Tỷ lệ container hàng hóa phải nằm chờ ở cảng tăng 75%

25/01/2021 10:42
Container hàng hóa phải nằm chờ tại 20 cảng hàng đầu thế giới tăng 75% trong tháng 12.

Trang tin chuyên về hàng hải Seatrade Maritime News dẫn lời Giám đốc điều hành Ocean Insights Josh Brazil cho biết so với tháng 11, tỷ lệ container hàng hóa bị "rớt tàu" phải nằm lại 20 cảng hàng đầu thế giới tăng 75% trong tháng 12. Trong đó, cảng Klang của Malaysia có tỷ lệ hàng hóa phải nằm lại cảng cao nhất, đạt 55%, tăng 9% so với tháng 11. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp cảng này có tỷ lệ container hàng hóa phải nằm tại cảng tăng đột biến, dẫn đầu danh sách 9 cảng nhộn nhịn hàng đầu thế giới được Ocean Insight khảo sát.

Tỷ lệ container hàng hóa phải nằm chờ ở cảng tăng 75% - Ảnh 1.

Tỷ lệ hàng hóa phải nằm lại cảng trong tháng 12 so với tháng 11. Ảnh: Chụp màn hình.

Tiếp đến là Thượng Hải (Trung Quốc), tỷ lệ container hàng hóa phải nằm lại cảng và chờ chuyến sau là 37%, tăng 7% so với tháng trước đó. Cảng Jebel Ali (Du bai) và Busan (Hàn Quốc) xếp vị trí thứ 3, có mức tăng 7% trong tháng 12, tương ứng với tỷ lệ 41% và 33%. Cảng Singapore và Hong Kong dù có mức tăng thấp nhất nhưng tỷ lệ hàng phải nằm lại cảng vẫn cao, lần lượt ở mức 42% và 33%.

Trong khi đó, một số cảng có tỷ lệ hàng hóa lên tàu đúng thời gian so với kế hoạch trong tháng 12 phải kể đến như Cao Hùng (Đài Loan), Ninh Ba – Zhoushan (Trung Quốc) và Tanjung Pelepas (Malaysia).

Ông Josh Bazil cho rằng việc tăng cường công suất, năng lực vận tải của hãng tàu vẫn chưa "thấm" so với nhu cầu hàng hóa cần được vận chuyển.

Cũng theo số liệu từ Ocean Insights, cảng lớn thứ 3 thế giới Ninh Ba – Zhoushan đã ghi nhận tình trạng cứ 10 container hàng hóa thì có 4,3 container phải nằm lại cảng để chờ chuyến tàu tiếp theo, vào tháng 10, cao hơn 1 container so với tháng 9.

CEO logistics Matson Matt Cox nhận định: “Một mùa vận tải bất thường. Chúng tôi ghi nhận sự tắc nghẽn cục bộ ở châu Á, hàng hóa sẵn sàng lên tàu nhưng lại bị chuyển sang lịch tiếp theo. Nhiều hãng vận tải biển quốc tế khác đang liên tục bổ sung sức tải. Không ai biết chính xác thời điểm bao giờ tình trạng này sẽ kết thúc".

Tỷ lệ container hàng hóa phải nằm chờ ở cảng tăng 75% - Ảnh 2.

Tỷ lệ container hàng hóa bị "rớt tàu" phải nằm lại 20 cảng hàng đầu thế giới tăng 75% trong tháng 12.

Cùng lúc đó, Việt Nam đã ghi nhận tình trạng giá cước vận tải tăng 2-10 lần, tùy theo chặng, tính từ tháng 11/2020. Cụ thể, cước thuê container đi Anh là 1.420 USD/container 20 feet vào tháng 10, con số này đã tăng lên 5.420 USD vào tháng 11 và lên mức 7.200 USD vào tháng 12. Hay như cước thuê container từ Thái Lan về Việt Nam là 60 USD/container, kể từ tháng 10 trở về trước, tuy nhiên mức giá này đã tăng lên gấp 10 lần vào tháng 11. Đồng thời, cước thuê container từ Việt Nam đi Los Angeles (Mỹ) tháng 11 đã cao hơn 4.000 USD/container so với thời điểm tháng 10, vào khoảng 700-1.000 USD.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng vào tháng 12, Bộ Công Thương lý giải do tác động của dịch Covid-19, việc giãn cách xã hội, năng lực xử lý hàng ở cảng EU và Bắc Mỹ sụt giảm khiến hãng tàu phải cắt giảm tuyến, gây thiếu hụt chuyến và container rỗng. Dịch Covid-19 còn làm cho năng lực sản xuất ở Mỹ Latinh, Đông Âu, Nam Á bị sụt giảm, vì vậy, Mỹ và EU phải tăng cường nhập khẩu từ Đông Á, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Hai yếu tố cộng hưởng đã đẩy giá thuê container lên cao.

Trước tình trạng này, hãng tàu kiến nghị cơ quan chức năng xem xét giải quyết hơn 3.000 container vô chủ ở cảng để lấy nguồn container rỗng phục vụ hoạt động xuất khẩu.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết việc này không dễ dàng bởi số container hàng vô chủ tại cảng chủ yếu là hàng nhập lậu vi phạm, nói chung là rác thải. Toàn bộ container phải được chuyển về nước xuất khẩu, tái xuất đến tận cùng nước xuất khẩu sang Việt Nam như Philippines xuất ngược trở lại Canada.

Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết đang báo cáo cấp trên về hướng xử lý số container hàng tồn đọng quá 90 ngày. Bên cạnh đó, việc xử lý mất rất nhiều thời gian và container phải dùng để xuất trả lại cùng với hàng hóa nên không thể kỳ vọng việc giải quyết container vô chủ để có được container rỗng và kéo được giá cước vận tải xuống thấp.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan còn đặt vấn đề, sản xuất container không đòi hỏi công nghệ cao, không quá khó, thị trường quyết định nguồn cung sản phẩm, doanh nghiệp Việt có đầy đủ khả năng để sản xuất vỏ container nói trên.

“Vấn đề mấu chốt là phải làm rõ tại sao doanh nghiệp vận tải lại tăng giá cao như vậy?", ông Cẩn đặt câu hỏi.

Ngày 15/1, Chính phủ đã có chỉ đạo về việc chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa gia tăng do hiện tượng tăng giá thuê tàu và container, trong đó yêu cầu Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận tải kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu và container (nếu có).

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
6 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
34 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
54 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
22 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
46 phút trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Xe máy điện quốc dân của Ấn Độ giá 27 triệu, bán gần 200.000 chiếc/năm: So sánh mới biết xe Việt thế nào!
49 phút trước
So sánh với mẫu xe máy điện bán chạy nhất Ấn Độ, các mẫu xe máy điện do chính người Việt sản xuất có gì hơn, kém?
Người Việt chi 5.000 tỷ đồng mua iPhone 16
4 giờ trước
Theo số liệu tổng hợp từ các nhà bán lẻ, đơn vị phân phối, người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam đã chi hơn 5.000 tỷ đồng cho iPhone 16.
Phân khúc ô tô tiết kiệm xăng nhất Việt Nam chứng kiến kỷ lục mới, Toyota giữ ngôi vua 2 tháng liên tiếp
5 giờ trước
Mẫu xe Toyota Innova Cross bản hybrid có doanh số bán chạy hơn cả bản xăng dù mức giá cao hơn.
Mang tiếng "Made in Vietnam", người Việt mòn mỏi chờ đợi nhưng vẫn chưa được Apple cho mua Mac mini M4
7 giờ trước
Hiện tại, Apple vẫn chưa công bố thời điểm mở bán chính thức của Mac mini M4.