Tỷ giá USD/VND: Vì sao xuất hiện diễn biến trái chiều ở hai thị trường?

07/12/2019 17:27
Trong khi tỷ giá USD/VND trên ngân hàng giảm thì trên thị trường tự do, tỷ giá này lại có xu hướng tăng do yếu tố "mùa vụ"...

Tỷ giá USD/VND trên thị trường ngân hàng và thị trường tự do đã có những chuyển động trái chiều sau loạt tác động của cả yếu tố nội và ngoại.

Theo nhóm nghiên cứu tại SSI thống kê, trong nửa cuối tháng 11, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng tăng vọt và duy trì ở mức trên 4%. Trái lại, lãi suất USD lại giảm khoảng 25 điểm phần trăm sau bước cắt giảm lãi suất lần 3 FED vào cuối tháng 10. Do đó, chênh lệch lãi suất VND và USD tăng mạnh từ mức xấp xỉ 0 lên tới 2,4%/năm.

Cùng với bối cảnh quốc tế ổn định, tỷ giá USD/CNY giảm về quanh mốc 7,0 nên tỷ giá USD/VND giao dịch trên ngân hàng giảm 10 VND, về mức mua vào 23.110 VND và bán ra 23.260 VND. Chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra giữ ở mức cao, khoảng 150 VND. 

Như vậy, tỷ giá mua vào của ngân hàng tại cuối tháng 11 đã thấp hơn thời điểm cuối năm 2018 là 55 VND, tương đương 0,24%. 

Trong khi đó, yếu tố "mùa vụ" lại khiến tỷ giá tự do nhích tăng 60 VND, lên 23.240 VND ở chiều mua vào và 23.260 VND ở chiều bán ra, tương đương tăng 0,26% so với tháng trước nhưng vẫn thấp hơn 0,13% so với thời điểm cuối năm 2018.

Nhìn lại quãng thời gian trước, ngoại trừ hai tháng 5 và 6 tỷ giá bật tăng do leo thang chiến tranh thương mại khiến đồng CNY mất giá, tỷ giá mua vào của các ngân hàng thương mại luôn ở mức ngang bằng hoặc thấp hơn tỷ giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước là 23.200 VND/USD. 

Nhờ vậy, Ngân hàng Nhà nước đã mua được lượng lớn ngoại tệ, nâng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục 73 tỷ USD, tương đương khoảng 14 tuần nhập khẩu và các ngân hàng thương mại cũng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động ngoại hối. 

tỷ giá mua và tỷ giá trung tâm

Vào ngày giao dịch cuối cùng của tháng, Ngân hàng Nhà nước đã giảm tỷ giá mua vào 25 VND, xuống 23.175 VND/USD. Lực hút ngoại tệ về Ngân hàng Nhà nước có thể giảm bớt, gián tiếp đẩy nguồn cung ngoại tệ ở lại thị trường trong giai đoạn cao điểm cuối năm. 

Đồng thời, động thái này tạo tín hiệu về chính sách quản lý linh hoạt, có tăng, có giảm không chỉ cho các thành viên thị trường mà cho cả các cơ quan nước ngoài khi đánh giá về chủ trương điều hành tỷ giá của Việt nam.

Bước vào tháng cuối năm, có rất nhiều yếu tố cùng đan xen tác động lên tỷ giá. Ngoài các diễn biến phức tạp từ bên ngoài, trong nước, cầu ngoại tệ tăng cao phục vụ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, thặng dư thương mại giảm mạnh, trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại cũng bớt dồi dào do đã bán một lượng lớn ngoại tệ về Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo áp lực lên tỷ giá. 

Tuy nhiên ở chiều ngược lại, chênh lệch lãi suất VND và USD trên liên ngân hàng nới rộng, dòng kiều hối và ngoại tệ từ các giao dịch hợp tác kinh doanh, bán vốn vẫn tích cực sẽ hỗ trợ neo giữ tỷ giá. Rất có thể tỷ giá USD/VND cuối năm 2019 sẽ thấp hơn hoặc bằng tỷ giá cuối năm 2018, đánh dấu một năm điều hành tỷ giá thành công của Ngân hàng Nhà nước.

Thực tế, việc giữ tỷ giá ổn định trong năm 2019 phản ánh các nền tảng vĩ mô tích cực của Việt Nam nhưng cũng khiến VND tăng giá trong tương quan với các đối tác lớn. Các quốc gia này vẫn đang mở rộng quy mô nới lỏng tiền tệ, đồng nội tệ của họ sẽ còn giảm giá trong năm 2020 và vì vậy về lâu dài sẽ tạo ra bất lợi nhất định cho hàng hóa Việt nam nếu VND vẫn giữ giá. 

"Xét trong bối cảnh tổng thể cùng việc cân đối với quan hệ thương mại Việt – Mỹ, mức điều chỉnh của đồng VND trong năm 2020 nếu có sẽ nằm trong khoảng 1%- 2% và sẽ được điều chỉnh dần từng bước tùy thuộc vào các diễn biến trên thế giới", nhóm nghiên cứu tại Công ty Chứng khoán SSI dự báo.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.