UBCKNN: Nhà đầu tư có thói quen tự đầu tư, gửi tiết kiệm, mục tiêu quy mô tài sản các quỹ đầu tư lên 6-10% GDP năm 2030

24/11/2021 07:48
"Nhà đầu tư trong nước có thói quen tự đầu tư, gửi tiết kiệm với lãi suất ổn định thay vì ủy thác qua các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia tài chính".

Vụ Quản lý các công ty Quản lý quỹ và Quỹ Đầu tư Chứng khoán (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) vừa có báo cáo về sự phát triển về sự trưởng thành của hoạt động quản lý quỹ đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Thị trường Chứng khoán Việt Nam.

Hoạt động quản lý quỹ hay quản lý tài sản là một lĩnh vực khá phổ biến trong ngành tài chính ở các nước phát triển trên thế giới. Các Quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên đã ra đời và hình thành ở châu Âu từ những năm đầu của thế kỷ 19 và ở Mỹ vào những năm 1924-1925. Sự hình thành và phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán trên thế giới trong hơn một thế kỷ qua đã khẳng định vai trò quan trọng của quản lý quỹ đối với thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, các Quỹ đầu tư chứng khoán đã trở thành kênh đầu tư hiệu quả thay thế cho kênh huy động tiết kiệm của ngân hàng, đồng thời cũng đã khẳng định vị trí quan trọng trong việc giữ vững sự phát triển ổn định của Thị trường Chứng khoán.

Số quỹ tăng từ 23 lên 62 quỹ sau 10 năm 

"Nhìn lại chặng đường phát triển trong những năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn và thách thức nhưng quản lý quỹ luôn có đóng góp nhất định đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam", báo cáo đánh giá.

Sự ra đời của công ty quản lý quỹ đầu tiên (Công ty Liên doanh Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam -VFM) tại Việt Nam là vào năm 2003 với các hoạt động chính là quản lý quỹ, quản lý danh mục ủy thác đầu tư cho khách hàng. Vào thời điểm ban đầu, hoạt động quản lý quỹ chỉ được thực hiện với các mô hình quỹ đóng, quỹ thành viên, đây là các mô hình có phương thức hoạt động tương đối đơn giản để các công ty quản lý quỹ mới thành lập dễ tiếp cận và vận hành. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của 06 quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng (VFMVF1, VFMVF2, VFMVF4, PruBF1, MAFPF1, ACBGF) đầu tiên niêm yết trên thị trường tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2010 đã được cộng đồng nhà đầu tư quan tâm và tham gia tích cực.

Đến giai đoạn 2011-2021, khung pháp lý cho hoạt động của các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư được tiếp tục được bổ sung với các mô hình quỹ mới (quỹ mở, quỹ ETF, quỹ bất động sản) đã đánh dấu sự phát triển mạnh của nghiệp vụ quản lý quỹ Việt Nam. Đặc biệt sự xuất hiện của các quỹ mở, quỹ ETF có thể coi là một bước ngoặt trong sự phát triển của quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Thực tế trên thế giới và quá trình phát triển tại Việt Nam cho thấy quỹ mở là loại hình quỹ chiếm phần lớn số lượng các quỹ đầu tư trên thị trường. Quỹ mở cũng chính là sản phẩm nền tảng để thiết kế các mô hình quỹ liên kết thị trường chứng khoán với các thị trường khác như thị trường bảo hiểm, thị trường trái phiếu chính phủ. Ở giai đoạn này, hoạt động huy động thành lập quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam được các công ty quản lý quỹ đẩy mạnh, số lượng quỹ tăng gần gấp 3 lần từ 23 quỹ vào năm 2011 lên 62 quỹ vào thời điểm tháng 9/2021.

Ngoài ra, trong suốt thời gian 2011-2021, hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của các công ty quản lý quỹ được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong đó, hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng ủy thác cũng được chú trọng, và chủ yếu là khối khách hàng doanh nghiệp bảo hiểm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản quản lý tại các công ty quản lý quỹ, đặc biệt là các hãng bảo hiểm có uy tín trên thế giới như Prudential, Manulife, Dai-ichiLife, ChubbLife.

