Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0

14/11/2018 12:10
Việt Nam đang gặp phải những thách thức không nhỏ từ chính nội tại hệ thống chính sách thuế...

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, với tác dụng định hướng, thu hút đầu tư được Việt Nam sử dụng nhằm khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, nắm bắt cơ hội trong dòng chảy cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên cạnh cơ hội, vẫn còn nhiều thách thức với cả Chính phủ và doanh nghiệp để cùng hoàn thiện, áp dụng hiệu quả chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ông Bùi Tuấn Minh - Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, theo ông, hệ thống chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam đã bắt kịp xu thế này chưa?

Theo tôi, về cơ bản, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam từ năm 2008 đến nay đã bao quát tương đối đầy đủ các ngành nghề, lĩnh vực ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao phù hợp với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Các chính sách này được ban hành kịp thời, ở cả cấp độ Luật Thuế, các luật chuyên ngành và các quyết định liên quan của Thủ tướng Chính phủ. 

Điểm nổi bật nhất của chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam đối với ngành nghề, lĩnh vực chủ yếu của cách mạng công nghiệp 4.0 là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất (thuế suất 10% trong vòng 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo từ khi có thu nhập chịu thuế).

Vậy chính sách ưu đãi thuế này sẽ mang lại cơ hội như thế nào cho các doanh nghiệp và Chính phủ trong việc tối đa hóa lợi ích từ cách mạng công nghiệp 4.0?

Các doanh nghiệp sẽ chủ động tăng cường đầu tư hoặc chuyển hướng đầu tư sang các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù của cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, tích tụ vốn đầu tư nhờ hưởng ưu đãi thuế. 

Trên thực tế, một số tập đoàn lớn tại Việt Nam như Vingroup đã có những chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực công nghệ cao với việc thành lập Công ty Phát triển Công nghệ VinTech, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, Viện Nghiên cứu công nghệ cao để tập trung nghiên cứu, phát triển các công nghệ mũi nhọn trong tương lai như nguyên vật liệu thế hệ mới, trí tuệ nhân tạo, ôtô thông minh,…

Về phía Chính phủ, việc duy trì một hệ thống chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và mô hình quản lý hiệu quả, phù hợp với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, mở rộng thêm cơ sở thu thuế từ các ngành, lĩnh vực mới của nền kinh tế số.

Liệu có những thách thức nào, bên cạnh những cơ hội trên?

Việt Nam đang gặp phải những thách thức không nhỏ từ chính nội tại hệ thống chính sách thuế, cũng như từ sự cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới khi mà ưu đãi thuế luôn được xem là một trong những lợi thế so sánh quan trọng để thu hút đầu tư. Tôi cho rằng, Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với có bốn thách thức lớn:

Thách thức đầu tiên đến từ sự xuất hiện các mô hình sản xuất kinh doanh, ngành nghề mới (ví dụ: dịch vụ quảng cáo trực tuyến qua Facebook, Google…), tạo ra nhiều khác biệt so với mô hình truyền thống.

Theo một nghiên cứu của Deloitte University Press năm 2017, sự phát triển của kinh tế số đang đem đến những thách thức trong việc thực thi chính sách thuế như: việc xác định cơ sở thường trú ảo trong chuỗi cung ứng kỹ thuật số để làm cơ sở thu thuế thu nhập doanh nghiệp, hay chính sách thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm kỹ thuật số trong các giao dịch toàn cầu được áp dụng như thế nào vì khó xác định là hàng hoá hay dịch vụ;…

Trong khi đó, hệ thống chính sách thuế và quản lý thuế của Việt Nam chưa theo kịp với các mô hình, ngành nghề mới này, ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong việc hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ.

Thứ hai, theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư, hệ thống chính sách và thủ tục hành chính của Việt Nam, dù đã được xây dựng tương đối đầy đủ, nhưng tính thực tiễn còn chưa cao. Sự kết nối giữa các Bộ, ngành trong việc thực hiện các thủ tục hành chính để doanh nghiệp tiếp cận được với các ưu đãi nhằm thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 còn thiếu hiệu quả. 

