Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được viết tắt là Capital Adequacy Ratio (CAR) hay còn được gọi là hệ số an toàn vốn (CAR). Tỷ lệ an toàn vốn là một chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại.
Theo thông tư 41/2016/TT-NHNN thì CAR được tính theo công thức:
Trong đó:
C: Vốn tự có;
RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng;
K(OR): Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động;
K(MR): Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.
Tỷ lệ an toàn vốn là thước đo cơ bản để nhà quản lý (NHTW) đánh giá sự lành mạnh về tài chính của ngân hàng. Nếu một ngân hàng bị NHTW cho là không đảm bảo vốn chủ sở hữu, thì ngân hàng này xem như không còn khả năng hoạt động bình thường và buộc phải đóng cửa.
Căn cứ tỷ lệ an toàn vốn, người ta xác định được khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và hấp thụ các rủi ro khác. Do đó, ở các nước, cơ quan quản lý luôn xác định và giám sát các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Hiện nay, theo chuẩn mực Basel II được các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến thì CAR là 8%. Ở Việt Nam, theo thông tư 36/2014/TT – NHNN, tỷ lệ này được quy định là 9%. Đến cuối năm 2016, NHNN ban thành thông tư số 41/2016/TT – NHNN giảm tỷ lệ tối thiểu xuống 8% như quy định của Basel II , thông tư có quy định thời hạn áp dụng là 01/01/2020.