Tương lai nào cho thị trường gạo, ngô và lúa mì năm 2019?

26/02/2019 07:53
Dự báo vọng nhu cầu gạo, ngô và lúa mì thế giới sẽ tăng vượt sản lượng, hỗ trợ giá đi lên. Tuy nhiên, trong trường hợp của ngô và lúa mì, tồn trữ tích tụ nhiều từ mấy năm gần đây sẽ cản trở giá tăng mạnh.

Giá gạo có cơ hội tăng do cầu dự báo vượt cung

EIU (cơ quan phân tích thuộc The Economist) mới đây đã hạ dự báo về tiêu thụ gạo toàn cầu niên vụ 2018/19 do Ấn Độ giảm sử dụng, trong bối cảnh sản lượng gạo thế giới cũng sẽ giảm.

Tuy nhiên, khối lượng 498 triệu tấn dự báo sẽ tiêu thụ trong niên vụ này vẫn cao hơn khoảng 1% so với niên vụ trước, và lập kỷ lục mới. Động lực của sự tăng trưởng này chủ yếu bởi dân số tăng, nhất là Châu Á và một số nước Châu Phi.

Về tiêu thụ gạo thế giới niên vụ 2019/20, EIU cho biết rất khó dự đoán trước thời điểm ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, dựa trên một số cơ sở ban đầu cho thấy nhu cầu sẽ tiếp tục đi lên, đạt 505 triệu tấn trong vụ 2019/20, vẫn chủ yếu bởi nhu cầu tăng ở Châu Á. Ngoài ra, sử dụng gạo làm thành phần thức ăn chăn nuôi – hiện chỉ chiếm khoảng 3% tổng lượng tiêu thụ gạo toàn cầu – có thể cũng sẽ tăng trong năm 2019/20, chủ yếu đến từ Trung Quốc – nước tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Chính phủ nước này đang thực hiện các cải cách liên quan đến nguồn cung nhằm giảm lượng tồn kho đang rất lớn.

Về cung gạo thế giới, EIU hạ dự báo về nguồn cung của các nước sản xuất và xuất khẩu thuộc Châu Á, nhất là Ấn Độ, kéo theo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2018/19 sẽ thấp hơn 3 triệu tấn so với dự báo lần trước, chỉ đạt 490 triệu tấn. Triển vọng sản lượng năm 2020 hiện vẫn rất khó đoán bởi còn khá xa, nhưng dựa trên một số cơ sở có thể dự đoán sơ bộ là sẽ đạt kỷ lục 497 triệu tấn, nhờ một số khu vực thuộc Châu Á được mùa, trong đó có Ấn Độ, bù lại cho khả năng sụt giảm ở Trung Quốc.

Tiêu thụ lúa mì sẽ cao hơn sản lượng trong vụ 2018/19

Tiêu thụ lúa mì thế giới đã tăng gần gấp 3 kể từ thập niên 1960, đạt trên 730 triệu tấn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, mức tăng nhu cầu – chủ yếu trong lĩnh vực lương thực – đã không bắt kịp mức tăng sản lượng. Do đó, dự trữ đã tăng mạnh trong giai đoạn 2013/14 đến 2017/18. Mặc dù nhu cầu lúa mì toàn cầu tăng chủ yếu bởi dân số tăng, mức tăng nhu cầu nhìn chung đã vượt tốc độ tăng trưởng dân số. Việc sử dụng các sản phẩm từ bột mì ngày càng phổ biến và nhìn chung vẫn đang duy trì được tốc độ. Ngoài làm lương thực, lúa mì còn được sử dụng trong chăn nuôi, và một tỷ lệ nhỏ được sử dụng trong sản xuất tinh bột và bia.

EIU (cơ quan phân tích thuộc The Economist) dự báo tiêu thụ lúa mì toàn cầu sẽ tăng 1,2% trong năm marketing 2018/19 lên 747 triệu tấn, chủ yếu bởi sự gia tăng trong lĩnh vực lương thực, bù đắp cho việc giảm sử dụng trong chăn nuôi. Dự đoán về năm 2019/20 mới chỉ là nhận định sơ bộ, dựa trên kịch bản sản lượng tăng và sử dụng trong lĩnh vực chăn nuôi sẽ hồi phục thì tiêu thụ sẽ tăng 1,1% lên 755 triệu tấn.

