CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (NVL) DN bất động sản hàng đầu Việt Nam tại khu vực phía Nam của ông Bùi Thành Nhơn vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2021.
Trong đó, doanh nghiệp của ông Nhơn ghi nhận một khoản lãi 2,2 nghìn tỷ đồng nhờ 3 thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) trong năm và đây là một khoản tiền không nhỏ đóng góp vào lợi nhuận cả năm của tập đoàn bất động này.
Theo đó, Novaland trong năm 2021 đã mua lại vốn cổ phần của Final Solution (99,98%), Greenland (gần 70%) và Unity (gần 100%) với tổng trị giá 10,6 nghìn tỷ đồng.
Trong năm 2021, Novaland ghi nhận doanh thu thuần tăng mạnh nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 3,46 nghìn try đồng, giảm 12% so với năm trước đó. Như vậy, khoản lãi 2,2 nghìn tỷ đồng nhờ 3 thương vụ M&A đã chiếm một tỷ trọng rất lớn.
Gần đây, cổ phiếu NVL của Novaland giảm mạnh, từ mức 91.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) hồi cuối 2021 xuống vùng 75.000 đồng/cp như hiện tại, tương đương mức giảm gần 18%. Vốn hóa của Novaland giảm mạnh từ mức 175 nghìn tỷ đồng (7,6 tỷ USD) xuống 147 nghìn tỷ đồng (6,3 tỷ USD). Tài sản của ông Bùi Thành Nhơn cũng giảm mạnh từ gần 38 nghìn tỷ đồng (1,6 tỷ USD) xuống 31,8 nghìn tỷ đồng (1,4 tỷ USD) như hiện tại.
Cũng trong 2021, Novaland đã chuyển nhượng 3 phần vốn góp tại 3 doanh nghiệp trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Novaland gần đây đẩy mạnh huy động vốn và phân bổ, luân chuyển vốn rất mạnh.
Ngay đầu 2022, Novaland của ông Bùi Thành Nhơn đã thông qua kế hoạch góp vốn gần 5.900 tỷ đồng vào các công ty con. Đây là phần tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu vừa qua. Theo đó, Novaland sẽ bổ sung thêm vốn cho CTCP Nova Hospitality 3.925 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Địa ốc Nova 1.150 tỷ đồng và CTCP Địa ốc No Va Mỹ Đình 800 tỷ đồng.
Ngay cuối 2021, đại gia Bùi Thành Nhơn dồn dập huy động nghìn tỷ từ trái phiếu doanh nghiệp trước thời điểm nhạy cảm để Novaland tiếp tục bứt phá với những dự án lớn và tiếp tục gia tăng đầu tư trong lĩnh vực này.
Novaland là doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Việt Nam với nhiều dự án lớn Saigon Royal, Aqua City, NovaHills Mui Ne, Victoria Village, NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan Thiet…
Trong một báo cáo gần đây, Novaland cho biết, trong 3 năm từ 2021-2023, lợi nhuận của tập đoàn dự kiến sẽ tăng đột biến từ các dự án trọng điểm đang được đẩy mạnh triển khai, hoàn thiện sớm. Các dự án trọng điểm nói trên sẽ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận lớn. Ước tính, tổng lợi nhuận thu được từ 3 siêu dự án này có thể lên tới 2 tỷ USD.
Ông Bùi Cao Nhật Quân, con trai của Chủ tịch HĐQT Novaland Bùi Thành Nhơn gần đây đã mua vào thêm nhiều cổ phiếu NVL và hiện sở hữu hơn 81,2 triệu cổ phiếu NVL, trị giá hơn 6,2 nghìn tỷ đồng.
Tính chung cả gia đình ông Bùi Thành Nhơn và Bùi Cao Nhật Quân đang nắm khoảng 58,5% cổ phần của Novaland, trị giá nhiều tỷ USD.
Tin chứng khoán ngày 3/3: Bốc hơi tỷ USD, ông trùm bất động sản đầu tư tài chính, bù đắp cho năm khó khăn |
Nhóm cổ phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam gần đây hồi phục sau cú sụt giảm sau vụ "sập hầm" đấu giá Thủ Thiêm của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Tuy nhiên, mức hồi phục bị ảnh hưởng do ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga-Ukraine.
Thị trường phân hóa, tìm kiếm nhóm cổ phiếu hưởng lợi
Theo MBS, thị trường trong nước có phiên 2/3 giảm trên diện rộng khi nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán bị bán mạnh. Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu thủy sản, bất động sản, dầu khí, phân bón, thực phẩm,… thu hút được dòng tiền. Bên cạnh đó, áp lực giảm của thị trường còn đến từ hoạt động bán ròng mạnh từ khối ngoại.
Thị trường tăng/giảm đan xen kể từ đầu tuần với xu hướng chủ đạo là đi ngang trong vùng từ 1.470 điểm – 1.500 điểm. Mặc dù giảm điểm nhưng thị trường đang có sự phân hóa khi nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ xu hướng tăng từ thị trường hàng hóa và chuỗi cung ứng vẫn thu hút được dòng tiền. Ở chiều ngược lại, áp lực giảm đến từ nhóm bluechips, trong đó có nhóm cổ phiếu ngân hàng ngày càng rõ rệt. Do vậy, chỉ số chung có thể còn tiếp tục điều chỉnh nhưng dòng tiền vẫn tìm kiếm cơ hội ở nhóm cổ phiếu đang được hưởng lợi như dầu khí, thủy sản, thép, phân bón, thực phẩm, nông nghiệp…
Theo YSVN, thị trường có thể sẽ tiếp tục xuất hiện các nhịp tăng giảm đan xen và VN-Index vẫn có thể còn biến động trong vùng 1.489 – 1.512 điểm. Đồng thời, dòng tiền vẫn đang phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu cho nên các nhà đầu tư nên chú ý vào xu hướng ở từng cổ phiếu, nhưng độ rộng thị trường đang có dấu hiệu hạ nhiệt cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế giải ngân mới vì khả năng thị trường vẫn có thể sẽ xuất hiện thêm nhịp giảm ở 1-2 phiên tới. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ vận động theo mô hình “sideways-Up”.
Chốt phiên giao dịch 2/3, chỉ số VN-Index giảm 13,26 điểm xuống 1.485,52 điểm. HNX-Index giảm 1,31 điểm xuống 442,25 điểm. Upcom-Index giảm 0,57 điểm xuống 111,8 điểm. Thanh khoản đạt 35,3 nghìn tỷ đồng, trong đó có 30,3 nghìn tỷ đồng trên HOSE.
V. Hà