Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – kết thúc phiên ở mức 96,47, giảm 0,03% so với phiên liền trước, trong phiên có lúc giảm xuống chỉ còn 96,336. Tuy nhiên, trong năm nay, Dollar index vẫn tăng khoảng 7% trước đó trong phiên. Chỉ số này, tăng khoảng 7% trong năm nay.
Các nhà giao dịch đang có xu hướng bán chốt lời USD vào những ngày giao dịch cuối cùng của năm, gây áp lực giảm giá lên đồng tiền này.
Tâm lý chuộng tài sản rủi ro trong nhà đầu tư lại tăng lên sau khi Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Manchin, một đảng viên Đảng Dân chủ bảo thủ, hôm thứ Hai (20/12) đã "giáng một đòn chí mạng" vào hy vọng cứu cánh cho nền kinh tế Mỹ lúc này khi tuyên bố ông không ủng hộ dự luật đầu tư trong nước trị giá 1,75 nghìn tỷ USD, được gọi là Build Back Better. Ông Manchin vốn là "chìa khóa hy vọng" của ông Biden để được thông qua dự luật này. Do đó, tuyên bố của ông Manchin đã dẫn đến tình trạng bán tháo trên thị trường toàn cầu.
Số ca nhiễm virus Omicron tăng nhanh ở khắp nơi trên thế giới cũng khiến các nhà đầu tư tìm đến những tài sản trú ẩn an toàn như yen Nhật hay franc Thụy Sỹ, góp phần gây áp lực giảm giá USD.
Thị trường chứng khoán xanh trở lạ, lợi suất trái phiếu Mỹ phiên 21/12 cũng tăng khi các nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi mức giảm gần đây.
Shaun Osborne, trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ của Scotiabank, cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng phạm vi giao dịch rộng hơn sẽ kéo dài trong thời gian nghỉ lễ".
Đồng đô la Australia, vốn nhạy cảm với rủi ro, đã bật tăng trong phiên vừa qua, kết thúc chuỗi suy yếu trong 2 phiên trước đó để kết thúc ở mức tăng 0,6%.
"Khẩu vị’ tài sản rủi ro tăng trên toàn cầu cũng giúp bảng Anh tăng so với cả USD và euro, ngay cả khi Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo rằng có thể cần các biện pháp phong tỏa chặt chẽ hơn nữa để giải quyết vấn đề virus Omicron đang lây lan rất n hanh.
Bất chấp sự ‘mờ nhạt’ của đồng bạc xanh trong tuần này khi giảm liên tiếp 2 phiên đầu tuần, chỉ số Dollar index hiện vẫn ở sát mức cao nhất trong 16 tháng là 96,938 đạt được vào cuối tháng 11. Các nhà đầu tư vẫn lạc quan về triển vọng đồng bạc xanh, với dữ liệu định vị mới nhất ở gần mức cao nhất trong vòng hơn hai năm.
Tuyên bố có tính ‘diều hâu’ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước rằng họ sẽ đẩy nhanh tiến độ mua tài sản và mở đường cho ba lần tăng lãi suất, mỗi lần thêm 0,25 điểm phần trăm, trong năm 2022 dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực cho đồng USD.
Nhà phân tích Osborne của Scotiabank cho biết: "Chúng tôi tiếp tục dự đoán USD và CAD sẽ tăng giá so với các đồng tiền lớn trong năm mới khi các nhà đầu tư chú ý tới xu hướng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn mà Fed và Ngân hàng Canada đều vạch ra".
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada thứ Tư tuần trước (15/12) cho biết một số dấu hiệu cơ bản cho thấy ngân hàng trung ương sẽ sớm bắt đầu tăng lãi suất. Đô la Canada đã tăng khoảng 0,2% trong phiên vừa qua.
Trong giao dịch khác, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng khoảng 7% so với đồng USD, kéo dài thời gian phục hồi như vũ bão từ mức thấp kỷ lục sau khi Tổng thống Tayyip Erdogan tiết lộ một kế hoạch mà ông cho biết sẽ đảm bảo tiền gửi nội tệ chống lại các biến động thị trường.
Cập nhật tỷ giá các đồng tiền chủ chốt.
Hầu hết các tiền tệ và chứng khoán Châu Á đều tăng trong phiên vừa qua mặc dù thị trường châu Á cũng bị bao trùm bởi lo ngại về virus Omicron. Trong đó, rupee Ấn Độ và ringgit Malaysia tăng mạnh nhất.
Tiền Châu Á giảm bớt những mất mát của mấy ngày qua chủ yếu nhờ chứng khoán Mỹ tăng lên.
Kết thúc phiên, đồng rupee Ấn Độ tăng 0,4% đạt mức cao nhất trong một tuần, đồng ringgit của Malaysia rupiah của Indonesia tăng khoảng 0,4% mỗi loại.
Nhân dân tệ Trung Quốc phiên này cũng tăng so với USD khi các nhà đầu tư quay trở lại với tài sản rủi ro một cách thận trọng, sau khi bán tháo mạnh ở phiên trước. Nhà đầu tư đang tập trung xem xét xiêm đồng nhân dân tệ có thể duy trì được sức mạnh trong năm tới hay không.
Nhân dân tệ kết thúc phiên, nhân dân tệ tăng 204 pip, tương đương 0,32% lên 6,3729 CNY/USD.
Tuy nhiên, won Hàn Quốc tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần, peso Philippines mất 0,2% trong khi baht Thái Lan chạm mức thấp nhất trong hai tuần do các vụ Omicron gia tăng làm lu mờ triển vọng của nền kinh tế dựa vào du lịch.
Trên thị thị trường tiền điện tử, Bitcoin vừa có một phiên thăng hoa khi giá tăng mạnh từ trên 46.000 USD đầu phiên lên sát 49.000 USD và duy trì quanh mức đó trong suốt cả phiên, để kết thúc ngày 21/12 ở mức 48.558 USD, tăng 3,5% so với đóng cửa phiên trước, kết thúc chuỗi giảm liên tiếp trong vài tuần qua.
Diễn biến giá bitcoin ngày 21/12.
Giá vàng giảm cùng chiều với USD donhu cầu đối với tài sản rủi ro của các nhà đầu tư lại hồi sinh trong bối cảnh thị trường tiếp tục xem xét những rủi ro đối với kinh tế do biến thể Omicron gây ra.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên giảm 0,2% xuống 1.786,50 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 2/2022 giảm 0,3% xuống 1.788,70 USD.
Phillip Streible, chiến lược gia thị trường trưởng của công ty Blue Line Futures ở Chicago cho biết: "Bạn có thể gặp rủi ro khi giao dịch vì chứng khoán Mỹ phục hồi trở lại sau phiên lao dốc trước đó," và đồng đô la cũng đang phục hồi cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, tất cả đều gây áp lực lên giá vàng.
Tuy nhiên, ông Streible cho biết: "Mọi người đang tranh thủ mua vào bất cứ khi nào vàng giảm giá" vì họ lo lắng về những bất ổn, bao gồm ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế, và ngưỡng 1.800 USD vẫn là mốc quan trọng mà giá vàng đang bám giữ vào lúc này.
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk