Shaquana Watson-Harkness là một chuyên gia hiểu biết về làm giàu và là cộng sự tài chính cá nhân với Grow and Black Enterprise. Hiện cô đã thành đạt với một danh mục đầu tư 6 con số và đã trả hết khoản nợ trăm nghìn đô.
Nhưng trong thời gian dài, suy nghĩ làm sao giải quyết được thậm chí chỉ một trong số những mục tiêu tài chính đã khiến cô nản lòng, chưa nói đến ý tưởng hoàn thành cả hai mục tiêu cùng lúc.
Ở độ tuổi 20, Harkness đang phải trả nợ và cô không hề có khoản tiết kiệm, dù là một khoản nhỏ đề phòng lúc khẩn cấp. Cô cũng không biết gì về đầu tư. Tất cả những điều này đã khiến cô mắc sai lầm lớn.
Tuy nhiên, cô đã vượt qua và trở thành một nhà đầu tư tin và kiên định. Cô đã học được rằng có thể đạt nhiều mục tiêu kiếm tiền một lúc. Và đây là lời khuyên tốt nhất cô đưa ra.
Chuyên gia tài chính Shaquana Watson-Harkness
Kể về công việc đầu tiên sau khi ra trường, Harkness bắt đầu đầu tư tiền vào quỹ 401(k) - một kế hoạch tiết kiệm hưu trí mà chủ lao động trích một phần tiền lương nhân viên để bỏ vào quỹ.
Vài năm sau khi bị thôi việc, cô quyết định rút số tiền từ tài khoản hưu trí của mình để trang trải cho những hóa đơn và thời gian ở nhà tìm công việc mới.
Nhưng Harkness không hề biết rằng cô sẽ bị phạt thuế nếu rút số tiền đó ra sớm. Cô đã nhận cú sốc vào mùa đông năm sau khi IRS thông báo cô có một khoản nợ 5.000 USD.
Từ đó, cô tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ đầu tư nữa.
Khi cô mở một quỹ hưu trí mới, cô vẫn cảm thấy bản thân chưa đủ hiểu biết về tài chính để đưa ra một quyết định đầu tư đúng đắn. Trong hơn một thập kỷ, cô đã không tiếp cận đến đầu tư.
Cuối cùng, vào năm 2014, sau khi kết hôn, cô đã quyết định rằng mình muốn tìm hiểu về đầu tư, đặc biệt là để kiếm tiền cho gia đình.
Vào năm 2014, lần đầu tiên Harkness đi gặp một cố vấn tài chính. Họ hướng dẫn cô tìm hiểu các khái niệm tài chính như lãi kép hay cách hoạt động của các quỹ tương hỗ.
Ngay cả việc gặp một cố vấn tài chính cũng là điều cô chưa từng làm. Harkness chia sẻ rằng cô chưa từng nhận sự giúp đỡ từ ai trước đây vì nghĩ rằng họ chỉ làm việc với những người có nhiều tiền hoặc các tổ chức tài chính lớn.
Cô bắt đầu xem xét những báo cáo đầu tư một cách nhất quán và tìm ra cách để có thể tăng số tiền tiết kiệm hưu trí một cách nhanh chóng.
Khi bắt đầu đầu tư, điều duy nhất cô biết là công ty đưa ra những đề nghị phù hợp với khoản đóng góp của mình. Vì vậy, cô thấy đó là bước khởi đầu tốt. Lần thứ 2 mở quỹ hưu trí, cô đã được hướng dẫn tối thiểu về các chọn các quỹ tương hỗ hoạt động tốt nhất và một số lựa chọn đầu tư hạn chế.
Harkness chọn một số quỹ dựa trên thời điểm nghỉ hưu dự tính của mình. Nhưng cô lại hiếm khi theo dõi hoạt động của họ hoặc thực hiện bất kỳ một thay đổi nào (tăng đóng góp, chọn quỹ tương hỗ khác).
Việc không biết nhiều về cách định vị thị trường chứng khoán khiến cô sợ hãi và không muốn mắc sai lầm.
Sau khi trao đổi với cố vấn, cô đã quyết định kiểm soát bằng số lượng nhỏ. Những năm 20 tuổi, Harkness đã bắt đầu đầu tư vào quỹ hưu trí với số tiền 50 USD cho mỗi kỳ lương và giữ nguyên chiến lược trong nhiều năm. Đến năm 2014, số tiền đầu tư đã tăng lên 300 USD và tiếp tục tăng theo thời gian.
Khi bắt đầu lập ngân sách vào năm 2018 như một phần của kế hoạch xóa nợ, Harkness đã tạo các mục ngân sách để phân bổ một số khoản tiết kiệm vào quỹ khẩn cấp và tài khoản hưu trí của mình.
Mục tiêu của cô là mỗi tháng tiết kiệm 800 USD cho tài khoản hưu trí. Và để giữ kỷ luật cho bản thân, cô đã thiết lập khoản tiền gửi tự động hàng tháng.
Cô đặt mục tiêu trả ít nhất 1.000 USD một tháng cho khoản nợ của mình. Trước đây, bất kỳ tháng nào cảm thấy không thể trang trải cho cả việc trả nợ và tiết kiệm cho việc nghỉ hưu, cô vẫn đóng góp một khoản tiền vào tài khoản hưu trí của mình và ưu tiên việc trả nợ.
Theo thời gian, cô học được cách thiết lập ngân sách của mình mỗi tháng và thực hiện các điều chỉnh giảm chi phí để có thể làm giàu và đồng thời xóa bỏ nợ nần.
5. Đầu tư nhất quán và dài hạn
Khi đại dịch bùng phát vào năm 2020, cô đã cố gắng để không hoang mang về các khoản đầu tư của mình. Cô vẫn quyết định tiếp tục đầu tư đều đặn vào các quỹ.
Dựa trên kinh nghiệm trước đây của mình về cuộc suy thoái kinh tế năm 2008, Harkness biết rằng mặc dù thế giới đang trải qua một giai đoạn đầy biến động, đây lại là thời điểm tốt nhất để giữ tiền trên thị trường chứng khoán, vì cuối cùng nó sẽ phục hồi.
Cô đã học được rằng nếu bạn có tâm lý rằng mình đang đầu tư dài hạn, bạn sẽ có thể duy trì trước sự biến động của thị trường chứng khoán.
Harkness chia sẻ rằng cô thường xuyên theo dõi tin tức tài chính qua báo đài để cập nhật thay đổi hàng ngày trên thị trường chứng khoán. Cô cũng bắt đầu theo dõi các chuyên gia tài chính và những câu chuyện, lời khuyên đầu tư của họ.
Mỗi quý, cô luôn đảm bảo đọc kỹ các bản sao kê tài khoản hưu trí của mình để xem xét hoạt động đầu tư. Cô nói rằng làm điều này sẽ giúp bạn luôn cập nhật và đưa ra những lựa chọn sáng suốt. Những hiểu biết về thị trường chứng khoán sẽ giúp bạn tự tin hơn về các quyết định tài chính của mình.
Harkness nói: "Bằng cách thực hiện từng bước nhỏ và đầu tư mức tối thiểu nhất quán hàng tháng, bạn có thể phát triển thói quen tiết kiệm để kiếm tiền và tạo ra tài chính cho gia đình".
Theo CNBC