Tỷ phú nắm trong tay nhiều công ty SPAC nhất thế giới

10/08/2021 17:13
Alec Gores có trong tay tới 13 công ty SPAC, nhiều hơn bất cứ nhà đầu tư cá nhân nào trên thế giới.

Năm 2015, tỷ phú đầu tư Alec Gores lần đầu tiên thử thực hiện vụ IPO bằng hình thức sáp nhập ngược (reverse-merger IPO) của mình. Từ đó đến nay, ông liên tục theo sát sự phát triển của mô hình niêm yết qua SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt) và trong 2 năm gần đây, khi làn sóng SPAC bùng nổ khắp thế giới, Alec Gores đã có trong tay tới 13 công ty SPAC, nhiều hơn bất cứ nhà đầu tư cá nhân nào trên thế giới.

Có thể nói, tỷ phú Alec Gores là một tay chơi kỳ cựu khi đề cập tới mô hình niêm yết qua SPAC. Ông có niềm tin rất sớm với phương thức niêm yết vốn bị chỉ trích là “đi tắt” quy trình IPO truyền thống này. Khác với nhiều nhà đầu tư SPAC khác, tập đoàn Gores Group của ông tự đổ tiền vào các thỏa thuận SPAC và đôi khi còn đạt được thỏa thuận với giá đề xuất thấp hơn nhiều so với các đối thủ khác.

“Chúng tôi đang xây dựng mô hình nhượng quyền kinh doanh", tỷ phú Alec Gores cho hay. “Chúng tôi cũng đang phát triển một sách lược hoạt động mà mỗi ngày đều được cải thiện để trở nên hoàn thiện hơn".

Tin vào bản năng

Năm ngoái, tỷ phú Alec Gores đã tiếp xúc với Austin Russell, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Luminar Technologies, công ty phát triển cảm biến cho xe tự lái. Sau nhiều lần đàm phán, Austin Russell chấp thuận tiến hành IPO thông qua việc sáp nhập với một SPAC thuộc Gores Group, qua đó nâng mức định giá Luminar Technologies lên 2,9 tỷ USD.

“Chúng tôi không mua lại cậu", tỷ phú Alec Gores kể lại những lời đã nói với Austin Russell khi đó. “Cậu chỉ đang bán một phần cổ phần công ty để có được số tiền hoàn thành ước mơ của mình mà thôi". Sau khi thỏa thuận hoàn tất vào tháng 12 năm ngoái, cổ phiếu của Luminar Technologies đã tăng mạnh, nâng mức định giá của công ty tới nay vượt ngưỡng 9 tỷ USD.

Gần đây nhất, tỷ phú Alec Gores đã hoàn tất thỏa thuận sáp nhập SPAC trị giá 8,5 tỷ USD với một công ty tái chế kim loại thuộc Ardagh Group.

Alec Gores thừa nhận, trong quá trình thẩm định các thương vụ SPAC tiềm năng, ông thường tuân theo bản năng của mình và rất coi trọng việc tiếp xúc trực tiếp với nhà sáng lập startup.

“Tôi chỉ muốn đảm bảo rằng tôi thấy hài lòng với mối quan hệ hợp tác này", tỷ phú Gores cho hay.

Ngoài 2 thương vụ kể trên, tỷ phú 68 tuổi cũng là người đứng sau một loạt thỏa thuận sáp nhập SPAC khác như công ty Hostess Brands chuyên sản xuất bánh Twinkie, công ty dữ liệu không gian Matterport, công ty cho vay thế chấp trực tuyến United Wholesale Mortgage.

“Bất cứ khi nào đội nhóm làm việc của Alec Gores lập một SPAC mới, nhiều công ty muốn thực hiện thỏa thuận sáp nhập đã chờ sẵn", Kristi Marvin, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của SPACInsider nói. “Họ có đủ kinh nghiệm và uy tín khiến hầu hết các nhà đầu tư đều muốn cùng tham gia".

Tiến vào sân chơi SPAC

Là con út trong gia đình 6 anh em, Alec Gores theo gia đình nhập cư vào Mỹ năm 1968. Ông học Đại học Western Michigan, chuyên ngành máy tính và được nhận vào General Motors sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, Alec Gores quyết định nghỉ việc, tự thành lập công ty buôn bán và phân phối máy tính. Năm 1978, ông bán công ty với giá 2 triệu USD và sử dụng số tiền đó xây dựng một công ty chuyên mua bán, tái cấu trúc doanh nghiệp.