Theo Báo cáo môi trường kinh doanh 2019 của Ngân hàng Thế giới, chỉ số nộp thuế của Việt Nam giảm 45 bậc so với năm 2018 (tụt xuống vị trí 131/190 nền kinh tế), kém hơn so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ ba đến từ chính sách ưu đãi thuế nói chung. Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định để khuyến khích nhân lực tham gia vào các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao. Xu hướng tự động hoá trong các ngành sản xuất sẽ đe doạ lực lượng lao động tay nghề thấp của Việt Nam. 

Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), 56% lực lượng lao động ở Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có nguy cơ cao sẽ bị thay thế bằng công nghệ trong vòng một hoặc hai thập kỷ tới.

Thách thức thứ tư xuất phát từ mô hình ưu đãi thuế của Việt Nam (theo kết quả nghiên cứu gần đây của Oxfam) chủ yếu dựa trên lợi nhuận (thuế suất ưu đãi và miễn giảm thuế đối với thu nhập chịu thuế trong một khoảng thời gian nhất định), chưa áp dụng rộng rãi hình thức ưu đãi dựa trên chi phí (giảm trừ nghĩa vụ thuế theo mức đầu tư để nhà đầu tư có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ giá trị đã đầu tư). 

Mô hình này hiện đã bộc lộ nhiều bất cập khi có mức chi phí cao khi xét về mức độ giảm thu ngân sách, khó dự báo trong tương lai và có xu hướng chỉ thu hút các dự án đầu tư ngắn hạn, thay vì các dự án đầu tư dài hạn.

Trong khi đó, nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… đang giảm dần sự phụ thuộc vào cơ chế ưu đãi theo lợi nhuận, tăng cường áp dụng ưu đãi trên dựa trên chi phí nhằm khuyến khích các hoạt động đầu tư, đổi mới công nghệ.

Việt Nam cần hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 như thế nào?

Chính phủ nên tiếp tục phát huy vai trò kiến tạo, chung tay với doanh nghiệp, tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hoặc ban hành mới các cơ chế ưu đãi thuế. Theo đó, cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên chi phí theo lộ trình phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, với mục tiêu khuyến khích các hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng công nghệ cao. 

Hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân nhằm thu hút, phát triển nhân lực tham gia trong các lĩnh vực công nghệ. Xây dựng chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nhân lực tay nghề cao.

Thứ hai, chính sách ưu đãi thuế cho các ngành đặc thù của cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng chưa hiện diện tại Việt Nam cũng cần phải được nghiên cứu, xây dựng để định hướng và thu hút dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước, qua đó cũng góp phần mở rộng cơ sở thuế.

Thứ ba, cải cách, điện tử hoá thủ tục hành chính trong việc cấp, xác nhận ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp 4.0 cần phải thực hiện mạnh mẽ hơn để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển công nghệ sản xuất mới; đồng thời cũng giúp Chính phủ nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao thứ hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam, tăng sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
13 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
14 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
15 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
15 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
15 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Tôi dành 2 ngày lái bộ đôi Volkswagen đi Hà Nội - Hạ Long: Đã hiểu lý do Viloran được dàn sao Việt mê, Touareg đáng có doanh số tốt hơn
16/09/2024 09:17
Không khó để bắt gặp Viloran trên đường phố Việt Nam hiện tại, điều cho thấy Volkswagen đã có được “gà đẻ trứng vàng” để từ đó lấy làm bàn đạp doanh số cho các mẫu xe khác như Touareg hay Teramont X.
Gumball 3000: Phú bà Singapore một mình cầm lái McLaren 765LT từ TP HCM 'về nhà'
15/09/2024 08:38
Amanda Toh Steckler - nữ doanh nhân người Singapore từng cầm lái một chiếc McLaren từ Scotland đến Anh quốc với một hành trình dài hơn 3.200km trong 9 ngày hồi năm ngoái.
Đây là mẫu iPhone "đi trước đối thủ 5 năm, một mình cân cả thế giới": iPhone 16 Pro Max chỉ to xác thôi
15/09/2024 03:31
iPhone 16 Pro Max có màn hình 6.9 inch lớn nhất từ trước đến nay nhưng xét về sự đột phá thì không nhiều.
Top đồng hồ đắt tiền nhất thế giới, Patek Philippe mà cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến tre được hối lộ ở vị trí nào?
29/08/2024 09:56
Trong Top những thương hiệu đồng hồ đắt tiền nhất thế giới, Patek Philippe mà cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến tre được hối lộ không chỉ nổi tiếng, đắt đỏ mà còn khó mua nhất thế giới.