Ùn ứ nông sản, lệ thuộc thị trường truyền thống: Than thở trường kỳ!

27/12/2021 15:24
Ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu là chuyện thường niên - không phải tới tuần này, tháng này mới diễn ra và sục sôi mọi diễn đàn. Bởi không mới, không thể đổ lỗi từ Covid-19.

Người thiệt - là nông dân, thương lái, doanh nghiệp - kêu cứ kêu; Cơ quan quản lý than cứ than. Giải pháp không phải là không có, khó thực hiện là do "tại anh-tại ả-tại cả đôi bên", nên tình trạng cứ tái diễn, trường kỳ!

Nông dân-thương lái là một kênh giao thương truyền thống. Cứ tới mùa nông sản đầy đồng, đầy vựa, thương lái ào ào kéo đến, nói 5 biết giá 5, nói 10 mong 10. Với những mặt hàng phải tiêu thụ ngắn ngày, bà con càng hiếm cơ hội làm giá ngược.

Thương lái thì đặt hàng trước, đến thu gom, giá rất rẻ. Sau khi gom, thương lái họ sẽ phân loại và bán theo giá khác nhau, gắn vào các thương hiệu khác nhau, đến tay người tiêu dùng thì vai trò của bà con chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ trong chuỗi cung ứng. Thiệt nhiều!

Rồi dịch Covid-19 ập đến, rau-củ-quả vẫn xanh tươi, được mùa, nhưng giãn cách-cách ly “ai ở đâu, ở yên đó”, thương lái cũng thành thất nghiệp – không ai đến làm giá với nông dân. Hàng hóa ứ đọng - tiếng than thở lan thấu khắp nơi! Cộng đồng muốn chung tay cũng không thể cứu vãn tình hình. Cơ quan chức năng được chỉ đạo - buộc phải vào cuộc,  một chiến dịch diễn ra.

Sau cái bắt tay giữa cơ quan chức năng với hàng loạt doanh nghiệp thương mại điện tử, nhiều bà con vừa được đào tạo livestream bán hàng, vừa được hỗ trợ các công đoạn khác - làm chủ cuộc chơi tốt hơn - lợi ích tức thì. Thời điểm đó gọi là “giải cứu”, nhưng nếu duy trì và phổ rộng được cách thức này - một thế hệ nông dân mới hình thành, chắc chắn những bất cập cố hữu ở kênh giao thương truyền thống: nông dân và thương lái tại điểm, sẽ được cải thiện.

Diễn giải của chuyên gia kinh tế nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy càng thêm khẳng định, giống câu chuyện lúc trước của nhà nông - trồng cứ trồng, chăm cứ chăm, sản lượng tốt là được mùa, sản lượng kém là mất mùa, còn lại, thương lái quyết – thiệt cứ thế về mình.

Năm nay, ùn ứ nông sản nơi cửa khẩu căng thẳng hơn, thì vẫn là vì đó! Không thể nói “vì chính sách zero Covid-19, phía bạn thận trọng khâu xuất-nhập”.

Trong khi đó, các cơ quan chức năng - Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn … khẳng định, “đã dự báo tình hình, đã tăng cường tuyên truyền cảnh báo tránh ùn ứ, chờ giải cứu, doanh nghiệp, thương lái không nghe”. Doanh nghiệp-thương lái thì dồn tụ lại, ngầm khẳng định, “không xuất qua cửa khẩu đó, khó bán được nơi nào”. Tình trạng người kêu cứ kêu, nơi than cứ than… lại tái diễn. Giới chuyên gia sôi sục lên trên mọi diễn đàn bởi “dường như những người trong cuộc không chịu chấp nhận thực tế: một sự lệ thuộc kéo dài – trường kỳ. Cần một chiến dịch bài bản, thay đổi - thoát khỏi sự lệ thuộc”.

Sản xuất là phải có kế hoạch, có phương án và dự phòng rủi ro. Dịch bệnh hay ách tắc xuất nhập khẩu cũng là rủi ro phải tính. Đặc biệt nông sản, cơ bản là sản xuất nhỏ lẻ của bà con nên có liên kết với doanh nghiệp cũng chỉ được phần nào, quan trọng là phải có công cụ kết nối giữa 3 nhà, đặc biệt là nhà nước-nhà quản lý đối với vùng sản xuất và thị trường.

Quan trọng nhất, vai trò quản lý Nhà nước, cần có công cụ thống kê, nắm bắt tình hình sản xuất sản lượng, phải có chuỗi kết nối người mua-người bán, điều phối thị trường. Ở khu vực sản xuất, chính quyền phải nắm bắt được thông tin và dự báo, chịu trách nhiệm thông tin đấy. Công cụ kết nối hiện nay rời rạc quá.

Cũng theo cách diễn giải của chuyên gia nông nghiệp-doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực, đầu nguồn sản phẩm là nhà nông, muốn thoát lệ thuộc thương lái, cần sản xuất sạch hơn, chất lượng hơn – tự tin với đầu ra sẽ chủ động hơn về giá cả, bạn hàng. Doanh nghiệp, thương lái là kênh trung gian, thoát lệ thuộc thị trường truyền thống, phải tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm đa kênh, đa dạng hóa thị trường.

Chung quy, vẫn cần chiến lược - từ tầm nhìn có hệ thống của cơ quan chức năng, biến thành hành động, và nhân rộng. Nếu không, cũng tầm này sang năm, doanh nghiệp-thương lái kêu vẫn cứ kêu, cơ quan chức năng than vẫn cứ than – cứ thế, chuyện trường kỳ./.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
2 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
4 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
4 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
5 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
5 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.697.576 VNĐ / tấn

181.40 JPY / kg

2.21 %

- 4.10

Đường

SUGAR

10.718.433 VNĐ / tấn

18.84 UScents / lb

1.41 %

- 0.27

Cacao

COCOA

219.658.367 VNĐ / tấn

8,512.00 USD / mt

8.38 %

- 779.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

208.582.752 VNĐ / tấn

366.63 UScents / lb

5.10 %

- 19.70

Gạo

RICE

15.393 VNĐ / tấn

13.11 USD / CWT

0.27 %

+ 0.04

Đậu nành

SOYBEANS

9.263.894 VNĐ / tấn

977.00 UScents / bu

3.41 %

- 34.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.053.048 VNĐ / tấn

283.10 USD / ust

1.70 %

- 4.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
11 giờ trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
1 ngày trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
1 ngày trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
1 ngày trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.