Ukraine khóa van khí đốt Nga, châu Âu lập tức tìm ra "cứu tinh": là đối tác của BRICS nắm trữ lượng khủng nhất châu Phi, dự kiến đưa 30 tỷ m3 mỗi năm vào EU

3 ngày trước
Đường ống trị giá 13 tỷ USD sẽ trở thành cầu nối giúp châu Âu có thêm khí đốt thay thế Nga.
Ukraine khóa van khí đốt Nga, châu Âu lập tức tìm ra "cứu tinh": là đối tác của BRICS nắm trữ lượng khủng nhất châu Phi, dự kiến đưa 30 tỷ m3 mỗi năm vào EU - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Quốc gia châu Phi Nigeria đã tiến gần hơn đến việc thúc đẩy nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu sau khi ký kết các thỏa thuận xây dựng Đường ống dẫn khí xuyên Sahara với Algeria và Niger. Điều này được đề xuất khi đường ống khí đốt Nga qua Ukraine đóng sập.

Các thỏa thuận giữa ba nước này diễn ra sau nhiều tháng đàm phán, bao gồm các công ty năng lượng từ cả ba nước và một nghiên cứu khả thi được cập nhật.

Đường ống dẫn khí xuyên Sahara sẽ kéo dài 4.400 km để đưa khí đốt tự nhiên từ các mỏ của Nigeria qua Cộng hòa Niger và Algeria đến mạng lưới khí đốt của châu Âu.

Bộ trưởng Năng lượng Algeria Mohamed Arkab gọi công trình này là "cầu nối chiến lược giữa châu Phi và thế giới", đồng thời cho biết ước tính chi phí của dự án vào khoảng 13 tỷ USD, trong đó 10 tỷ đô la cho việc xây dựng đường ống và trang thiết bị, và 3 tỷ đô la cho các trung tâm thu gom khí đốt . Nếu hoàn thành, đường ống có thể vận chuyển 20 đến 30 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm và tăng cường an ninh năng lượng khu vực và toàn cầu.

"TSGP đại diện cho sáng kiến chiến lược được thiết kế để thiết lập một đường ống lục địa để vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nigeria, qua Niger, đến Algeria, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường châu Âu và các điểm đến quốc tế khác", trợ lý phụ trách dự án phát biểu.

Được đề xuất lần đầu vào những năm 1970, TSGP đã có những giai đoạn tiến triển vào các năm 2002, 2005, 2006 và 2009 nhưng cuối cùng lại bị đình trệ.

Nigeria có trữ lượng khí đốt lớn nhất Châu Phi và là một trong 10 quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hầu hết trữ lượng của nước này vẫn chưa được khai thác do cơ sở hạ tầng và đầu tư vào lĩnh vực thượng nguồn còn hạn chế.

Trong khi đó, Châu Âu đang vật lộn để tìm ra giải pháp thay thế hiệu quả về mặt chi phí cho khí đốt đường ống của Nga nhưng không mấy thành công. Nhiều nước châu Âu thậm chí phải phụ thuộc vào Mỹ để có được khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Giá điện tại đây tăng cao do giá khí đốt tăng cao, do nhu cầu theo mùa đạt đỉnh và sản lượng điện gió theo mùa thấp.

Châu Phi trong một thời gian đã được coi là nguồn cung cấp khí đốt dài hạn thay thế cho châu Âu nhưng điều đó sẽ cần đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như Đường ống dẫn khí xuyên Sahara . Tuy nhiên, châu Âu lại đang đặt mục tiêu là cai nghiện tất cả và bất kỳ loại hydrocarbon nào trong vài năm.

Điều khiến tình thế trở nên khó xử hơn nữa là áp lực của EU đối với các quốc gia châu Phi là phải chuyển thẳng sang năng lượng gió và năng lượng mặt trời mà không hưởng được tất cả các lợi ích từ dầu mỏ , than đá và khí đốt mà chính châu Âu đã hưởng được trong thời kỳ công nghiệp của mình.

Tham khảo: AGBI

Tin mới

Sau hai năm dùng titan, iPhone 17 Pro sẽ quay trở lại dùng khung nhôm để bảo vệ môi trường?
6 giờ trước
Tuy nhiên, iPhone 17 Air sẽ có thể vẫn sử dụng chất liệu titan.
Chị em lưu ngay 6 điều cần phải biết khi mua máy giặt: Mua đúng đảm bảo dùng là mê
6 giờ trước
Việc chọn một chiếc máy giặt mới đáp ứng nhu cầu có thể trở thành vấn đề không hề đơn giản vì có nhiều yếu tố khác nhau.
Hàng trăm thương hiệu nước ngoài có kế hoạch trở lại Nga
5 giờ trước
Với việc quan hệ Nga - Mỹ đang ấm hơn, các nhà phân tích dự đoán hàng loạt công ty nước ngoài sẽ ồ ạt quay trở lại Nga trong năm nay.
'Vua xe ga' của Honda ra mắt thị trường Việt cuối tuần này: Thiết hầm hố, trang bị ngang cơ SH, giá hấp dẫn
5 giờ trước
Đây là lần đầu tiên mẫu xe ga này được phân phối chính hãng tại Việt Nam.
Sầu riêng Việt Nam lâm nguy
4 giờ trước
Sầu riêng từng được ví như loại trái "tỷ đô" với kim ngạch xuất khẩu liên tiếp phá kỷ lục nhiều năm nhưng lại đang phải trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có khi sản lượng xuất khẩu giảm tới 80% trong những tháng đầu năm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.940.775 VNĐ / thùng

76.03 USD / bbl

0.29 %

+ 0.22

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.840.615 VNĐ / thùng

72.11 USD / bbl

0.39 %

+ 0.28

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.961.206 VNĐ / m3

4.28 USD / mmbtu

6.66 %

+ 0.27

Than đá

COAL

2.574.206 VNĐ / tấn

100.85 USD / mt

1.13 %

- 1.15

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Quốc gia sản xuất dầu top 7 thế giới đón tin vui kép: Vừa gia nhập OPEC+, vựa dầu 11 tỷ thùng mới khai thác 1/10 lại phát hiện thêm mỏ mới
26 phút trước
Đây cũng là quốc gia có trữ lượng dầu đứng thứ 15 thế giới.
Không phải Trung Quốc, một quốc gia BRICS đang trở thành thị trường dầu thô 'màu mỡ': Mỹ, Trung Đông tranh giành thị phần, Nga giữ vị trí top 1
9 phút trước
Quốc gia châu Á đang trở thành sân chơi mới của các ông trùm dầu mỏ thế giới.
Thu giữ nhiều ô tô "siêu sang" trong đường dây lừa đảo bằng đồng năng lượng MPX
23 phút trước
Công an đã bắt giữ 8 nghi phạm, thu giữ nhiều xe sang và tài sản liên quan đến đường dây lừa đảo, lôi kéo người dân đầu tư mua đồng năng lượng MPX
Báo Hà Lan: VinFast là đối thủ đáng gờm của các ông lớn trên thị trường xe điện, hé lộ kế hoạch đầy táo bạo đến năm 2028?
16 giờ trước
Sự tăng trưởng "năng động" của VinFast đã hãng lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực xe điện, thúc đẩy năng lực công nghiệp của Việt Nam trên trường quốc tế.