Tỷ lệ cho vay/tiền gửi đã vượt 100% tại nhiều ngân hàng

17/11/2022 21:49
Có những thống kê khác nhau, nhưng ở so sánh tỷ lệ cho vay/tiền gửi quá cao cho thấy sức rướn vốn của ngân hàng bị kéo căng và khó đẩy mạnh cho vay thêm...

Khoảng hơn chục năm trở lại đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam áp dụng tỷ lệ an toàn trong so sánh mức độ cho vay so với nguồn vốn, góp phần phòng ngừa rủi ro thanh khoản và an toàn hoạt động.

Tỷ lệ này có điều chỉnh qua các giai đoạn khác nhau, cả về mức độ và nội hàm của quy định. Cũng từng có những giai đoạn tranh luận về việc ghi nhận tiền gửi của Kho bạc Nhà nước vào để tính toán hay loại trừ...

Có một giai đoạn, dữ liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước hầu hết cho thấy một tỷ lệ tham chiếu cao, nhưng lại khác với quy định. Nguyên do có thống kê về "tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động", trong khi quy định là "tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi", nội hàm và cách tính toán của hai tỷ lệ này là khác nhau.

Song, dù nội hàm và cách tính khác nhau, cả hai tỷ lệ trên đều cùng phản ánh mức độ cho vay, mức độ sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM).

Và có một dữ liệu nữa cũng có thể xét đến để tham khảo thêm về mức độ cho vay đó qua tỷ lệ cho vay/tiền gửi theo báo cáo tài chính của các NHTM. Cũng lưu ý rằng tỷ lệ này có nội hàm và cách tính khác với giới hạn tỷ lệ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) mà Ngân hàng Nhà nước quy định.

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi lên tới 145%

Khảo sát số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 của 27 ngân hàng cho thấy, tỷ lệ cho vay khách hàng/tiền gửi khách hàng bình quân của nhóm hiện đã ở mức 105,3%, tăng khá mạnh so với con số 97,9% vào cuối năm 2021.

Trong đó, có tới 16 thành viên có tỷ lệ cho vay/tiền gửi khách hàng vượt hoặc bằng 100%, điều này có nghĩa, ngân hàng đang cho vay nhiều hơn cả số tiền gửi của khách hàng.

VPBank hiện đang là ngân hàng có tỷ lệ cho vay/tiền gửi khách hàng cao nhất trong nhóm khảo sát, tới 145,1%, tức ngân hàng đang cho vay ra tới 145,1 đồng trong khi tiền gửi từ khách hàng 100 đồng. Tuy nhiên, đây cũng là điển hình cho khác biệt với quy định LDR nói trên, do VPBank vừa tăng đột biến vốn điều lệ, có nguồn thặng dư vốn rất lớn từ thương vụ bán vốn năm trước, nguồn vốn quốc tế, hoặc trường hợp có nguồn ủy thác cho vay và bên ủy thác nhận rủi ro thì được loại trừ tính LDR...

Tương tự, SeABank cũng đang sở hữu tỷ lệ này khá cao với 132,3%, tại Techcombank là 128,7%, tại VIB là 119,6%, HDBank là 118,6%,…

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi đã vượt 100% tại nhiều ngân hàng - Ảnh 1.

Khảo sát cũng cho thấy, có tới 23/27 thành viên có tỷ lệ cho vay/huy động khách hàng đi lên trong 9 tháng qua. Kienlongbank (tăng 22,6 điểm %), MBB (tăng 18,5 điểm %), Techcombank (tăng 18,4 điểm%), SeABank (tăng 16,1 điểm%),… là những nhà băng ghi nhận tăng trưởng tỷ lệ này lớn nhất trong 3 quý qua.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, chỉ có 4 ngân hàng là TPBank, PGBank, SHB và VPBank có tỷ lệ cho vay/tiền gửi giảm so với cuối năm 2021. Tuy nhiên, mức giảm là không đáng kể.

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi đã vượt 100% tại nhiều ngân hàng - Ảnh 2.

Nhìn chung, việc tỷ lệ cho vay/tiền gửi khách hàng toàn hệ thống tăng cao trong 9 tháng qua có thể được giải thích do sự lệch pha lớn giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tiền gửi.

Mặt khác, ở những thành viên có tỷ lệ này rất cao nói trên còn phản ánh họ có nguồn vốn khác để cho vay bên cạnh nguồn tiền gửi của khách hàng.

