Dịch COVID-19 ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Dịch đang gây áp lực nên toàn nền kinh tế, đặc biệt ngành hàng không đã, đang và tiếp tục ‘ngấm đòn’ nặng nề.
Ghi nhận trước ca nhiễm thứ 17, chỉ tính đến giữa tháng 2/2019 toàn ngành đã thiệt hại 10.000 tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng việc dừng khai thác thị trường Trung Quốc, hàng không Việt Nam mất bình quân 400.000 lượt khách/tháng.
Mới đây, trong bối cảnh diễn biến nhanh và phức tạp trên toàn thế giới của dịch bệnh COVID-19, Chính phủ Việt Nam quyết định tạm thời chưa cho nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ hoặc đã đi qua các nước thuộc khu vực Schengen và Vương quốc Anh và Bắc Ireland (Anh quốc) trong vòng 14 ngày trước ngày dự kiến đến Việt Nam; tạm dừng việc cấp thị thực tại cửa khẩu.
Các quyết định nêu trên có hiệu lực 30 ngày kể từ 12h ngày 15/3/2020 và không áp dụng với người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao và công vụ. Nhiều hãng hàng không theo đó cũng ngừng khai thác chuyến bay đến những khu vực vùng dịch này.
Vô hình chung, ngành hàng không ngày càng chịu áp lực nặng nề từ dịch COVID-19, thậm chí mức thiệt hại còn khó đoán định giữa đại dịch COVID-19 đang gia tăng nhanh chóng. Nhiều biện pháp ứng phó được đưa ra từ cắt giảm lương thưởng đến việc lực lượng lớn nhân sự đối mặt với nguy cơ mất việc.
Trong diễn biến mới nhất, nhiều lãnh đạo của các hãng nội địa đã chủ động đề xuất cắt giảm lương thưởng để hỗ trợ giảm áp lực lên doanh nghiệp và toàn ngành.
Ghi nhận trong tâm thư gửi nhân viên, Tổng Giám đốc hãng bay Jetstar Pacifc, ông Nguyễn Thượng Hoàng Hải, cho hay ban lãnh đạo sẽ cắt giảm lương của mình để chia sẻ khó khăn. Trong đó, từ tháng 3-5/2020, ban giám đốc tự nguyện giảm 40% lương, các phó tổng giám đốc và kế toán trưởng giảm 30% lương chức danh.
Tương tự, Vietjet Airs (VJC) cũng gửi thông báo đến nhân viên rằng quỹ lương cũng phải buộc tạm thời điều chỉnh giữa diễn biến phức tạo của dịch COVID-19. Trong đó, ban giám đốc giảm 25% lương, phó giám đốc cắt giảm 20% và cấp trưởng phòng phải điều chỉnh 10% lương thưởng so với trước đây.
Với vị trí phi công, mức lương cơ bản sẽ được đảm bảo gắn với giờ bay, tiếp viên sẽ bố trí nghỉ một số ngày trong tháng không nhận lương. Trong đó, đối tượng nhân viên thu nhập dưới 10 triệu hoặc ở vùng dịch sẽ không điều chỉnh lương.
Ngoài ra, hãng cũng lên kế hoạch điều chỉnh kế hoạch khai thác với quy mô lớn với diễn biến phức tạp…
Hay ‘tân binh" Bamboo Airways, CEO Đặng Tất Thắng mới đây cũng đã phát đi thông báo phải có những giải pháp mạnh trước tình hình ngày càng xấu đi. Trong đó, hãng cũng đưa ra quyết định để một số cán bộ nhân viên nghỉ không lương và nghỉ luân phiên, đồng thời điều chỉnh thu nhập của những người ở lại cho đến khi thị trường phục hồi.
Song song, Bamboo Airways cũng sẽ dừng đường bay nhánh tới địa phương, hạn chế những kế hoạch đòi hỏi ngân sách lớn…
Đáng chú ý Vietnam Airlines, Bộ Y tế hôm 13/3 đã công bố ca dương tính số 46 tại Việt Nam là một tiếp viên của hãng trên chuyến bay từ London về Hà Nội ngày 9/3. Sau thông tin trên, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines đã gửi tâm thư đến cán bộ nhân viên của hãng, phân trần đây thực sự là thời điểm khó khăn nhất của bản thân ông khi phải viết lá thư này đến các anh chị em đồng nghiệp.
"Dịch COVID-19 đã bước sang tháng thứ 3, dịch bệnh đã lây lan ra 106 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và ngày càng có diễn biết phức tạp tại Việt Nam. Mặc dù chúng ta đã lường trước và xây dựng nhiều kịch bản ứng phó nhưng có một kịch bản mà chúng ta không bao giờ muốn nhắc tới là COVID-19 lây nhiễm cho cán bộ công nhân viên của Tổng công ty. Nhưng thật sự nó đã xảy đến với một tiếp viên của chúng ta.
…Mặc dù hãng đã lường trước và xây dựng nhiều kịch bản ứng phó nhưng có một kịch bản mà chúng ta không bao giờ muốn nhắc tới là COVID-19 lây nhiễm cho cán bộ công nhân viên của hãng và nó đã xảy đến với một tiếp viên của Vietnam Airlines", ông Thành cho hay.
Vietnam Airlines mới đây cũng đã động thái mạnh mẽ hơn trước dịch COVID-19, trong đó từ ngày 15/3/2020, các chuyến bay của Hãng từ London (Anh), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức) về Việt Nam sẽ không chuyên chở hành khách. Các chuyến bay khởi hành từ Việt Nam đi châu Âu vẫn được hãng phục vụ bình thường để hành khách Châu Âu trở về nước.
Hãng cũng đang làm việc với các cơ quan chức năng để các chuyến bay ngày 14/3/2020 từ London (Anh), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức) về Việt Nam khai thác bình thường nhưng hạ cánh tại các sân bay Vân Đồn, Cần Thơ và thực hiện cách ly hành khách.