Chỉ số dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – kết thúc phiên 27/9 tăng 0,1% lên 93,37.
Đà mở rộng của đồng USD một phần cũng bởi dữ liệu từ Mỹ cho thấy số đơn đặt hàng mới và xuất khẩu những hàng hóa chủ chốt của Mỹ trong tháng 8 tăng mạnh, thêm 0,5%, trong bối cảnh nhu cầu máy tính và các sản phẩm điện tử tăng cao.
Tuy nhiên, trọng tâm chú ý của thị trường phiên này là thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ. Theo đó, lợi suất trái phiếu Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 6 do dự đoán chính sách tiền tệ của nước này sắp thắt chặt hơn, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuần trước thông báo rằng họ có thể bắt đầu giảm bớt kích thích ngay từ tháng 11 và các đợt tăng lãi suất lần đầu có thể diễn ra sớm hơn dự kiến.
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm (kỳ hạn tham chiếu) vọt lên mức cao nhất 3 tháng, là 1,516% trong ngày 27/9.
Đó cũng là lý do khiến các nhà đầu tư tập trung vào bài phát biểu của các quan chức Fed trong tuần này, ở đó Chủ tịch Jerome Powell sẽ điều trần trước Quốc hội về phản ứng của ngân hàng trung ương đối với đại dịch (Fed sẽ đưa ra chính sách như thế nào). Ông Powell sẽ cùng Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen có bài phát biểu trước Quốc hội vào thứ Ba (28/9).
Nhìn chung, các nhà đầu tư nhận định Fed sẽ giảm kích thích kinh tế trước khi kết thúc năm nay.
Nhiều quan chức Fed, trong đó có một thành viên Hội đồng quản trị có tầm ảnh hưởng lớn, hôm thứ Hai (27/9) đã đề cập đến việc Fed giảm mua trái phiếu hàng tháng trong bối cảnh thị trường lao động tiếp tục tăng trưởng.
Mazen Issa, chiến lược gia tiền tệ cao cấp thuộc TD Securities, đã viết trong một thông báo gửi tới các khách hàng của mình rằng: "(Việc Fed) giảm kích thích không phải là điều đáng ngạc nhiên, kể cả giảm mạnh. Việc (Fed) kết thúc sớm (chương trình kích thích) sẽ sẽ củng cố niềm tin rằng những rủi ro đối với đồng USD sẽ giảm đi đáng kể". TD dự kiến Fed sẽ kết thúc chương trình nới lỏng định lượng vào tháng 6 năm 2022.
Đồng euro giảm 0,1% so với đồng đô la trong phiên vừa qua, xuống 1,1698 đô la, chủ yếu do USD mạnh lên, trong khi nhà đầu tư không mấy quan tâm tới những diễn biến trong cuộc bầu cử ở Đức vào cuối tuần này. Về cuộc bầu cử này, dự kiến Đảng Dân chủ Xã hội sẽ đánh bại phe Bảo thủ một cách dễ dàng.
Đồng đô la tăng 0,3% so với đồng yên lên 110,99 JPY/USD vào cuối phiên, sau khi có lúc tăng lên mức cao nhất gần 3 tháng trong cùng phiên. So với franc Thụy Sỹ, USD cũng tăng 0,2% lên 0,9259 CHF.
Đồng đô la Australia – vốn nhạy cảm với các yếu tố rủi ro - tăng 0,4% lên 0,7289 USD do lo ngại về vụ việc nợ nần của Tập đoàn China Evergrande có thể ảnh hưởng lan rộng. Tuy nhiên, những lo ngại rằng Evergrande, nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai của Trung Quốc, có thể vỡ nợ với khoản nợ 305 tỷ USD đã ảnh hưởng nhiều tới thị trường trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, lo lắng về sự ảnh hưởng lây lan từ sự kiện này đang giảm dần.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bơm ròng 100 tỷ nhân dân tệ (15,5 tỷ USD) vào hệ thống tài chính trong thứ thứ Hai (27/9), sau khi đã bơm 320 tỷ nhân dân tệ trong tuần qua, nhiều nhất kể từ tháng 1/2021.
Giao dịch điện tử tiếp tục bị ảnh hưởng bởi động thái Trung Quốc tăng cường các quy định kiểm soát đối với loại tài sản này, cản trở giá tiền điện tử hồi phục. Trong ngày 27/9, Bitcoin dao động trong khoảng 22.000 – 24.000 USD. Sáng 28/9, Bitcoin ở mức trên 22.000 USD.
Giá vàng cũng không thể tăng bởi USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng tăng. Do chịu tác động trực tiếp từ tỷ giá USD, các nhà đầu tư vàng cũng trong tâm trạng chờ đợi những bài phát biểu của các nhà hoạch định chính sách của Fed.
Kết thúc phiên 27/9, giá vàng giao ngay vững ở 1.752,19 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 12 cũng gần như không thay đổi, ở mức 1.752 USD/ounce.
Tỷ giá tiền tệ quốc tế
Tham khảo: Reuters