Tỷ phú Trần Đình Long, Phạm Nhật Vượng cũng "khóc" vì tỷ giá

28/05/2024 09:07
Khác với 2 năm trước, ngay từ đầu năm 2024, tỷ giá đã rất nóng. Giá trị đồng USD tăng cao đã khiến không ít các doanh nghiệp nhập khẩu hay vay nhiều ngoại tệ phải điêu đứng, trong đó không ít doanh nghiệp của tỷ phú USD Việt Nam cũng khóc ròng.

LTS: Việc tỷ giá tăng đang tác động đến doanh nghiệp vay USD và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu ngay trong quý I/2024. Ðồng USD liên tục tăng giá đang tác động bất lợi đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu nên nhu cầu ngoại tệ là khá lớn. Biến động của tỷ giá đang tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, các công ty có nợ vay bằng USD cao sẽ bị ảnh hưởng khi USD tăng giá dẫn đến lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái. Điều này sẽ làm sụt giảm lợi nhuận. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng như thế nào còn tùy vào doanh nghiệp cụ thể. Những doanh nghiệp nào sẽ bị tác động và giải pháp nhằm hạn chế tác động bởi biến động của tỷ giá USD/VND, cơ quan quản lý cần phải có giải pháp thế nào nhằm ổn định tỷ giá là lý do báo điện tử Dân Việt triển khai loạt bài “Kinh tế "chèo chống" vượt áp lực tỷ giá”.

Bài 1: Tỷ phú cũng khóc vì tỷ giá

Doanh nghiệp nhập khẩu đau đầu vì tỷ giá

Tỷ giá tăng mạnh tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong khi các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu cao như thủy sản, dệt may, săm lốp hưởng lợi thì các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu nguyên liệu bằng USD lại "méo mặt" theo tỷ giá.

Diễn biến tỷ giá tăng cao ngay từ đầu năm khiến đã tác động ngay vào chênh lệch tỷ giá của các doanh nghiệp ngay từ quý 1.

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HPG), trong phiên họp ĐHĐCĐ 2024 đã thừa nhận, yếu tố tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp. Nguyên liệu của HPG chủ yếu đến từ nguồn nhập khẩu, trong khi thị trường tiêu thụ chính là trong nước khiến rủi ro chênh lệch tỷ giá tăng. Ngoài ra, HPG còn duy trì tỷ trọng vay nợ nước ngoài, phải trả lãi và nợ gốc bằng USD.

Báo cáo tài chính quý 1/2024 cho thấy, lỗ chênh lệch tỷ giá của HPG kỳ này tăng lên 416 tỷ đồng, trong đó 231,7 tỷ đồng là lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và 2184,4 tỷ là lỗ chưa thực hiện. Cùng kỳ năm ngoái, HPG chỉ ghi nhận khoảng 297 tỷ đồng lỗ chênh lệch, hầu hết là đã thực hiện. Khoản lỗ này cao hơn khoản lãi chênh lệch tỷ giá (được ghi nhận vào doanh thu tài chính 322 tỷ đồng), nên tính ra, HPG lỗ ròng khoảng 94 tỷ đồng.

Một số nhóm ngành xuất khẩu nhưng cần nhập khẩu nguyên vật liệu cũng thấp thỏm. Các doanh nghiệp gỗ xuất khẩu vốn sẽ được hưởng lợi từ việc tăng tỷ giá nhưng trong giai đoạn vừa qua, việc nhập khẩu nguyên liệu khó khăn vì giá USD cao trong khi nhiều doanh nghiệp khó khăn về xuất khẩu, điều này khiến các chi phí cũng tăng, dẫn đến việc không hưởng lợi được nhiều từ chênh lệch tỷ giá.

Từ đầu năm đến giữa tháng 5/2024, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 132,23 tỷ USD, tăng 19,7 tỷ USD so với cùng kỳ 2023, điều này làm tăng nhu cầu mua ngoại tệ đặc biệt là ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu.

Lỗ chênh lệch tỷ giá trăm nghìn tỷ đồng vì vay nợ USD

Luôn nằm trong danh sách những doanh nghiệp niêm yết có nợ vay ngoại tệ cao, Vingroup chỉ trong quý 1/2024 đã phải ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 1.563 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần khoản lỗ chênh lệch cùng kỳ năm ngoái (17,2 tỷ đồng). Khoản lỗ này đã bằng 1/2 khoản lỗ của cả năm 2023 và gần bằng mức lỗ 1.983 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá năm 2022. Cũng bởi vậy, chi phí tài chính quý đầu năm của Vingroup đã bị đội lên gấp đôi so với cùng kỳ, chiếm 7.276 tỷ đồng.

EVN Genco3 (PGV) cũng là một doanh nghiệp có nợ vay USD lớn, mỗi đợt tỷ giá tăng, chi phí chênh lệch đều tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp điện này. Quý 1/2024, lỗ chênh lệch tỷ giá lên đến 636,4 tỷ đồng, đội chi phí tài chính lên mức 1.243 tỷ, tăng tới 112% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lý do chính khiến doanh nghiệp lỗ 651 tỷ đồng trong quý 1.