Về nguồn cung, sau khi liên tục tăng lên mức cao kỷ lục suốt 5 năm qua, sản lượng lúa mì thế giới dự báo giảm 4% trong vụ 2018/19, chủ yếu do sự sụt giảm ở EU, Nga, Ucraina và Trung Quốc. Trái lại, sản lượng sẽ tăng ở Mỹ, Canada, Argentina và nhất là Ấn Độ. Mặc dù vậy, dự báo mới nhất này của EIU vẫn cao hơn khoảng 3 tấn so với dự báo trước, đạt 733 triệu tấn (do sự điều chỉnh về con số của Ấn Độ). Vụ thu hoạch lúa mì 2018/19 của Ấn Độ đã kết thúc từ mấy tháng trước; vụ thu hoạch ở bán cầu Nam cũng vừa kết thúc. Ở bán cầu Nam, điều kiện sinh trưởng của cây lúa mì vụ Đông 2019/2020 (gieo trồng vào cuối năm 2018) nhìn chung thuận lợi. Dự báo sơ bộ sản lượng lúa mì toàn cầu niên vụ 2019/20 sẽ tăng 2,6% lên 752 triệu tấn.

Nhu cầu ngô tăng mạnh

Nhu cầu ngô toàn cầu đã tăng rất mạnh trong 2 thập kỷ qua, từ mức chỉ 600 triệu tấn vào đầu thế kỷ 21 lên ước tính khoảng 1,1 tỷ tấn vào năm 2018/19 (tăng 2,7% so với niên vụ trước). Dự báo sơ bộ về niên vụ 2019/20 sẽ tăng tiếp khoảng 1%.

Ngô chủ yếu được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi (chiếm 55% tổng lượng tiêu thụ). Trong bối cảnh sản xuất thịt trên thế giới liên tục tăng, nhất là thịt gia cầm và thịt lợn, nhu cầu tinh bột trong thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng ở hầu khắp các nơi trên toàn cầu, với tốc độ tăng trung bình 3%/năm từ 2015/16.

Mặc dù nhu cầu ngô trong sản xuất nhiên liệu sinh học cũng tăng đều hàng năm, nhưng đang ở tốc độ thấp hơn so với giai đoạn bùng nổ ở giữa những năm 2000 do chính sách của các chính phủ. Ngô dùng trong sản xuất đường và tinh bột có xu hướng tăng dần, một phần do các điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện nên việc sử dụng trong các ngành chế biến (công nghiệp) tăng trung bình 3,6% mỗi năm suốt 5 năm qua, đạt kỷ lục 305 triệu tấn vào 2018/19. Tại Châu Phi cận Sahara, nhu cầu ngô làm lương thực cũng tăng nhanh trong mấy năm gần đây (dự báo đạt 123 triệu tấn trong vụ 2018/19) bởi được mùa lớn.

Về nguồn cung, sản lượng ngô toàn cầu đã tăng trung bình trên 3% mỗi năm trong 2 thập kỷ qua, từ mức dưới 600 triệu tấn vụ 1999/20 lên trên 1 tỷ tấn vụ 2013/14. Cung ngô toàn cầu niên vụ 2018/19 dự báo sẽ vẫn ở mức cao, trong bối cảnh được mùa ở hầu hết các nước xuất khẩu chủ chốt. Bán cầu Bắc đã thu hoạch xong vụ năm nay, và sự chú ý của giới đầu tư đang hướng tới bán cầu Nam, nơi thời tiết mấy tuần gần đây bất lợi bởi khô hạn.

Dự báo của EIU về sản lượng ngô thế giới vụ hiện tại đã được điều chỉnh giảm 3 triệu tấn so với dự báo lần trước, xuống 1,102 tỷ tấn (tăng 2,1% so với năm trước) do giảm ở Brazil và Nam Phi. Về niên vụ 2019/20, bởi bán cầu Bắc còn lâu mới thu hoạch nên dự đoán của EIU mới chỉ mang tính chất sơ bộ, còn chờ các tín hiệu rõ hơn vào việc Mỹ và Trung Quốc có đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại hay không. Nếu sản lượng tăng ở Mỹ, Nam Mỹ cũng như Trung Quốc, sản lượng ngô toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 1,107 tỷ tấn (tăng 0,5% so với vụ trước).

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
26 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
16 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
29 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
4 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
12 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.980.496 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.334.120 VNĐ / tấn

8,944.00 USD / mt

3.58 %

+ 309.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.609.751 VNĐ / tấn

302.68 UScents / lb

2.61 %

+ 7.70

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.192.329 VNĐ / tấn

984.26 UScents / bu

0.67 %

+ 6.51

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.165.846 VNĐ / tấn

291.45 USD / ust

0.71 %

+ 2.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
17 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
18 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
19 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
21 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.