USD giảm nhẹ, rúp Nga tăng mạnh, vàng tăng, Bitcoin đi ngang

21/04/2022 07:18
USD giảm nhẹ so với yen Nhật trong phiên vừa qua, nhưng vẫn gần sát mức cao nhất 20 năm so với đồng tiền này do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) kiên quyết bảo vệ chính sách lãi suất cực thấp của mình, tạo ra sự tương phản rõ rệt với chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Các nhà giao dịch cho biết sự sụt giảm của đồng USD so với yen Nhật trong phiên này diễn ra đồng thời khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng giảm khỏi mức cao nhất trong vòng 3 năm ở phiên trước đó – khi tiến sát mốc 3%. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm trong phiên vừa qua đã giảm 4 điểm cơ bản, xuống 2,8744%.

Bên cạnh đó, đồng yen hồi phục còn bởi thị trường lo lắng về việc BoJ có thể can thiệp bằng lời nói, khiến nhiều nhà đầu cơ có xu hướng tăng cường mua yen Nhật khi cuộc họp song phương giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Yellen, và người đồng cấp Nhật Bản sắp diễn ra.

Tỷ giá USD trên thị trường châu Á trưa ngày 20/4 đạt 129,43, mức cao chưa từng có kể từ tháng 4 năm 2002, trước khi giảm xuống 127,72 yên lúc kết thúc phiên này, giảm 0,9% so với phiên liền trước.

Erik Bregar, giám đốc quản lý rủi ro tiền tệ và kim loại quý của Silver Gold Bull ở Toronto, cho biết: "Lợi suất của Mỹ đã giảm và điều đó tạo ra cái cớ cho tỷ giá USD/JPY tăng cao".

Cũng theo ông Bregar: "Mọi người đều tham gia giao dịch châu Á trong vài ngày qua để xem liệu BoJ có thực sự can thiệp không hay chỉ nói điều gì đó", "Nhưng chúng ta không thực sự nhận được nhiều điều đó (sự can thiệp) và chỉ thấy đường cong lợi suất của BoJ giãn ra một nửa".

BoJ một lần nữa chào mua số lượng trái phiếu chính phủ Nhật Bản không giới hạn, điều đã tác động đến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản, vốn đang giảm so với mức trần 0,25%.

Ngược lại, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm trước đó đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 năm trong khi lợi suất trái phiếu được điều chỉnh theo lạm phát lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm 2020 đạt mức dương, khi các bình luận với giọng điệu ‘diều hâu’ của các nhà hoạch định chính sách củng cố kỳ vọng về khả năng Fed sẽ tăng lãi suất mạnh mẽ.

Steve Englander, người phụ trách bộ phận nghiên cứu tiền tệ toàn cầu và chiến lược vĩ mô trên thị trường Bắc Mỹ của Ngân hàng Standard Chartered ở New York, cho biết: "Fed có động lực rất lớn để đẩy lãi suất tăng mạnh. Tuy nhiên, họ cũng có một số lựa chọn. Nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm lại trong nửa cuối năm nay, họ có thể lùi một số đợt tăng".

Ở những nơi khác, đồng euro tăng giá mạnh sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin rằng một số nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã dự kiến về một đợt tăng lãi suất đầu tiên vào đầu tháng 7/2022. Đồng tiền chung châu Âu lúc kết thúc ngày 20/4 theo giờ Việt Nam tăng 0,5% lên 1,0845 USD.

Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt, trong đó có yen Nhật, trong phiên vừa qua có lúc đạt 101,03 - mức chưa từng thấy kể từ tháng 3 năm 2020 - trước khi giảm xuống 100,33 vào cuối ngày, tương đương giảm 0,6% trong ngày.

Chỉ số biến động thị trường tiền tệ tăng vượt 8% nhưng vẫn dưới mức cao nhất của năm 2022 là 10% đạt được vào tháng 3/2022.

USD giảm nhẹ khỏi mức cao nhất 20 năm so với yen, vàng tăng, Bitcoin đi ngang - Ảnh 1.

Tỷ giá các tiền tệ chủ chốt.

Đặc biệt, đồng rúp Nga tăng mạnh trở lại mức 77 RUB/USD như trước khi xảy ra xung đột với Ukraine trong không khí giao dịch có nhiều biến động.

Rúp Nga trong ngày 20/4 có một khoảng thời gian rất ngắn đạt 71,885 RUB/USD, sau đó hạ về 77 RUB. Mặc dù giảm trong phiên này, song rúp vẫn ở quanh mức cao nhất kể từ 24/2/2022.

So với đồng euro, đồng rúp đã tăng thêm 2% lên 82 RUB, vượt xa mức thấp nhất mọi thời đại là 132,41 chạm tới hôm 10/3 trên Sàn giao dịch Moscow. Hoạt động giao dịch đồng rúp vẫn giảm so với mức được thấy trước ngày 24 tháng 2.

Hôm thứ Ba (19/4), ngân hàng trung ương Nga đã nới lỏng một chút kiểm soát vốn đối với các công ty tập trung vào xuất khẩu bên ngoài lĩnh vực hàng hóa và năng lượng, đồng thời kéo dài thời hạn mà họ cần chuyển đổi ngoại tệ sang rúp từ 3 ngày lên 60 ngày.

Nền kinh tế nước này phải đối mặt với lạm phát tăng vọt và dòng vốn bỏ trốn trong khi phải vật lộn với khả năng vỡ nợ sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Moscow vì đã gửi hàng chục nghìn binh sĩ tới Ukraine vào ngày 24/2.

Nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tháng, là 6,3970 CNY/USD, thấp hơn 30 pip so với phiên trước đó.

Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin trong phiên vừa qua duy trì quanh mức 41.000 USD, dù trong chốc lát có lúc vọt lên trên 42.000 USD.

USD giảm nhẹ khỏi mức cao nhất 20 năm so với yen, vàng tăng, Bitcoin đi ngang - Ảnh 2.

Giá Bitcoin trong 24 giờ qua.

Giá vàng tăng trở lại do đồng USD yếu đi cũng như lo ngại về lạm phát và tăng trưởng kinh tế chậm lại do cuộc chiến ở Ukraine.

Giá vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 20/4 theo giờ Việt Nam tăng 0,2% lên 1.952,70 USD/ounce. Trước đó, có lúc giá có lúc ở mức 1.938,65 USD, thấp nhất kể từ ngày 8 tháng 4. Giá vàng giao tháng 6 phiên này tiếp tục giảm 0,3% xuống 1.953,80 USD.

Nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết vàng đã hoạt động tương đối tốt, tăng khoảng 7% trong năm nay, bất chấp lợi suất thực tế tăng và đồng USD mạnh lên. USD. Ông cho biết thêm rằng những lo ngại về lạm phát và tăng trưởng đã bị "gia tăng bởi chiến tranh", kết hợp với sự biến động trên thị trường chứng khoán và trái phiếu khiến các nhà đầu tư ngày càng tìm kiếm những nơi trú ẩn an toàn.

Tham khảo: Refinitiv, Coindesk

https://cafef.vn/usd-giam-nhe-rup-nga-tang-manh-vang-tang-bitcoin-di-ngang-20220421004913994.chn

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.