Còn ở Tập đoàn Lộc Trời (LTG), mới đây LTG đã báo lỗ 96 tỷ đồng trong quý 1, khoản lỗ này tăng cao hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái. LTG cho biết, một số chi phí tăng cao như chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí lãi vay, khoản lỗ do tỷ giá hối đoái khiến công ty thua lỗ. LTG hiện có nhiều khoản vay USD với các ngân hàng ngoại như hơn 30 triệu USD vay Ngân hàng Malayan Banking Berhad, 10 triệu USD vay Sumitomo Mitsui Banking, và hơn 10 triệu USD vay từ United Oversea Bank và Hua Nan Commercial Bank.

Được biết, quý 1/2024, LTG ghi nhận 52,3 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái, tăng cao hơn 53% trong khi lãi chênh lệch tỷ giá chỉ đạt 30,8 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng cao khiến lợi nhuận gộp chỉ còn 245 tỷ đồng, không đủ bù đắp cho các khoản chi phí trong quý đầu năm.

Lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 452 tỷ đồng cũng là một yếu tố góp phần vào việc thua lỗ của Novaland trong quý 1 vừa qua. Cộng với chi phí lãi vay và các khoản khác, chi phí tài chính trong kỳ của doanh nghiệp bất động sản này ở mức 773,1 tỷ đồng trong khi lợi nhuận gộp thu về chi đạt 189 tỷ. Không còn khoản lãi chênh lệch tỷ giá tốt như cùng kỳ năm ngoái, doanh thu hoạt động tài chính kỳ này chỉ đạt 640 tỷ đồng. Cộng với gánh nặng các chi phí khác, NVL ghi lỗ 600 tỷ đồng trong quý đầy năm, cao hơn mức lỗ 410 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Nằm trong nhóm dệt may, tuy nhiên Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) lại phát sinh khoản lỗ tỷ giá 46 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ 2023. Vinatex cho biết, các đơn vị thành viên của Tập đoàn chủ yếu vay bằng USD để phục vụ sản xuất kinh doanh nên việc tỷ giá tăng cao khiến các doanh nghiệp phát sinh lỗ tỷ giá lớn do đánh giá lại số dư gốc vay ngoại tệ.

(Còn nữa)

Tin mới

[Trên Ghế 11] Nhồi bộ golf, 4 vali, xe đạp gấp và nhiều người lớn vào VinFast VF 3 và kết quả…
36 phút trước
Chuyên gia Lê Hùng đến từ Autodaily cùng host Đăng Việt đã có màn thử chất đồ lên cốp xe VinFast VF 3 và cho một kết quả bất ngờ.
Sức mua ô tô tăng sau khi giảm lệ phí trước bạ
2 giờ trước
Trong thời gian trì hoãn giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, thị trường ô tô rơi vào tình trạng ảm đạm, nhiều khách hàng có tâm lý chờ đợi.
Làm điều "dại dột" với Ronaldo, YouTuber số một thế giới bị hàng triệu người bỏ theo dõi
2 giờ trước
Bẳng lời đáp trả có phần hạ thấp Ronaldo, YouTuber số một thế giới MrBeast đã phải trả giá đắt.
Không phải gạo, Ấn Độ cấm xuất khẩu loại hàng hoá quan trọng năm thứ 2 liên tiếp, nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt
3 giờ trước
Đây cũng là mặt hàng Việt Nam có sản lượng hơn 1 triệu tấn trong năm 2024.
VinFast VF8 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp gia nhập một thị trường lạ, nơi Tesla đang chiếm lĩnh thị phần
3 giờ trước
VF8 sẽ là mẫu xe đầu tiên của VinFast ra mắt tại Puerto Rico.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 7/9: Tỷ giá "chợ đen" và ngân hàng đồng loạt "rơi tự do"
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 7/9: Trong nước, chỉ sau hai phiên, giá USD tại nhiều ngân hàng đã giảm tới gần 300 đồng, giá bán rời xa mốc 25.000 VND/USD. Cùng xu hướng với kênh ngân hàng, giá USD trên thị trường tự do cũng giảm mạnh.
Mức thu lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước như thế nào từ tháng 12/2024?
1 ngày trước
Từ ngày 1/12/2024 trở đi, mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10 ban hành ngày 15/1/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Thu giữ hàng loạt siêu xe trong đường dây đánh bạc hơn 250 tỷ đồng
2 ngày trước
Đường dây đánh bạc xuyên quốc gia quy mô hơn 250 tỷ đồng vừa bị cơ quan chức năng triệt phá.
Thị trường gọi xe công nghệ cạnh tranh khốc liệt: Grab lần đầu tiên báo lãi, Xanh SM non trẻ nhưng ngay lập tức chiếm lĩnh thị phần
2 ngày trước
Cuộc chạy đua công nghệ giữa các thế lực như Xanh SM, Be và Grab đang tới hồi gay cấn.