Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước giải đáp về vướng mắc của doanh nghiệp ngành giao thông

02/05/2020 20:25
Liên quan đến những khó khăn của các doanh nghiệp ngành giao thông sau khi được chuyển từ Bộ Giao thông Vận tải về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn để làm rõ vấn đề này cũng như đưa ra các giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.
 Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước giải đáp về vướng mắc của doanh nghiệp ngành giao thông - Ảnh 1.

Nhà ga quốc tế T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Bà có thể cho biết tình hình khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp giao thông sau khi chuyển từ Bộ Giao thông Vận tải về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp?

Các vướng mắc của các doanh nghiệp ngành giao thông được dư luận quan tâm chủ yếu tập trung tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam.

Cụ thể, về vướng mắc tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), từ trước đến nay, toàn bộ tài sản thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được giao cho VNR quản lý. Do đó việc quản lý, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt sử dụng vốn ngân sách nhà nước đều do VNR thực hiện.

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, mặc dù VNR được chuyển giao về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước từ ngày 29/9/2018 theo quy định tại Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính vẫn giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 cho VNR để thực hiện nhiệm vụ bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

Tuy nhiên, kế hoạch năm 2020 có ý kiến cho rằng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Luật Đường sắt năm 2017, VNR không còn thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lý, không là đơn vị dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải nên cần đặt hàng cho VNR để thực hiện nhiệm vụ bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, dẫn đến việc đến nay VNR chưa được Bộ Giao thông Vận tải giao vốn.

Mặt khác, theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên thì các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đều có thể đặt hàng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức, đơn vị, các cá nhân hành nghề độc lập… Thực hiện cơ chế này, trường hợp VNR nếu vẫn trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải như trước đây cũng vẫn phải làm đầy đủ các thủ tục đặt hàng.

Còn vướng mắc tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) liên quan đến việc dừng giao vốn ngân sách cho các dự án do VEC đang làm chủ đầu tư. Có thể nói việc dừng giao vốn ngân sách nhà nước cho các dự án của VEC từ kế hoạch năm 2019 là thực hiện theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018 của Quốc hội về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 15/7/2019 của Chính phủ: Chưa giao kế hoạch vốn nước ngoài cho các dự án do VEC làm chủ đầu tư theo đúng chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 71/2018/QH14, không phải lý do VEC chuyển về Ủy ban Quản ý vốn Nhà nước hay lý do chưa làm rõ Bộ Giao thông Vận tải hay Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước là cơ quan có có thẩm quyền nhận và giao vốn ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, còn một số khó khăn tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tập trung vào việc tháo gỡ cho ACV trong việc sửa chữa Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất là vì ACV không được xác định là chủ đầu tư các dự án trên.

Về việc này cần xác định như sau, ACV hiện là công ty cổ phần, nhà nước nắm giữ 95,4% vốn điều lệ. Hiện nay, toàn bộ tài sản khu bay (đường băng, đường lăn cất hạ cánh) đang được xác định là tài sản kết cấu hạ tầng quốc gia, không phải là tài sản của ACV.

Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư kết cấu hạ tầng quốc gia. Từ năm 2017, Bộ Giao thông Vận tải đã xác định cần đầu tư, nâng cấp đường cất hạ cánh các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, nhưng không cân đối được vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để thực hiện; ACV tại thời điểm đó cho đến tháng 9/2018 vẫn trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lý, nhưng Bộ Giao thông Vận tải cũng không đủ thẩm quyền để giao ACV sử dụng vốn của doanh nghiệp để đầu tư các dự án này.

Việc yêu cầu, ACV bỏ vốn để đầu tư, nâng cấp dự án thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước sẽ vi phạm hành vi bị cấm của Luật Đầu tư công năm 2014 và cả Luật Đầu tư công năm 2019. Cụ thể, tại khoản 6, Điều 16 Luật Đầu tư công 2019 đã nghiêm cấm hành vi: “Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản”.

Vậy những khó khăn nào khiến Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chưa tổ chức được đại hội cổ đông lần đầu?

Phương án cổ phần hoá Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vianalines) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018. Sau khi Vinalines chuyển về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước, chúng tôi đã thực hiện rà soát, hoàn thiện các quy trình, thủ tục, thông qua phương án nhân sự tại công ty cổ phần xem xét giới thiệu nhân sự đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp…

Để tổ chức được Đại hội đồng cổ đông, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước phải phê duyệt hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước phê duyệt quy mô, cơ cấu vốn của Vinalines trước khi tổ chức Đại hội. Việc phê duyệt quy mô và điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ phải chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đến ngày 11/6/2019, Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư số 34/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2018/TT-BTC ngày 4/5/2018 hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần và có hiệu lực vào ngày 29/7/2019 (tức là mất đến 11 tháng sau khi Vinalines IPO). Chính vì vậy, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước và Vinalines đã đặt mục tiêu tổ chức Đại hội vào tháng 8/2019.

Tuy nhiên, từ tháng 6/2019 đến nay Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước liên tục nhận được nhiều văn bản Vinalines hoặc Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kiến nghị xử lý nhiều nội dung tồn tại, phát sinh từ trước khi Vinalines chuyển về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước. Các tồn tại này đều liên quan đến việc xác định giá trị doanh nghiệp, thậm chí làm giảm giá trị vốn nhà nước… khi đi vào quyết toán giá trị doanh nghiệp. Các vấn đề phát sinh này đều phải báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến, như điều chỉnh giảm quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp (giảm khoảng 2.000 tỷ đồng so với phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), đưa vào bản cáo bạch đầy đủ các vấn đề còn vướng mắc khi quyết toán giá trị doanh nghiệp trong Đại hội đồng cổ đông.

