Ứng xử công bằng với tài xế xe công nghệ

29/12/2020 09:15
Tài xế xe công nghệ nên được xác định là đối tác hay người lao động của hãng xe để có thể được bảo vệ quyền lợi tốt nhất

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sau câu chuyện lùm xùm về sự thiếu thống nhất trong việc diễn giải và hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các hãng xe công nghệ , ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông, cho rằng đây là cơ hội để các cơ quan làm chính sách nhìn nhận lại tổng thể mô hình kinh tế chia sẻ, trong đó có vấn đề quan hệ lao động, an sinh xã hội…

Theo ông Nguyễn Quang Đồng, các mô hình gọi xe như Grab, Be, Fast Go hay ứng dụng Aibnb, Traveloka kết nối cơ sở lưu trú... về bản chất là dùng công nghệ số để kết nối kinh doanh. Nói cách khác, đây là một dịch vụ số kiểu mới nhằm tạo ra mô hình kinh doanh mới, trong đó người chạy xe hay người có phòng cho thuê là đối tác cùng với hãng công nghệ cùng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Như vậy, đây là quan hệ giữa bên sở hữu công nghệ và bên có tài sản (xe, phòng, sức lao động...), tức quan hệ hợp tác kinh doanh chứ không phải là quan hệ chủ sử dụng lao động - người lao động.

"Điểm mấu chốt để hình thành quan hệ lao động là phải có quan hệ trả lương giữa người sử dụng lao động và người lao động. Nếu tiền cước vận tải do hành khách trả đi vào túi của hãng xe, trở thành tài sản của hãng, sau đó hãng trích một phần ra để trả lương cho tài xế thì mới có cơ sở để nói tài xế là người làm công ăn lương. Nhưng thực tế hiện nay, hãng xe làm nhiệm vụ kết nối với hành khách và được hưởng một khoản chiết khấu từ doanh thu của tài xế.

Các vấn đề về BHXH, BHYT, lương tối thiểu chỉ áp dụng đối với mối quan hệ lao động, không áp dụng với các mối quan hệ hợp tác như trên. Nếu tài xế không đồng ý với các điều khoản của công ty trung gian, họ hoàn toàn có thể tắt ứng dụng và tiếp tục hoạt động dưới loại hình xe ôm truyền thống" - ông Nguyễn Quang Đồng phân tích.

Tuy nhiên, cũng theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông, đứng từ góc độ an sinh xã hội, về cơ bản, tài xế chạy xe 2 bánh là những người làm dịch vụ có thu nhập thấp trong xã hội, cần được hỗ trợ những vấn đề an sinh xã hội cơ bản. "Nhà nước đã có chế độ BHXH tự nguyện nhưng việc tuyên truyền, tổ chức thực hiện chưa tốt nên chưa thu hút được người dân tham gia" - ông Đồng góp ý.

Về nghĩa vụ thuế, ông Đồng cho rằng thu nhập của tài xế xe 2 bánh phần lớn dưới mức 100 triệu đồng/năm. Vì vậy, cần phải có quy định và hướng dẫn áp dụng công bằng, tránh đánh thuế cao hoặc gây tác động xấu đến thu nhập của họ. "Ngành thuế hiện đang có chủ trương không thu trực tiếp từ các tài xế xe ôm nhưng lại yêu cầu các công ty trung gian kết nối vận tải của họ nộp thay. Dù ai nộp khoản thuế này vẫn phải lấy từ hành khách khiến hành khách phải cân nhắc khi sử dụng dịch vụ và kết quả cuối cùng là thu nhập của tài xế sẽ bị ảnh hưởng" - ông Đồng nói.

Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn thuế Trọng Tín, rất khó để so sánh lợi - hại giữa 2 hình thức đánh thuế thu nhập cá nhân. Bởi vì, tài xế xe 2 bánh là đối tác kinh doanh của hãng xe công nghệ bị đánh thuế 1,5% trên toàn bộ thu nhập nhưng chỉ phải đóng thuế nếu thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; nếu coi tài xế là người lao động nhận tiền lương, tiền công thì phải nộp thuế cho phần thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng và được giảm trừ gia cảnh.

"Tuy nhiên, cái thiệt của tài xế xe 2 bánh là không được hưởng chính sách BHXH giống như những người lao động bình thường khác. Do vậy, trong bối cảnh chưa có quy định pháp luật có thể điều chỉnh được nghĩa vụ đóng BHXH cho tài xế thì có thể nghiên cứu điều chỉnh một số quy định về mô hình kinh tế chia sẻ hiện nay theo hướng xác lập quan hệ giữa hãng xe và tài xế là quan hệ theo hợp đồng lao động để tài xế được hưởng chính sách BHXH, tất nhiên bản thân tài xế cũng phải tham gia đóng BHXH theo quy định. Đó là giải pháp giúp giảm bớt gánh nặng xã hội trong tương lai bởi đối tượng lao động theo hình thức này hiện ngày càng nhiều" - ông Được nêu quan điểm.

Có thể áp dụng thuế khoán giá trị gia tăng

Về thuế GTGT, ông Nguyễn Quang Đồng cho rằng cần áp dụng mức thuế và cách thức thu thuế hợp lý. Chẳng hạn, áp dụng thuế khoán cho phần GTGT với một tỉ lệ vừa phải và thuế chỉ nên tính khi tổng thu nhập từ nguồn thu vượt quá 100 triệu đồng/năm.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
17 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
22 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
58 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
6 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
23 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.