Ứng phó khi châu Âu đóng cửa biên giới

21/03/2020 10:46
Sau thời gian thiếu nguyên liệu do dịch bệnh ở Trung Quốc, doanh nghiệp lại phải đối phó với tình trạng sản phẩm xuất khẩu thiếu đầu ra.

Dù Bộ Công Thương nhấn mạnh quy trình kiểm soát dịch bệnh của châu Âu (EU) trước mắt có thể chưa tác động trực diện đến toàn cảnh xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU - bởi quy định này chỉ áp dụng đối với hành trình di chuyển của các cá nhân - nhưng một số doanh nghiệp (DN) vẫn e ngại sẽ gặp khó khăn về việc giải phóng hàng tồn.

Dệt may thêm khó khăn

Chưa thể vượt qua khó khăn do nguyên liệu sản xuất thiếu hụt, các DN dệt may xuất khẩu lại chới với khi nhận thêm tin xấu là EU phong tỏa biên giới trong 30 ngày.

Liên tục 2 ngày qua, điện thoại của ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TP HCM (Agtek), gần như "cháy máy" vì nhiều DN thành viên gọi bày tỏ lo ngại cho hoạt động xuất khẩu sắp tới. Theo ông Hồng, do châu Âu phong tỏa biên giới vì dịch bệnh, hầu hết nhà nhập khẩu từ EU ngưng nhập hàng, trừ thiết bị y tế, may mặc phục vụ y tế.

"Tình hình ngưng trệ có thể ít nhất 30 ngày, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DN. Đáng lo hơn khi EU là thị trường chiếm đến 15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Không chỉ EU, một số nước khác như Mỹ, Canada, Nga… cũng tạm đóng cửa biên giới khiến giao thương gián đoạn" - ông Hồng nêu thực tế.

Ứng phó khi châu Âu đóng cửa biên giới - Ảnh 1.

Ngành dệt may gặp khó khăn ở thị trường châu Âu khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại đây. Ảnh: TẤN THẠNH

Theo Agtex, nhiều DN đã nhận được thông báo của đối tác là "hàng chưa cắt thì không cắt, hàng chưa may thì không may, hàng chưa xuất thì không được xuất". DN nào làm hàng FOB (giao hàng lên tàu) phải chịu nợ với DN bán nguyên liệu.

"Tiền là một chuyện, gian nan nhất là thiếu đơn hàng, nguy cơ phải cho công nhân tạm nghỉ việc, đó mới là chuyện bức bách với DN" - ông Hồng lo lắng.

Từ đầu tháng 3, khi chưa có lệnh tạm phong tỏa biên giới của châu Âu, Agtek ước tính có đến 50% DN dệt may khó khăn, phải ngưng hoạt động do thiếu nguyên liệu, thiếu đơn hàng vì dịch Covid-19. "Với diễn biến mới này, khó có thể dự đoán được mức độ thiệt hại của DN sẽ đến đâu" - ông Hồng nói.

Ông Trần Duy Tùng, Công ty CP Dệt may Thành Công, cho hay một số khách hàng Mỹ vừa gửi thông báo cho đối tác Việt Nam về việc hoãn hoặc dời tiến độ giao hàng và đưa ra dự báo giảm 5%-10% đơn hàng trong thời gian tới. "Tình hình chung là các DN nhỏ và vừa, DN chỉ làm ăn với thị trường EU hoặc Mỹ sẽ gặp nhiều thách thức bởi nguyên liệu đã nhập về mà thành phẩm không bán ra được, DN phải trả lãi ngân hàng và các chi phí hoạt động. Nếu tình trạng này kéo dài sang quý III thì nhiều DN sẽ khốn đốn" - ông Tùng dự báo.

Theo ông Tùng, Công ty CP Dệt may Thành Công vẫn duy trì sản xuất - kinh doanh và lợi nhuận ở mức tương đối nhờ chủ động được nguyên liệu và chia đều doanh thu xuất khẩu cho nhiều thị trường. "Thị trường của chúng tôi là Mỹ, Nhật, Hàn Quốc chiếm 90% và 10% là EU. Hàn Quốc, Nhật đã bước đầu kiểm soát được dịch bệnh, tiêu dùng hồi phục; nếu thị trường Mỹ có sụt giảm trong ngắn hạn thì các thị trường kia cũng có thể bù đắp được" - ông Tùng nói và cho biết thêm trong lúc dịch bệnh lan rộng trên thế giới, không chỉ dệt may mà tất cả ngành nghề khác cũng rất khó phát triển thị trường mới. Giải pháp khả dĩ nhất là co cụm lại, tiết giảm chi phí sản xuất - kinh doanh để vượt qua giai đoạn quá khó khăn trước mắt.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), đánh giá việc EU đóng cửa biên giới khiến DN gặp khó khăn kép. "Thời gian qua, DN dệt may đã rất khó khăn về nguồn nguyên liệu bởi 60%-70% phụ thuộc vào Trung Quốc. Hiện nay, khi Trung Quốc hồi phục hoạt động sản xuất, DN dệt may Việt Nam có nguyên liệu trở lại thì lại không giao hàng được. Một số đơn hàng phía EU đề nghị giãn thời hạn giao thì không ảnh hưởng lớn nhưng với đơn hàng bị hủy, DN sẽ rất khó khăn, nhất là việc trả lương cho người lao động" - ông Trương Văn Cẩm phản ánh và đề nghị nhà nước có giải pháp hỗ trợ phù hợp cho DN.