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 10/2022, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt 11,5% so với cuối năm 2021. Với tốc độ tăng trưởng như trên, tín dụng đã tăng trên 17% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là mức cao so với cùng kỳ nhiều năm trước đây. Trong khi đó, trong cùng khoảng thời gian trên, huy động vốn mới chỉ tăng khoảng 4,6% so với đầu năm, tức là chỉ bằng 1/3 so với tốc độ tăng trưởng của tín dụng. Điều này đặt ra thách thức đối với hệ thống ngân hàng trong việc điều tiết hệ số sử dụng vốn.

Nhưng sẽ là đáng chú ý ở một tác động khác. Nguồn tiền gửi thường có độ lỏng và linh hoạt hơn trong cơ cấu vốn, tăng hoặc giảm khó kiểm soát hơn là tín dụng, nên khi nguồn tiền gửi bị giảm sẽ dẫn tới tỷ lệ trên tăng cao do nguồn vốn cho vay khó giảm tương ứng để cân đối, đặc biệt ở hoạt động rút tiền gửi trước hạn trong khi cho vay rất khó rút được vốn về trước hạn.

Tác động trên cần được chú ý hơn khi thị trường có biến động mạnh về lãi suất, cạnh tranh quyết liệt hút nguồn tiền gửi trong hệ thống...

Khó rướn sức cho vay thêm?

Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) là một trong những thước đo quan trọng được sử dụng trong hoạt động quản lý và giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đánh giá thanh khoản hay khả năng chi trả của một tổ chức tín dụng.

Một tỷ lệ LDR càng cao thì càng giúp ngân hàng có thể tối ưu hóa nguồn huy động vốn của mình. Tuy nhiên, đi cùng với đó, tính thanh khoản của ngân hàng cũng có thể bị ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản, khi ngân hàng cho vay quá nhiều, vượt cả nguồn tiền gửi thì khi gặp áp lực thanh toán ngắn hạn gia tăng đột biến, ngân hàng đó có thể sẽ gặp khó khăn.

Cũng xin lưu ý, như trên, cách tính tỷ lệ mà người viết thực hiện không đồng nhất với cách tính LDR được quy định trong Thông tư 22 ban hành ngày 15/11/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Theo Thông tư này, nguồn huy động của các ngân hàng không chỉ nằm riêng ở khoản mục tiền gửi của khách hàng mà còn huy động từ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng, tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.

Cũng theo quy định của Thông tư 22, tất cả các ngân hàng đều phải đảm bảo tỷ lệ LDR không được vượt quá 85%.

Cập nhật mới nhất của NHNN cho thấy, đến cuối tháng 6/2022, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của toàn hệ thống chỉ ở mức 74,06%, rất thấp và không đáng ngại.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào tỷ lệ cho vay khách hàng/tiền gửi khách hàng như báo cáo tài chính của 27 NHTM nói trên thì cho thấy mức độ cho vay đã ở mức cao. Đây cũng là một điểm tham khảo cho sức rướn cho vay của các ngân hàng thời gian tới.

Còn về vấn đề thanh khoản, LDR hay tỷ lệ thống kê tham khảo nói trên chỉ là một trong nhiều chỉ số, giới hạn và yêu cầu trong quản lý; bởi quy định hiện hành còn có các giới hạn về tỷ lệ khả năng chi trả cụ thể, cũng như các ngân hàng luôn có các quỹ dự trữ, dự phòng tích lũy trong quá trình hoạt động...

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
2 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga 110cc dáng lạ của Honda về đại lý Việt: Trang bị ngang cơ Vision, 'ăn xăng' 1,7 lít/100 km
3 giờ trước
Chiếc xe ga của Honda được trang bị một số phụ kiện độc quyền, giúp xe trở nên phong cách hơn.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
3 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Bắt chủ cơ sở sản xuất, bán trót lọt hàng chục ngàn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả
3 giờ trước
Đối tượng đã lên mạng internet để tìm hiểu một số mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật đang được thị trường tiêu thụ lớn sau đó đặt in tem nhãn, bao bì giả của các sản phẩm này.

Tin cùng chuyên mục

"Món hời" khi mua MacBook Air M4, iPad Air M3 tại Việt Nam
3 giờ trước
Dải sản phẩm mới của Apple như Macbook air hay iapd air đang được giảm giá tốt tại Việt Nam ngay khi lên kệ.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
4 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
1 ngày trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
2 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.