Trong thời gian vừa qua, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước đã tích cực giải quyết hoặc phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết từng vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, đến nay tiếp tục phát sinh các vấn đề mới, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước đang tiếp tục tập hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ bảo đảm đủ điều kiện Vinalines tổ chức được Đại hội đồng cổ đông theo đúng quy định pháp luật, không xảy ra các khiếu kiện, khiếu nại của các cổ đông sau này.

Vậy để tháo gỡ cho từng doanh nghiệp nêu trên cần có những giải pháp và cơ chế như thế nào, thưa bà?

Trước hết, để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Thường trực Chính phủ đã có 2 cuộc họp nhất trí báo cáo Chính phủ tại Phiên họp thường kỳ tháng 3 thông qua Nghị quyết của Chính phủ tiếp tục giao vốn ngân sách nhà nước năm 2020 cho VNR thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt như năm 2019 trở về trước.

Còn đối với Tổng công ty Đầu tư đường cao tốc Việt Nam (VEC), đến thời điểm hiện nay toàn bộ số vốn đầu tư các dự án do VEC quản lý giải ngân từ năm 2013 đến nay, đều chưa được Quốc hội thông qua quyết toán. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội, từ kế hoạch năm 2019 Quốc hội, Chính phủ yêu cầu dừng chưa giao vốn ngân sách nhà nước cho VEC để thực hiện các dự án này cho đến khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận việc chuyển vốn vay lại thành vốn ngân sách nhà nước cấp phát.

Đầu năm 2019, Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải thay mặt Ban cán sự Đảng Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị về việc tái cơ cấu vốn đầu tư các dự án của VEC, nhưng chưa được Bộ Chính trị chấp thuận.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang giao Ban cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện báo cáo Bộ Chính trị về nội dung này. Đối với các dự án sửa chữa cấp bách khu bay tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất mà Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang kiến nghị, vừa qua Thường trực Chính phủ đã họp quyết định Chính phủ sẽ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho phép sử dụng một phần nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2019 bố trí cho Bộ Giao thông Vận tải để đầu tư, nâng cấp đường cất hạ cánh sân bay quốc tế Tân Sơn nhất và Nội bài ngay trong năm 2020 để có thể khởi công và hoàn thành sớm các dự án này.

Xin cảm ơn bà!


Tin mới

Tạo hình người tuyết, nghề lạ hái bộn tiền ở Thủ đô mùa Giáng sinh
28 phút trước
Chỉ còn hơn hơn 3 tuần nữa là đến lễ Giáng sinh 2024, những ngày này các xưởng sản xuất mô hình ông già noel, người tuyết, tuần lộc tại phố cổ Hà Nội lại tất bật chuẩn bị hàng để kịp giao cho khách hàng.
Nhập khẩu thịt bò đắt đỏ bậc nhất thế giới tăng gần 20 lần trong 10 năm
37 phút trước
Trong năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu 39 tấn thịt bò Wagyu - loại thịt được xếp vào diện đắt đỏ nhất thế giới.
Thủy điện đền bù vì xả nước gây chết 600 cây keo của người dân
9 phút trước
Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum vừa thống nhất phương án hỗ trợ và khắc phục sau khi nước từ hầm điều áp gây chết 600 cây keo của một hộ dân.
Không còn chuộng dầu Nga, Trung Quốc đang sở hữu một loạt các nhà cung cấp dầu thô giá rẻ hấp dẫn, một trong số đó cũng đang bị trừng phạt
32 phút trước
Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đang mạnh tay nhập khẩu dầu thô từ những quốc gia này trước khi ông Trump chính thức nhậm chức vào năm tới.
Loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới, 2 triệu đồng/kg, ở Việt Nam trồng bạt ngàn
49 phút trước
Loại gia vị này được mệnh danh là "Nữ hoàng của các loại gia vị", là loại gia vị đắt thứ ba trên thế giới. Một kg gia vị có thể bán lẻ với giá 90 USD (khoảng 2 triệu đồng)

Tin cùng chuyên mục

Khách không còn chen lấn mua hàng Black Friday, cửa hàng hết cảnh 'thất thủ'
1 ngày trước
Tối 28/11, ngay sát ngày Black Friday, không khí mua sắm hàng khuyến mại ở Hà Nội tuy nhộn nhịp hơn bình thường nhưng không còn cảnh "bùng nổ" như mọi năm.
Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất cho vay
1 ngày trước
Thủ tướng vừa ký bán hành Công điện chỉ đạo ngành ngân hàng tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay… để cung ứng vốn cho nền kinh tế với chi phí hợp lý.
Một linh kiện xịn xò trên EV sẽ giảm một nửa, sắp phổ cập xuống cả xe giá 500 triệu: Thời của ô tô điện 'ngon bổ rẻ' đến thật rồi
2 ngày trước
Đây là thành phần quan trọng cho công nghệ ADAS trên các mẫu xe hiện đại.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo "nóng" về giảm lãi suất thời gian tới
2 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Công văn đề nghị các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại về lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.