Vận chuyển đường biển chưa bị ảnh hưởng

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ước tính xuất khẩu rau quả sang thị trường châu Âu và Mỹ có thể sụt giảm 70%-80% bởi có đến 2/3 lượng hàng xuất qua đường hàng không nhưng các chuyến bay tới hàng loạt quốc gia đã bị ngừng lại.

"Ở một số thị trường còn duy trì luân chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, giá cước vận chuyển cũng tăng thêm 1-2 USD/kg. Như vậy, với những đơn hàng đã ký hợp đồng giá cố định cả năm, khi cước phí tăng thì tất nhiên lợi nhuận giảm. Một số DN phải chuyển hàng qua Trung Quốc khi thị trường này đang có dấu hiệu hồi phục, song sẽ bị lỗ vì giá bán cho Trung Quốc rẻ, trong khi sản phẩm xuất khẩu châu Âu có giá thành đắt bởi tiêu chuẩn cao. Một số DN có hướng chuyển xuất khẩu sang thị trường khác nhưng gặp khó khăn về thanh toán" - ông Nguyên thông tin.

Theo ông Nguyên, một số DN vận chuyển rau quả đông lạnh như sầu riêng, dứa… hoặc sản phẩm chế biến qua đường biển chưa bị ảnh hưởng bởi quyết định kiểm soát dịch bệnh của EU. Tuy nhiên, số lượng này chỉ bằng 1/3 tổng lượng hàng hóa rau củ xuất khẩu của các DN thuộc hiệp hội. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho nhiều DN trong việc tìm kiếm hướng chế biến sản phẩm thay vì chỉ xuất tươi.

Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh dẫn số liệu cho thấy Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ khoảng 23% tổng kim ngạch và xuất khẩu sang EU khoảng 17,2% tổng kim ngạch. Như vậy, nếu 2 thị trường này có động thái ngừng hoặc giảm nhập hàng từ Việt Nam thì có thể 40% tổng hàng hóa xuất khẩu của nước ta bị ảnh hưởng. Dù đây là tác động trong ngắn hạn khi tình hình dịch bệnh chưa kiểm soát được và EU trong tâm dịch vẫn cần rất nhiều hàng hóa tiêu dùng, lương thực - thực phẩm nhưng việc ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam là khó tránh khỏi.

Tránh bị tác động quá lớn

TS Lê Đăng Doanh đề xuất DN cần thương lượng với đối tác EU về việc bảo đảm giao thương hàng hóa ở mức độ cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh, nhất là khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU đã được ký kết. Việt Nam cũng cần chứng minh được hàng hóa bảo đảm tiêu chuẩn, khử khuẩn nếu cần thiết và sẵn sàng mời đối tác đến giám sát, đánh giá.

"Cần tận dụng mọi cách để có thể duy trì được xuất khẩu không bị sụt giảm quá mạnh. Nền kinh tế hiện đã chịu tác động nhiều mặt, nếu xuất khẩu cũng gặp khó ở nhiều thị trường thì rất đáng lo ngại" - ông Lê Đăng Doanh nhận xét.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.328.632.512 VNĐ / tấn

321.60 BRL / kg

0.25 %

+ 0.80

Thịt gà

CHICKEN

35.777.231 VNĐ / tấn

8.66 BRL / kg

1.17 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.937.194 VNĐ / tấn

87.38 USD / lbs

0.09 %

- 0.08

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Vốn hoá bị thổi bay 300 tỷ USD/phiên, chuỗi cung ứng tan nát vì thuế đối ứng của ông Trump, chuyên gia lo Apple 'không có đường thoát'
10 giờ trước
Cổ phiếu của Apple giảm gần 10% trong phiên giao dịch hôm 3/4.
Vì sao gói bim bim to đùng nhưng bên trong có rất ít bánh?
15 giờ trước
Nhiều người có cảm giác hụt hẫng khi mở gói snack to đùng nhưng bên trong chỉ có lượng bánh rất ít ỏi, phải chăng nhà sản xuất muốn đánh lừa cảm giác khách hàng?
Sau cá tra và cá ngừ, một loại cá ngon bổ rẻ của Việt Nam được người Mỹ cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng 105% trong 2 tháng, nước ta sắp có lợi thế lớn so với ‘ông trùm’ Trung Quốc
1 ngày trước
Loại cá này của Việt Nam đang rộng cửa vào thị trường Mỹ.
Trứng và thịt gia cầm Việt Nam chính thức được cấp phép vào Singapore
2 ngày trước
Trứng và thịt gia cầm của Việt Nam đã vượt qua rất nhiều quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt của Cơ quan thực phẩm Singapore (SFA) và được chính thức cấp phép xuất khẩu vào Singapore.