Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu series "Văn hóa công ty". Series là tập hợp những câu chuyện, bài học và chia sẻ của các doanh nhân về văn hóa công ty của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Người đàn ông đứng đằng sau công ty công nghệ lớn thứ 6 thế giới không có vẻ gì xấc xược hay mặc áo hoodie trẻ trung như chúng ta thường thấy. Thay vào đó, Pony Ma – đồng sáng lập và CEO của Tencent lại thích mặc những bộ suits hơn. "Khiêm tốn" là từ thường được mô tả về ông.
Tuy nhiên, thật khó nếu muốn ẩn mình khi bạn là sếp của một công ty khổng lồ: Tencent là Facebook, Apple Pay, Spotify, công ty game và ứng dụng đọc sách phiên bản Trung Quốc. Cuối năm ngoái, họ đã tạo ra 23 tỷ USD doanh thu và là công ty nắm trong tay khối lượng dữ liệu lớn bậc nhất hành tinh.
Cỗ máy thu thập được nhiều dữ liệu nhất cho Tencent là WeChat - ứng dụng tin nhắn có tới 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Các fan hâm mộ - gồm cả nhà đầu tư, người dùng – dành trung bình 1,5 giờ mỗi ngày cho ứng dụng này – minh chứng cho việc WeChat có mặt ở khắp mọi nơi. Những người chỉ trích thì có quan điểm gay gắt hơn. Ví dụ Hu Jia gọi WeChat là "vũ khí giám sát trong túi quần bạn".
Tại Trung Quốc, Tencent và một vài công ty như Alibaba, Baidu và JD.com được hưởng lợi từ mong muốn sở hữu những công ty công nghệ hàng đầu của chính quyền Bắc Kinh. Chính bởi vậy mà họ chặn những ứng dụng như Facebook, Google và Twitter. Đổi lại, các công ty công nghệ giúp kiểm duyệt và xóa những nội dung mà nhà chức trách không mong muốn.
Đối với Pony Ma – người sinh ra tại thành phố ven biển Sán Đầu, Trung Quốc vào năm 1971, ông rất tuân thủ mọi quy định của chính quyền. "Làm theo đảng/Khởi nghiệp kinh doanh" là tuyên ngôn được treo ở khắp nơi trong trụ sở mới của công ty ở Thâm Quyến.
"Chúng tôi thực sự là người hỗ trợ rất nhiều cho chính phủ về mặt an ninh thông tin. Chúng tôi luôn cố gắng quản lý, kiểm soát internet tốt hơn", Pony Ma nói với tờ TechCrunch vào năm 2011.
Trước đó, người đàn ông 46 tuổi sở hữu khối tài sản 47,7 tỷ USD theo thống kê của Forbes cũng gây chú ý khi chính quyền Bắc Kinh kiện Honour of Kings – một game nổi tiếng của Tencent vì gây nghiện và không tốt cho trẻ em. Công ty đã phản hồi lại bằng cách giới hạn số tuổi được chơi và gọi luật mới là "phương pháp chống lại sự nghiện ngập game nghiêm túc nhất trong lịch sử".
Một vài người mô tả Ponny Ma như một con bọ cạp: "Ông ấy sẽ chờ đợi và sau đó tấn công", theo chuyên gia phân tích Mathew Brennan.
Ngoài ra khi nhận xét về phong cách làm việc của Pony Ma, Brennan cho biết: "Một khi Pony Ma và các đồng sự của ông ấy tập trung vào làm một việc gì đó, mọi thứ sẽ trở nên kỷ luật đến mức đáng kinh ngạc".
Kỷ luật thể hiện rõ rệt ở khắp mọi nơi trong công ty. Có một câu chuyện ở Tencent như thế này. Hằng năm, nhóm lãnh đạo cấp cao của Tencent – gã khổng lồ Internet Trung Quốc thường tổ chức một buổi gặp mặt tại resort hạng sang ở Nhật Bản hoặc một khách sạn ở thung lũng Silicon. Nhưng mùa thu năm 2016 là một ngoại lệ, sự kiện này được tổ chức theo phương thức mới mẻ hơn rất nhiều: Hai ngày đi bộ qua vùng hoang vu thuộc sa mạc Gobi.
