Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau "hồi sinh" để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp

25/04/2022 08:56
Sau 700 năm, Mông Sơn Đại Phật một lần nữa "hồi sinh" thần kỳ, trở thành bức tượng Phật tạc bằng đá lớn được xây dựng sớm nhất thế giới.

Nói đến những ngôi tượng phật khổng lồ, nhiều người hẳn sẽ nhớ ngay đến Sơn Đông Đại Phật và Vân Phong Thạch Quật Đại Phật của Trung Quốc, hay tượng Phật Bamyan ở Afghanistan. Những tượng phật này nổi tiếng và cao nhất nhì thế giới, chứa đựng vết tích cổ đại mang tín ngưỡng thiêng liêng và giá trị lịch sử to lớn.

 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp - Ảnh 1.

Thế nhưng trên thực tế, tượng Phật Bamyan còn phải “nghiêng mình” trước một pho tượng ở Thái Nguyên (Sơn Tây, Trung Quốc), đó chính là Mông Sơn Đại Phật có chiều sâu 17,5 mét và chiều rộng 25 mét, toàn thân cao 66 mét.

Mông Sơn Đại Phật từng trải qua nhiều sóng gió biến động thời đại nên chiều cao thật sự của pho tượng còn phải căn cứ vào sử sách.

Nhà Đường đã ghi chép Mông Sơn Đại Phật có chiều cao “200 tấc”, cũng tức là 63 mét tính theo đơn vị đo lường chuẩn của thời nay. Mà tượng Phật Bamyan cao 53 mét, kém Mông Sơn Đại Phật đến 10 mét.

Tuy nhiên, Mông Sơn Đại Phật không phải là tượng Phật cao nhất thế giới. Với kỹ thuật phát triển của thời nay, việc kiến tạo một pho tượng cao hơn trăm mét không phải là chuyện không thể. Tượng Phật cao nhất thế giới hiện nay chính là Trung Nguyên Đại Phật ở Hà Nam với 153 mét (bao gồm 25 mét bệ và 20 mét ngai vàng).

 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp - Ảnh 2.

Tuy nhiên, Trung Nguyên Đại Phật được khởi công xây dựng vào năm 2002 và khánh thành năm 2007, nên nếu so tính lịch sử với Mông Sơn Đại Phật được xây dựng từ thời Nam Bắc triều thì thua xa.

Trong “Vĩnh Lạc Đại Điển” có ghi chép, Mông Sơn Đại Phật được khởi công vào năm thứ 2 của Bắc Tề Thiên Bảo (559), cùng niên đại với Khai Hoa Tự. Mông Sơn Đại Phật được khắc dựa vào núi phía sau chùa, cao lớn hùng vĩ.

Phật giáo phát triển mạnh nhất vào thời Tùy Đường. Năm đầu của Tùy triều Nhân Thọ (601), Khai Hoa Tự chuyên kiến tạo Phật các để bảo vệ Đại Phật, đồng thời đổi tên thành Tịnh Minh Tự. Vũ Đức năm thứ 3 (620), Đường Cao Tổ Lý Uyên đến bái Phật và đổi tên chùa về thành Khai Hoa Tự.

 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp - Ảnh 3.
 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp - Ảnh 4.
 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp - Ảnh 5.

Sự hiện diện của Lý Uyên mang lại trọng vọng và danh tiếng to lớn đối với Mông Sơn Đại Phật, từ đó lan truyền trong dân chúng.

Đến Hiển Khánh năm thứ 2 (657), Đường Cao Tông Lý Trị và Hoàng hậu Võ Tắc Thiên cùng giá lâm đến Khai Hoa Tự và cung cấp rất nhiều tài bảo, từ đó chùa càng trở nên lớn mạnh và nổi tiếng hơn.

Mông Sơn Đại Phật đã gặp phải sóng gió ở đời của Đường Vũ Tông. Ông thực hiện kế hoạch đàn áp Phật giáo, Khai Hoa Tự bị phá hủy, và tượng Phật khổng lồ cũng chìm vào quên lãng.

Đến năm 945, Lưu Tri Viễn, Hoàng đế của triều đại Hậu Hán đã trùng tu các tượng Phật.

Vào cuối thời nhà Nguyên, chùa Khai Hoa lại bị thiêu rụi, từ đây dấu vết của Mông Sơn Đại Phật biến mất khỏi sử sách, nhiều thông tin cho rằng tượng Phật đã bị phá hủy trong thời gian này.

 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp - Ảnh 6.
 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp - Ảnh 7.
 Tượng Phật dựa núi khổng lồ biến mất thần bí, 700 năm sau hồi sinh để lại nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp - Ảnh 8.

Năm 1385, nhà Minh cho xây dựng lại Khai Hoa Tự, nhưng Mông Sơn Đại Phật đã bị bỏ quên.

Mãi cho đến năm 1983, một nhân viên hành chính đã phát hiện đống đổ nát bên núi có hình dạng của một vị Phật, đầu và dưới ngực bị chôn vùi trong đất và đá.

Năm 2006, chính quyền địa phương đã sửa chữa và tạo hình đầu của Mông Sơn Đại Phật. Sau 700 năm, Mông Sơn Đại Phật một lần nữa "hồi sinh" thần kỳ, trở thành bức tượng Phật tạc bằng đá lớn được xây dựng sớm nhất thế giới.

Nguồn: Sohu

Tin mới

Ngỡ ngàng nhiều trái cây giải nhiệt mùa nóng có giá bằng ly trà đá
7 giờ trước
Không ít loại trái cây giải nhiệt mùa nắng nóng ở TPHCM lại có giá rẻ đến không ngờ, như cam, dưa lê, thơm... chỉ từ 5.000 - 7.000 đồng/kg; dưa hấu, ổi chỉ tầm 10.000 đồng...
Giảm thêm thuế cho xe hybrid
5 giờ trước
Xe hybrid là cầu nối giữa xe xăng và xe điện, cần có lộ trình chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển
Hé mở về những mỏ vàng với tổng trữ lượng hàng trăm tấn tại Việt Nam
7 giờ trước
Từ các dữ liệu công khai cho thấy, Việt Nam hiện có hàng chục vùng khai thác, mỏ vàng lớn với tổng trữ lượng được dự báo lên đến hàng trăm tấn.
Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
8 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Suzuki XL7 bán vượt Toyota Innova Cross, thành vua doanh số hybrid ở Việt Nam tháng 3/2025
8 giờ trước
Kể từ khi công bố riêng doanh số dòng xe hybrid, hiếm khi nào Toyota lại nhường ngôi "vua hybrid" vào tay thương hiệu khác. Nhưng tháng này, Suzuki XL7 đã bứt tốc tốt hơn để trở thành mẫu xe hybrid bán chạy nhất thị trường Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
13 giờ trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
1 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
1 ngày trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
1 ngày trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.