Uber Việt Nam nói mình không phải công ty vận tải

22/12/2017 19:43
Đại diện Uber Việt Nam cho rằng phán quyết của Toà án Công lý Hội đồng Châu Âu (CJEU) về việc Uber là một công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải nhưng không áp dụng ở Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 22-12, bà Nguyễn Ánh Nguyệt, Giám đốc Chính sách của Uber Việt Nam , cho rằng phán quyết của CJEU hôm 20-12 về "các dịch vụ trung gian sử dụng ứng dụng di động, có thu phí, để kết nối giữa các tài xế không chuyên có phương tiện di chuyển cá nhân và những người có nhu cầu đi lại trong thành phố, về bản chất phải được coi là có liên quan đến một dịch vụ vận tải và được phân loại là ‘một dịch vụ trong lĩnh vực vận tải" chỉ đúng với hệ thống pháp luật Châu Âu.

Cụ thể, phán quyết này theo bà Nguyễn Ánh Nguyệt, chỉ áp dụng đối với dịch vụ cung cấp bởi các tài xế không đăng ký kinh doanh vận tải. Trong khi tại Việt Nam, mọi phương tiện sử dụng ứng dụng Uber phải là phương tiện hợp đồng, tuân thủ các quy định của pháp luật đối với loại hình này.

 Thanh tra Sở GTVT TP HCM trong một lần kiểm tra hoạt động của Uber

Thanh tra Sở GTVT TP HCM trong một lần kiểm tra hoạt động của Uber

Theo đó, đại diện Uber Việt Nam khẳng định chỉ các doanh nghiệp và hợp tác xã được cấp phép kinh doanh vận tải mới được sử dụng ứng dụng của đơn vị này. Vì vậy, phán quyết CJEU không nằm trong khuôn khổ của Đề án "Thí điểm Ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng" đang triển khai tại Việt Nam.

Cũng theo bà Nguyễn Ánh Nguyệt, Uber Việt Nam không chấp nhận các tài xế không chuyên, không đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong đề án thí điểm đang triển khai.

Đề án "Thí điểm Ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng" bắt đầu triển khai từ ngày 1-1-2016 và còn hơn 1 tuần nữa sẽ hết hạn. Hiện Bộ Giao thông Vận tải cùng các bộ - ngành liên quan và chính quyền các địa phương đã tổ chức tổng kết lại quá trình 2 năm thực hiện thí điểm nêu trên để đánh giá, đưa ra các quy định phù hợp trong hoạt động kinh doanh vận tải giữa loại hình như Uber, Grab và taxi truyền thống.

Theo Uber Việt Nam, dù triển khai cùng một công nghệ trên khắp thế giới, các quy định về Uber nói riêng và quản lý dịch vụ chia sẻ phương tiện nói chung có nhiều khác biệt tại mỗi quốc gia và đơn vị này khẳng định luôn tuân thủ theo khung pháp lý của từng quốc gia, các cơ quan quản lý.

Tại Việt Nam, đại diện Uber cũng khẳng định sẽ tiếp tục đối thoại và hợp tác để tìm ra giải pháp cho chính sách quản lý dịch vụ chia sẻ phương tiện.

Trước đó, tại hội nghị "Tổng kết 2 năm thực hiện thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng" do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức hôm 19-12, nhiều địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội vẫn băn khoăn về việc nên xếp Uber, Grab vào loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hỗ trợ hay kinh doanh vận tải để có biện pháp quản lý thống nhất, cũng như công bằng với các loại hình vận tải khác. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng hoạt động của Uber và grab thuộc loại hình kinh doanh vận tải nên phải chịu các điều kiện doanh như các doanh nghiệp vận tải khác. Thậm chí có ý kiến yêu cầu ngừng thí điểm đối với hai doanh nghiệp này.

Tin mới

Đại lý xe điện AION thành BYD, điều gì đang xảy ra?
10 giờ trước
(NLĐO) - Hai mẫu xe điện AION hiện có mức giá giảm hơn 200 triệu đồng nhưng vẫn hiếm có người mua
TP HCM: Nhiều gia đình “méo mặt” vì tiền điện tăng vọt
9 giờ trước
Nhiều hộ gia đình tại TP HCM bất ngờ vì hóa đơn tiền điện tháng 3-2025 tăng vọt, cao hơn nhiều so với dự đoán.
Xe điện mới của Honda vừa ra mắt: Pin, động cơ ra sao so với xe Yamaha, VinFast?
8 giờ trước
Đâu là mẫu xe điện đáng lựa chọn nhất?
Từng chạy 2 đời Ranger, giờ quay lại Mitsubishi Triton: Vua off-road dù vẫn có điểm trừ khi đi đèo
5 giờ trước
Dùng Triton rồi đổi qua 2 đời Ford Ranger và giờ trở lại với Mitsubishi Triton thế hệ mới, anh Phạm Trung Hiếu rút ra nhiều điều về 2 mẫu bán tải đang nằm trên top doanh số tại Việt Nam.
"Chiến thần" livestream bán hàng giả, trách nhiệm của sàn thương mại điện tử ở đâu?
7 giờ trước
(NLĐO) - Các sàn thương mại điện tử nơi cung cấp "chợ ảo" cho người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng bán hàng và có hưởng phần trăm từ doanh thu

Tin cùng chuyên mục

Xe số độc lạ của Honda về Việt Nam: Khỏe hơn Future, ăn xăng 1,8 lít/100km - giá hấp dẫn
8 giờ trước
Đây là lần đầu tiên mẫu xe này được các đại lý tư nhân nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
9 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cao vút, nhiều chặng hết vé
10 giờ trước
Giá vé máy bay dịp 30/4-1/5 tiếp tục tăng nóng, một số chặng hết vé dù Cục hàng không chỉ đạo các hãng tăng chuyến phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Fanpage, kênh TikTok triệu follower của Hoa hậu Thùy Tiên đồng loạt 'bay màu'
11 giờ trước
Fanpage 2,7 triệu người theo dõi và kênh TikTok 5,5 triệu người theo dõi của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên đột ngột biến mất.