Tuyệt vọng, bi thảm và cùng cực vì Covid-19, sự căm phẫn bùng lên mạnh mẽ trong người dân Ấn Độ

24/04/2021 10:47
Chỉ 6 tuần trước, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ tuyên bố quốc gia này đang ở "giai đoạn cuối" của đại dịch Covid-19 nhưng hiện nay, quốc gia này đang vỡ trận.

Hôm 23/4, Ấn Độ tiếp tục xác lập kỷ lục buồn khi có tới 332.730 ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận, vượt qua con số mà họ xác lập chỉ 1 ngày trước đó. Chưa quốc gia nào trên thế giới, bao gồm cả ổ dịch lớn nhất là Mỹ, ghi nhận số ca mắc trong một ngày nhiều như Ấn Độ. Tuy nhiên, điều đáng buồn là đây có thể chưa phải những điều tồi tệ nhất.

Làn sóng Covid-19 thứ 2 của Ấn Độ bùng lên vào giữa tháng 3 và đang tạo ra một sự tàn phá khủng khiếp trên cả đất nước. Tất cả mọi thứ đều lâm vào tình trạng thiếu thốn, từ giường trong các phòng chăm sóc đặc biệt, thuốc, khí oxy và máy thở. Trong khi đó, thi thể nạn nhân Covid-19 chất đống trong các nhà xác và lò hỏa táng.

Đại sứ Việt Nam giữa "bão" Covid-19 ở Ấn Độ: "Chưa bao giờ thấy lằn ranh giữa cái chết và sự sống lại mỏng manh đến thế"

Theo dữ liệu chính thức, Ấn Độ có hơn 16 triệu ca mắc Covid-19 với gần 200.000 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, quốc gia này đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch chơ tới thời điểm hiện tại. Diễn biến nhanh và đạt đỉnh trong vòng vài tuần, dịch bệnh chưa có dấu hiệu sớm kết thúc ở Ấn Độ.

Chính tình cảnh khốn cùng của người dân Ấn Độ đã làm dấy lên câu hỏi về vai trò của các nhà lãnh đạo nước này. Việc Thủ tướng Narendra Modi liên tục ca ngợi những thành tựu chống dịch của đất nước, ngay cả khi các bang áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội mới và các bệnh viện hết chỗ, cho thấy chính quyền Liên bang đã thực sự chủ quan.

Tuyệt vọng, bi thảm và cùng cực vì Covid-19, sự căm phẫn bùng lên mạnh mẽ trong người dân Ấn Độ - Ảnh 2.

"Bất chấp những thách thức, chúng tôi đã có kinh nghiệm, nguồn lực tốt hơn và cả vắc xin", ông Modi cho biết. Hai ngày sau, vị Thủ tướng này tuyên bố 100 triệu liều vắc xin đã được tiêm ở Ấn Độ. Tuy nhiên, cuối cùng, ông Modi cũng phải thừa nhận tính cấp bách của đại dịch vào đầu tuần này.

Điều này có thể đã muộn. Ấn Độ đã 2 ngày phá kỷ lục thế giới về số ca mắc mới. Tình cảnh bệnh viện hết chỗ, nạn nhân Covid-19 nằm chờ chết vì không có giường, khí oxy hay máy thở cùng việc thi thể người chất đống trong nhà xác và các đài hóa thân thổi bùng lên làn sóng giận dữ của người dân Ấn Độ.

Thủ tướng Modi là người rất được yêu thích ở Ấn Độ. Ngay cả khi quốc gia này gặp khó trong năm 2020, ông Modi vẫn được tín nhiệm. Tuy nhiên, mọi thứ có thể sẽ đổi khác trong đợt dịch bệnh này.

Người dân Ấn Độ đã trở nên kiệt quệ và xơ xác sau hơn một năm chống dịch. Bệnh nhân và người thân của họ đau xót tới tột cùng khi không nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết, buộc phải dùng tới mạng xã hội để van xin cơ hội sống. Các chuyên gia bị phớt lờ khi lời cảnh báo của họ không được chú ý.

