"Vàng máu": Những nỗi ám ảnh kinh hoàng

27/10/2018 13:34
Cụm từ "vàng máu" gợi đến các phương pháp khai thác tàn bạo trong đó mạt vàng được đổi bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của người lao động mà không ít trong số đó vẫn là những đứa trẻ.

Thảm họa từ vàng máu

Vàng, thứ kim loại quý giá bậc nhất thế giới, luôn là mục tiêu hướng đến của nhiều người. Bên cạnh các hoạt động khai thác hợp pháp, vàng cũng được tìm kiếm theo những cách bất hợp pháp nhất mà những kẻ muốn chiếm giữ thứ kim loại quý này có thể nghĩ ra. Người ta gọi thứ kim loại quý được kiếm theo cách này bằng một thuật ngữ đầy ảm ảnh: vàng máu.

Jeremy McDermott, một đồng sáng lập của tổ chức nghiên cứu tội phạm InSight, là người đang nỗ lực giúp thế giới hiểu hơn về vàng máu. Theo McDermott, số tiền kiếm được từ vàng máu của các nhóm phiến quân tại châu Mỹ - Latin đã vượt quá số tiền mà cocaine mang lại. Điều đó khiến thứ kim loại quý này trở thành nguồn tài chính khổng lồ cho những băng đảng bất hợp pháp.

Theo Liên Hợp Quốc, vàng máu không chỉ mang đến tiền cho những phần tử nổi loạn mà còn gây ra tình trạng khủng hoảng nhân đạo với hình thức mại dâm cưỡng ép, nô lệ trẻ em làm việc trong các hầm mỏ độc hại hay hủy hoại nghiêm trọng môi trường sống.

Vàng máu: Những nỗi ám ảnh kinh hoàng - Ảnh 1.

Cuộc chiến tranh giành tài nguyên giữa các băng nhóm vũ trang ở Colomnbia đã gây ra cuộc khủng hoảng người di cư nghiêm trọng, buộc hàng trăm nghìn người phải bỏ chạy khỏi quê hương đi lánh nạn. Cuộc chiến vàng máu góp phần không nhỏ trong việc tạo ra 7 triệu di dân Colombia. Trong khi đó, vàng máu cũng khiến các nhà sản xuất vàng hợp pháp điêu đứng với việc kim loại quý này đã giảm 5% giá trị trong năm nay.

Khi vàng máu trở thành vấn nạn, những cơ chế nhằm ngăn chặn nó cũng đang được thực thi. Các công ty khai khoáng đang đứng dưới những áp lực ngày càng tăng nhằm đảm bảo nguồn gốc của quặng vàng. Các cơ quan giám sát vàng thỏi lớn nhất thế giới cũng đang tìm cách để theo dấu vàng từ mỏ tới lúc nó biến thành đồ trang sức. Mục tiêu lớn nhất của những nỗ lực này nhằm ngăn chặn tình trạng vàng máu biến thành công cụ tài chính cho các nhóm phiến quân ở Nam Mỹ, châu Phi hay các băng đảng buôn ma túy.

Tính cấp bách của vấn đề cũng được thể hiện rõ hồi tháng 5, khi Elemetal LLC, công ty từng là nhà tinh chế vàng lớn nhất của Mỹ, bị buộc tội liên quan đến các hoạt động khai thác vàng máu ở Peru. Vào ngày 24/5, công ty có trụ sở ở Dallas này bị kết tội và đưa vào diện giám sát đặc biệt trong 5 năm đồng thời bị cấm mua vàng có nguồn gốc từ nước ngoài. Lệnh cấm cũng khiến công ty tuyên bố chỉ tập trung kinh doanh trong nước.

Sử dụng Blockchain truy nguồn gốc vàng

Một trong những giải pháp được đưa ra trong cuộc họp của Hiệp hội Thị trường Vàng thỏi London diễn ra ở Boston, Mỹ chính là công nghệ blockchain và các biện pháp quản lý kỹ thuật số. Với đặc tính lưu giữ thông tin theo từng giai đoạn và không thể sửa chữa, blockchain được kỳ vọng sẽ giúp truy rõ nguồn gốc của kim loại quý, từ lúc nó được khai thác cho tới khi trở thành thành phẩm và hơn thế nữa.

Ở thời điểm hiện tại, người ta đang thực hiện các chương trình thí điểm liên quan đến việc sử dụng công nghệ để theo dõi nguồn gốc vàng, từ hầm mỏ tới khi trở thành thành phẩm. Theo dự kiến, các chương trình này sẽ được thông qua và nhân rộng trong năm tới. Hiện tại, nhiều công ty cũng đang làm việc để cung cấp giải pháp truy nguồn gốc vàng bằng ứng dụng blockchain và tìm kiếm các đối tác.

Bên cạnh vấn đề vàng máu, cuộc họp của các ngành công nghiệp vàng thế giới ở Boston cũng đề cập nhiều tới việc đưa ra các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị với các hoạt động khai thác, kinh doanh vàng. Đối với các công ty khai mỏ, điều đó có nghĩa là việc tuân thủ các quy tắc cao, từ an toàn lao động tới lượng khí thải carbon thải ra từ quá trình này.

Vàng máu: Những nỗi ám ảnh kinh hoàng - Ảnh 2.

Khi được tạo thành quy chuẩn, những yêu cầu này sẽ giúp tạo ra cái nhìn chi tiết về các công ty khai mỏ thông qua bảng xếp hạng đặc dụng. Để có chỗ đứng trong ngành công nghiệp này, các nhà khai thác và tinh chế hay chế tác sẽ phải làm việc nghiêm túc và đúng quy định để tránh bị đánh giá xấu. Đây là hướng đi lâu dài mà ngành công nghiệp giá trị khổng lồ này đang theo đuổi.

Cuộc khủng hoảng "vàng máu" mà thế giới đang trải qua không phải cuộc khủng hoảng đầu tiên và duy nhất. Trước đó, người ta cũng đã rất quen thuộc với thuật ngữ "kim cương máu", ám chỉ những hoạt động khai thác kim cương bất hợp pháp và phi nhân đạo, chủ yêu ở châu Phi. Sở hữu nguồn đá quý giá trị hàng đầu thế giới này không giúp người dân địa phương có một cuộc sống sung túc mà ngược lại, nhấn chìm họ dưới bùn lầy nhuốm máu.

Gần đây hơn, thuật ngữ cobalt máu lại đang được người ta nhắc đến nhiều hơn. Đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp pin lithium, cobalt được khai thác ồ ạt và bất chấp hậu quả. Thứ kim loại này tạo ra một ngành công nghiệp, trong đó có cả hợp pháp và bất hợp pháp. Lợi nhuận khổng lồ khiến việc khai thác thứ kim loại này diễn ra ồ ạt, bất chấp những tác động của nó tới môi trường và sức khỏe con người. Trẻ em cũng được huy động để làm việc trong các mỏ cobalt.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
32 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.