Hành trình có sự tham gia của 14 lãnh đạo cấp cao nhất của Tencent. Đi cùng với đoàn là những người trợ giúp mang theo lều, nước. Nhưng ngay khi hoàn thành 26km của ngày đầu tiên, một vài thành viên tỏ ý muốn bỏ cuộc để quay trở về nhà sớm hơn dự định.
Tuy nhiên, theo một người biết vấn đề này – Pony Ma đã có cuộc "giáo huấn" cực kỳ nghiêm khắc đối với 2 người có ý định bỏ cuộc và sau đó tất cả họ lại tiếp tục lên đường.
Một vài nhân viên – trong số 40.000 người tại Tencent, đã nói về cách tiếp cận xây dựng sự hoà đồng ở Tencent như thế này: Làm việc nhóm rất được khuyến khích, những nhân viên làm tốt sẽ được khen thưởng nhưng chỉ trích và tranh luận vẫn luôn được đề cao. Không chỉ vậy, Pony Ma còn là người đề cao cạnh tranh nội bộ. Chính ông đã lập 2 nhóm – hoàn toàn không biết về nhau – với cùng một nhiệm vụ là tạo ra WeChat như hiện nay. Một vài nguồn tin còn nói rằng chính Pony Ma ban đầu cũng viết code lên ý tưởng tạo ra WeChat.
Đối với cạnh tranh bên ngoài, Tencent và Alibaba là những đối thủ truyền kiếp của nhau. Jack Ma, cựu giáo viên tiếng Anh, người thành lập nên Alibaba là sự tương phản hoàn toàn của người đồng hương trùng tên Pony Ma: Thường xuyên gặp gỡ với các lãnh đạo tầm cỡ thế giới, đặt ra mục tiêu đầy tham vọng và có thiên hướng xuất hiện nhiều hơn trước truyền thông.
Tuy nhiên, tại Diễn đàn Forune Global ở Quảng Châu tháng vừa rồi, chính Pony Ma là người có phần "vượt mặt" Jack Ma. Ông đã gây chú ý khi nói về cách Tencent trao quyền cho các nhà phát triển xây dựng những ứng dụng và dịch vụ riêng của họ trên nền tảng mở, mà không thu phí thuê như Alibaba.
Giống Alibaba, Pony Ma đang muốn tiến ra toàn cầu. Bằng chứng là ứng dụng WeChat Pay – nền tảng thanh toán trực tuyến của họ đã được ra mắt tại những thị trường nước ngoài, nhắm vào khách du lịch. Năm ngoái, Tencent cũng đã mua một lượng lớn cổ phần của Snap và Tesla.
Trong một vài cuộc họp hội đồng cổ đông và buổi công bố kết quả kinh doanh, Pony Ma có nói tiếng Anh (dù không trôi chảy lắm), và thường xuyển sang nói bằng tiếng Trung cho những cuộc trao đổi sâu.
Được biết ông rất thận trọng trong việc chọn những nhân tài xung quanh mình và 2 trong số đó đến từ Goldman Sachs. Tuy nhiên, các chuyên gia ngân hàng đang bày tỏ sự ngờ vực rằng dù liên quan tới nhiều thỏa thuận lớn nhỏ nhưng không có nghĩa Tencent là một trong những công ty thâu tóm lớn nhất Trung Quốc.
Thần tượng của Pony Ma, giống như nhiều trùm công nghệ khác, là Steve Jobs. Và hiện nay, xét về mặt giá thị trường thì Tencent chỉ đứng sau Apple - công ty do Steve Jobs và 4 công ty khác mà thôi!