Những lời phàn nàn bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội và thu hút đông đảo người dân Ấn Độ. Các quan chức bị gọi tên trên mạng xã hội vì cách họ xử lý khủng hoảng. Người ta cho rằng Chính phủ Ấn Độ có thể mất cảnh giác với làn sóng Covid-19 đầu tiên bùng lên đầu năm ngoái nhưng những gì đang xảy ra là điều không thể chấp nhận được.

Tuyệt vọng, bi thảm và cùng cực vì Covid-19, sự căm phẫn bùng lên mạnh mẽ trong người dân Ấn Độ - Ảnh 3.

Các chuyên gia y tế thì cho rằng công chúng đã mất cảnh giác và có cảm giác an toàn sai lầm sau khi làn sóng Covid-19 đầu tiên lắng xuống. Đó là lý do tại sao làn sóng thứ 2 lại bùng lên mạnh mẽ và lây lan nhanh đến vậy. Sự tự mãn này cũng đến từ ông Modi và các quan chức trong chính quyền của mình, những người đã ăn mừng quá sớm sau khi làn sóng đầu tiên lắng xuống.

Ấn Độ làm rất ít để ngăn cản việc tụ tập đông người ở nơi công cộng. Họ còn cho phép một cuộc hành hương kéo dài nhiều tuần với hàng triệu người từ khắp các tiểu bang tham gia. Điều này có thể khiến dịch bệnh diễn biến khó lường và lây lan với tốc độ chóng mặt. Ngoài ra, người ta còn chỉ trích ông Modi tổ chức các sự kiện chính trị giữa lúc dịch bệnh bùng phát.

Ở thời điểm hiện tại, các đảng phái chính trị đối lập đang sử dụng đại dịch như một đòn tấn công tổng lực nhằm vào ông Modi và đảng của mình. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng khiến các hoạt động vận động tranh cử ở Ấn Độ bị hoãn lại tại một số bang chiến trường. Trong một số trường hợp, các sự kiện được tổ chức với quy mô nhỏ hơn.

Ngoài chính trị, Ấn Độ cũng đã ban hành một số biện pháp khẩn cấp, bao gồm cung cấp 100.000 bình oxy trên quy mô toàn quốc. Họ cũng thành lập các nhà máy sản xuất oxy mới và bệnh viện dành riêng cho các bệnh nhân mắc Covid-19.

Tuyệt vọng, bi thảm và cùng cực vì Covid-19, sự căm phẫn bùng lên mạnh mẽ trong người dân Ấn Độ - Ảnh 4.

Trong khi một số bang vẫn chờ đợi các trang thiết bị cần thiết, thị trường chợ đen đã xuất hiện để lấp đầy các khoảng trống của sự thiếu hụt. Tuy nhiên, giá của những dịch vụ này không hề rẻ và không phải ai cũng đủ điều kiện tiếp cận.

Vishwaroop Sharma, 22 tuổi, là một người như vậy. Hồi đầu tuần, cậu đưa cha mình tới bệnh viện nhưng không có giường và bình dưỡng khí. Họ buộc phải chờ đợi bên ngoài mà không có được bất cứ trợ giúp y tế nào. "Chẳng có gì cả, ông ấy chết ngay trước mắt tôi, trên tay tôi", Sharma nói về khoảnh khắc đau khổ khi chứng kiến người cha qua đời.

Tuy nhiên, cậu không có thời gian để đau buồn. Sharma phải trở về nhà bởi mẹ cậu cũng đang nhiễm bệnh và bắt đầu có dấu hiệu khó thở. Điên cuồng, cậu phải mua khí oxy ở thị trường chợ đen để đưa bà đi hết bệnh viện này tới bệnh viện khác trong nhiều ngày. Cuối cùng, Sharma tìm được một giường cách nơi gia đình mình sống 100 km.

Sự thiếu hụt mang lại những bi kịch và sự tuyệt vọng lan tràn. Ngay cả khi dịch bệnh qua đi, nó vẫn để lại một vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ. Vết nút ấy có lẽ cần nhiều thời gian hơn rất nhiều để có thể hàn gắn.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
8 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
7 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
6 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
6 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
5 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
12 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
12 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
15 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
18 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.