Vào những năm 2010, ông bắt đầu tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. Một số nhân viên của ông đã gợi ý về mô hình SPAC. Dù còn đôi chút nghi ngờ, song tỷ phú Gores vẫn bị hấp dẫn bởi ý tưởng này và quyết định trình bày nó với các quỹ đầu cơ. Sau nhiều ngày làm việc, Gores đã nhận được cam kết hỗ trợ lên tới hàng trăm triệu USD.

Năm 2016, tỷ phú Gores sáp nhập công ty SPAC đầu tiên của mình với Hostess – công ty được Apollo Global Management mua lại sau khi phá sản, đồng thời, như một phần thỏa thuận, thực hiện thương vụ đầu tư PIPE (đầu tư tư nhân vào cổ phần đại chúng) đầu tiên của mình khi mua vào một phần cổ phiếu của Apollo Global Management. Kể từ đó, PIPE cũng trở thành trụ cột trong nhiều thương vụ SPAC của Gores Group.

Thương vụ SPAC thứ hai và thứ ba của tỷ phú Alec Gores được tiến hành với hai công ty thuộc danh mục đầu tư của quỹ đầu tư tư nhân Platinum Equity do anh trai ông điều hành. Điều này khiến một số nhân viên của Gores Group tỏ ra lo lắng rằng Gores có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các mục tiêu bên ngoài các mối quan hệ của mình. Song, theo lời phát ngôn viên của Gores Group, hai vụ sáp nhập này đều hợp lý bởi một số công ty trong danh mục đầu tư của Platinum Equity rất phù hợp với quan điểm đầu tư của tập đoàn. Không những thế, các quỹ đầu tư tư nhân ở thời điểm đó không cởi mở, chào đón các SPAC như hiện nay.

Dẫu vậy, hai thương vụ SPAC này lại có kết quả trái ngược nhau. Thương vụ thứ nhất là với tập đoàn Verra Mobility, được thực hiện vào tháng 10/2018. Sau khi IPO thông qua SPAC, giá cổ phiếu của tập đoàn này đã tăng gần 50%. Thương vụ thứ hai là với công ty PAE, hoàn tất vào tháng 2/2020. Cổ phiếu của công ty này hiện giảm khoảng 10% kể từ thời điểm IPO.

Mục tiêu trong tương lai

Bất chấp tác động từ đại dịch Covid-19, năm 2020, thế giới vẫn chứng kiến sự bùng nổ của làn sóng SPAC. Tính từ đầu năm tới nay, các SPAC đã huy động được số tiền lên tới hơn 100 tỷ USD.

Theo sự bùng nổ của thị trường SPAC, tỷ phú Alec Gores nhận thấy làn sóng này đã dần len lỏi khắp các lĩnh vực, khi hàng loạt các doanh nghiệp như công ty không gian Virgin Galactic Holdings của Richard Branson và công ty thể thao DraftKings cũng tiến hành sáp nhập với các SPAC.

“Tôi đang chú ý đến những gì người khác đang làm. Tôi luôn chỉ là một sinh viên ở sân chơi này", vị tỷ phú 68 tuổi chia sẻ. “Tôi bắt đầu nghĩ rằng mình có thể xây dựng một mô hình nhượng quyền thương mại thực sự trên thị trường SPAC".

Lĩnh vực mới nhất mà tỷ phú Alec Gores đang hướng đến là các công ty công nghệ và công ty công nghệ sinh học đang được các quỹ đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn. Ông đã thuê hai giám đốc điều hành cấp cao từng làm việc cho quỹ Vision Fund của SoftBank; hợp tác với các công ty khác, bao gồm cả Guggenheim Partners, để tiến hành các thương vụ SPAC mới. Cùng với đó, vị tỷ phú này hiện đang xem xét mở rộng sang nhiều ngành hơn, bao gồm thể thao và giải trí, cũng như các khu vực địa lý mới bao gồm châu Âu và châu Á.

“Tôi tập trung 100% năng lượng của mình vào việc này", tỷ phú Alec Gores nói. “Tôi muốn trở thành người giỏi nhất thế giới trên sân chơi SPAC”.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
15 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
28 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.