Năm 2030 đặt mục tiêu quy mô quản lý tài sản 6-10% GDP

Uỷ ban Chứng khoán đánh giá, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng và đạt được nhiều dấu ấn quan trọng để đóng góp chung vào sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn có tiềm năng lớn để phát triển trong thời gian tới. Tính đến cuối năm 2020, tổng giá trị tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ chỉ chiếm 5,5% GDP của Việt Nam. Tỷ trọng giá trị tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ trên GDP của Việt Nam nhỏ hơn so với một số nước trong khu vực. 

Một số nguyên nhân có thể kể đến là do: Nhà đầu tư trong nước có thói quen tự đầu tư, gửi tiết kiệm với lãi suất ổn định thay vì ủy thác qua các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia tài chính; Hệ thống đại lý phân phối chứng chỉ quỹ còn hạn chế. Mặc dù pháp luật chứng khoán đã cho phép các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm phân phối các chứng chỉ quỹ nhằm tận dụng mạng lưới rộng khắp của các tổ chức này. Tuy nhiên, phân phối chứng chỉ quỹ đại đa số là phân phối trực tiếp qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán trong khi đó mạng lưới công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Tp. HCM dẫn tới việc hạn chế tiếp cận công chúng nhà đầu tư và phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm quỹ; Chất lượng hoạt động của các công ty quản lý quỹ là không đồng đều. Một số công ty quản lý quỹ hoạt động ổn định và phát triển tốt chủ yếu là do có sự hỗ trợ của cổ đông là các định chế tài chính lớn như doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán. Một số công ty hoạt động chưa hiệu quả, chưa huy động thành lập được quỹ.

UBCKNN: Nhà đầu tư có thói quen tự đầu tư, gửi tiết kiệm, mục tiêu quy mô tài sản các quỹ đầu tư lên 6-10% GDP năm 2030 - Ảnh 1.

Nhà đầu tư Việt Nam vẫn quen với việc tự đầu tư, gửi tiết kiệm

Vì vậy, trong thời gian sắp tới để thúc đẩy sự phát triển hoạt động của các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, Vụ Quản lý các Công ty quản lý quỹ và Quỹ Đầu tư chứng khoán cho rằng cần phải thực hiện tốt các mục tiêu, giải pháp:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty quản lý quỹ, đảm bảo năng lực và an toàn tài chính, tiếp cận và thực hiện việc quản trị công ty, quản trị rủi ro cũng như tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cao nhất theo thông lệ quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030 quy mô quản lý tài sản đạt khoảng 6-10% GDP; 

Thứ hai, phát triển và đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư, trong đó cần thúc đẩy quỹ hưu trí, các loại hình quỹ mới; 

Thứ 3, nâng cao năng lực của các công ty quản lý quỹ (năng lực tài chính, năng lực cung cấp dịch vụ, năng lực cạnh tranh và quản trị rủi ro. Mở cửa thị trường dịch vụ quản lý tài sản theo lộ trình hội nhập đã cam kết, kết hợp với việc nâng cao sức cạnh tranh của quản lý quỹ tại Việt Nam, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ quản lý tài sản, năng lực quản trị rủi ro, đạo đức nghề nghiệp và năng lực quản trị doanh nghiệp.

"Sự trưởng thành, lớn mạnh trong thời gian vừa qua của các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán là rất đáng ghi nhận với những đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam. Với tiềm năng phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam còn rất lớn, thời gian tới chúng ta tiếp tục phát huy tốt những kết quả đã đạt được và quyết tâm thực hiện các mục tiêu, giải pháp đề ra một cách khoa học, có lộ trình phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế và tình hình thực tế của Việt Nam", báo cáo nhấn mạnh. 

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
53 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
20 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
57 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
14 phút trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.
Thế giới Di động ‘xóa sổ’ hơn 170 cửa hàng trong 1 tháng
23/08/2024 10:38
Trong tháng 7, Thế giới Di động đóng cửa 18 cửa hàng thế giới di động (gồm Topzone), 59 cửa hàng Điện máy xanh, 94 nhà thuốc An Khang.