục toàn cầu với hơn 410.000 ca mắc mới mỗi ngày hồi đầu tháng 5. Tình trạng thiếu giường bệnh và oxy y tế trầm trọng đã ảnh hưởng đến hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này. Nhiều khu vực đã buộc phải phong tỏa.

Nhưng những tiến triển gần đây với việc triển khai tiêm chủng đã làm giảm đáng kể sự lây lan. Số ca mắc mới mỗi ngày hiện tại chưa đến 20.000 ca và các hoạt động kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Ấn Độ đã tăng 11,9% trong tháng 8. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng lên 21,4% trong tháng 9 năm nay, trong đó cà phê cũng như đá quý và trang sức đều tăng tốt. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 4,3%, dưới mức mục tiêu 6% do Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đề ra.

RBI kỳ vọng rằng tăng trưởng GDP thực tế là 9,5% cho cả năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2022, phục hồi từ mức giảm kỷ lục 7,3% do Covid-19 gây ra trong năm 2020.

Tuy nhiên, sự bất ổn định vẫn còn đe dọa đến hy vọng phục hồi nền kinh tế hoàn toàn của Ấn Độ.

Ấn Độ cũng đặc biệt bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chip bán dẫn do lĩnh vực sản xuất của nước này tương đối yếu và không thể tự bù đắp sự thiếu hụt. Maruti Suzuki Ấn Độ, nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước, đã giảm gần một nửa sản lượng trong tháng 9 do thiếu chip.

Cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng gia tăng là nguyên nhân đáng lo ngại. Ấn Độ phụ thuộc vào than để tạo ra khoảng 70% sản lượng điện, phần lớn được khai thác trong nước.

Nhưng khi nền kinh tế mở cửa trở lại khiến nhu cầu năng lượng tăng cao, cộng thêm một phần do mưa lớn trong tháng 9, lượng than dự trữ tại các nhà máy điện của Ấn Độ đang ở mức thấp kỷ lục. Một số vùng như bang Punjab ở miền bắc Ấn Độ đã bị mất điện.

Thêm vào đó, các cuộc biểu tình của nông dân bắt đầu xuất hiện trở lại nhằm phản đối luật nông nghiệp mới. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào cuối tháng 11/2020 và đã giảm bớt trong tháng 4 và tháng 5 vì Covid-19. Tuy nhiên, những người nông dân đã tăng cường biểu tình trên cao tốc quanh New Delhi và các khu vực khác. Các cuộc biểu tình kéo dài có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của Ấn Độ.

Theo Nikkei

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
5 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
4 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
4 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
3 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
2 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
17 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.