Vai trò của doanh nghiệp trong cuộc chiến chống nô lệ thời hiện đại

11/04/2018 20:06
Theo số liệu của Liên hợp quốc, các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang đẩy mạnh chi tiêu trong cuộc chiến nhằm xóa bỏ nạn nô lệ thời hiện đại.

Tuy nhiên, để đạt được những kết quả đáng kể, các doanh nghiệp cần đóng vai trò lớn hơn thông qua việc đảm bảo chuỗi cung ứng của họ không sử dụng lao động nô lệ.

Số liệu của Liên hợp quốc cho thấy viện trợ nước ngoài cho sáng kiến chống nạn nô lệ của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã vượt quá mức 400 triệu USD năm 2013. Trong thập kỷ trước đó, các quốc gia hàng đầu OECD đã chi trung bình 124 triệu USD/năm cho sáng kiến này.

Khi cưỡng ép lao động đang ngày càng trở thành vấn đề toàn cầu, câu hỏi được đặt ra là cần bao nhiều tiền mới có thể đáp ứng mục tiêu của Liên hợp quốc là vào năm 2030 chấm dứt hoạt động thương mại đang khiến 40 triệu người trở thành nô lệ và tạo ra khoản lợi nhuận bất hợp pháp lên tới 150 tỷ USD này. Các chuyên gia nhận định sự khan hiếm dữ liệu, phối hợp hạn chế giữa các chính phủ, sự khác biệt trong quan điểm là những nguyên nhân góp phần dẫn đến tình trạng nô lệ thời hiện đại.

Hiện chưa có đánh giá nào về tính hiệu quả của chi tiêu trong cuộc chiến chống nạn cưỡng ép lao động. Nick Grono, người đứng đầu Quỹ Tự do - nhà tài trợ tư nhân đầu tiên nhằm chấm dứt nạn nô lệ- cho biết dù quỹ của chính phủ rất hữu ích, song các công ty mới giữ vai trò quan trọng đối với sự thay đổi dài hạn, thông qua việc xóa bỏ chuỗi cung ứng sử dụng lao động cưỡng ép.

Từ sản xuất hàng may mặc, mỹ phẩm đến điện thoại thông minh, các thương hiệu đang chịu áp lực ngày càng lớn nhằm đảm bảo sản phẩm của họ không sử dụng nhân công bị cưỡng ép lao động hay lao động trẻ em.

Tại Thái Lan, các cuộc điều tra về lạm dụng lao động cưỡng ép trong ngành thủy sản đã thúc đẩy sự thay đổi. Lĩnh vực mang lại lợi nhuận hàng tỷ USD này đã bị theo dõi sát sao và đối mặt với áp lực toàn cầu đòi cải cách sau khi điều tra cho thấy tình trạng sử dụng nô lệ và nạn nhân các đường dây buôn người trên các thuyền đánh cá, cũng như tại các cơ sở chế biến.

Chuyên gia nhận định sẽ cần thêm ngân sách để có thể đánh giá được tác động, cũng như hiệu quả của những nỗ lực chống nạn nô lệ khi mà thế giới còn thiếu cơ chế giám sát các quỹ như vậy. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) của Liên hợp quốc và Quỹ Walk Free, trong năm 2016 khoảng 40 triệu người, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, đã trở thành nô lệ. Tuy nhiên, con số này bị cho là vẫn chưa phản ánh đầy đủ khi thiếu đi dữ liệu từ các quốc gia vùng Vịnh và vùng xung đột, cũng như không cập nhật những tiến triển trong cuộc chiến chống nô lệ.

Theo học giả người Mỹ Siddharth Kara, sẽ cần tới siêu dữ liệu để phong trào chống nô lệ toàn cầu có thể thu hút được khoản ngân sách lớn.

Hiện các quỹ hỗ trợ cũng đang có chiều hướng tăng mạnh với gần 100 triệu USD được quyên góp cho các sáng kiến chống nô lệ thời hiện đại vào năm 2014, tăng 63 triệu USD so với năm 2012. Thêm nhiều quỹ cũng đã tham gia vào cuộc chiến này, như HU, Walk Free và Ford Foundation.

Các nhà hoạt động cho rằng Quỹ Toàn cầu nhằm chấm dứt tình trạng nô lệ hiện đại (GFEMS) sẽ thực sự thay đổi được tình hình. Hoạt động vào năm 2015, quỹ đã quyên góp được 1,5 tỷ USD nhằm giảm một nửa số lao động cưỡng bức tại những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất thông qua việc đoàn kết chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức từ thiện.

Khi vấn nạn nô lệ không thực sự thu hút được sự quan tâm so với những vấn đề khác như HIV, giáo dục, xung đột, sự tham gia của lĩnh vực tư nhân có vai trò rất quan trọng. Nếu như số tiền quyên góp được phân bổ hợp lý, thắng lợi trong cuộc chiến chống nạn nô lệ hiện đại là hoàn toàn khả thi./.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
38 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
42 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
2 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
2 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.